Tìm hiểu và điều trị bệnh xương khớp

Xương là một trong những "tác phẩm” kỳ diệu của tạo hóa. Chúng nhẹ song cứng, khỏe tới mức khó tin (chúng có thể chịu đựng được trọng lực gấp 4 lần bê tông cốt thép). Xương không phải là bất biến, chất khoáng tạo nên chất cứng – Canxi và Photpho vẫn không ngừng tan rã và bị cuốn đi theo dòng máu, đồng thời các chất khoáng mang đến các ống nhỏ li ti trong xương liên tục tạo ra xương mới. Bình thường cứ sau 2 năm là bộ xương của chúng ta gần như được thay mới. Điều này lý giải việc những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm khớp, sùi khớp, dị dạng xương khớp khi được phục hồi chức năng chủ cốt của Thận thì các mấu sùi ở khớp, các gai ở cột sống mất dần (kể cả trường hợp bệnh nhân bị bệnh Gout).

Xương là một trong những "tác phẩm” kỳ diệu của tạo hóa. Chúng nhẹ song cứng, khỏe tới mức khó tin (chúng có thể chịu đựng được trọng lực gấp 4 lần bê tông cốt thép). Xương không phải là bất biến, chất khoáng tạo nên chất cứng – Canxi và Photpho vẫn không ngừng tan rã và bị cuốn đi theo dòng máu, đồng thời các chất khoáng mang đến các ống nhỏ li ti trong xương liên tục tạo ra xương mới. Bình thường cứ sau 2 năm là bộ xương của chúng ta gần như được thay mới. Điều này lý giải việc những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm khớp, sùi khớp, dị dạng xương khớp khi được phục hồi chức năng chủ cốt của Thận thì các mấu sùi ở khớp, các gai ở cột sống mất dần (kể cả trường hợp bệnh nhân bị bệnh Gout).

Cơ thể con người là một cỗ máy hoàn hảo. Chúng ta đều có một cấu tạo bộ xương như nhau, có thể sử dụng nó làm những việc hoàn toàn khác nhau với tốc độ, sức mạnh và kiểm soát hoàn hảo sự cân bằng tinh tế. Thai nhi 5 tháng tuổi gần như có đầy đủ các xương, thực ra đó là bộ khung gồm các sụn dẻo và dai. Những chiếc xương thực sự sẽ hình thành sau đó. Đặc điểm tiến hóa kỳ diệu này cho phép bộ xương của hài nhi chịu được sự co nén và xương sọ có thể bị ép lại chút ít trong khi sinh. Các mảnh xương sọ không khớp với nhau hoàn toàn cho tới khi đứa bé được 18 tháng tuổi. Chúng ta ra đời với 350 chiếc xương, nhiều hơn 150 xương so với đười ươi trưởng thành. Nhiều chiếc đã hòa nhập vào với nhau trong thời thơ ấu, đến tuổi 25 thì trung bình mỗi người chỉ có 206 chiếc xương. Xương là một trong những tác phẩm của tạo hóa, chúng nhẹ song khỏe đến mức khó tin. Chúng có thể chịu đựng được trọng lực gấp 4 lần khả năng chịu lực của bê tông cốt thép. Dưới lớp vỏ bọc là cơ, các xương định hình trong cơ thể, chúng đỡ cơ thể và tạo ra đòn bẩy cho các cơ. Bộ xương của chúng ta khoảng 13kg, chiếm gần 1/5 khối lượng cơ thể, mỗi chiếc xương được tạo hình sao cho rất lý tưởng để thực hiện một chức năng đặc biệt. Cấu trúc phức tạp của các chi khiến cho chúng vô cùng linh hoạt và đa tác dụng. Hai tay được nâng đỡ bởi một bộ khung xương ở 2 bên vai kết nối lỏng lẻo với phần còn lại của bộ xương. Xương bả vai không gắn với xương lồng ngực ở phía dưới vì thế cho phép cánh tay có một tầm hoạt động rất lớn. Trong các xương ẩn chứa cả một thế giới kỳ diệu, 1/3 trọng lượng của xương được tạo ra từ các mô sống nối với nhau bởi một mạng lưới mạch máu và các dây thần kinh vô cùng nhỏ bé. Lõi của một số xương chứa đầy tủy có nhiệm vụ tạo ra tế bào máu. Kiểu cấu tạo nhỏ li ti này có rất nhiều trong bộ xương của chúng ta. Cấu trúc mở của nó vừa khỏe vừa rất gọn nhẹ.Xương không phải bất biến, chất khoáng tạo nên chất cứng – canxi và photpho vẫn không ngừng tan rã và bị cuốn đi theo dòng máu, đồng thời các chất khoáng mang đến các ống nhỏ li ti trong xương cũng liên tục tạo ra xương mới. Cứ sau 2 năm là bộ xương của chúng ta gần như được thay mới, các tinh thể xương mới xếp thành từng lớp để tạo nên sự rắn chắc tương tự như cấu tạo của sợi cacbon. Tất cả các khớp nối trong cơ thể con người, khớp đầu gối là phức tạp nhất, nó vừa phải co duỗi được trong khi phải mang một tải trọng lớn. Xương bánh chè giúp các cơ có thể căng ra quanh khớp xương. Để giảm ma sát xuống tối đa, các xương được phân cách bởi một cái đệm mềm, nó chứa đầy một chất nhờn tự nhiên có vị ngọt gọi là dịch khớp. Các khớp và xương phối hợp với nhau để trợ giúp cho sự vận động của các cơ. Xương cột sống phải đỡ cho phần khối lượng từ thắt lưng trở lên, nó còn là chiếc áo giáp cho tủy sống, chứa các sợi dây tủy truyền thông như một "Siêu xa lộ thông tin” có nhiệm vụ trao đổi tín hiệu giữa não và các phần còn lại của cơ thể. 31 cặp dây thần kinh tỏa ra từ tủy sống về phía gốc cột sống, tạo thành một mớ các dây thần kinh riêng biệt gọi là "đuôi ngựa”. Đốt cuối cùng của xương sống, xương cụt không có dây thần kinh nào, đó chính là dấu vết vô dụng của cái đuôi đã tiến hóa. Những mấu lồi ra của dọc xương sống có tác dụng giữ chặt các cơ, khiến các đốt xương sống gắn liền với nhau. 24 chiếc xương riêng rẽ, những đốt sống được nối với nhau bởi đĩa sụn có khả năng hấp thụ những chấn động. Trọng lực của cơ thể đã ép các đĩa xuống khi chúng ta đứng vì thế chúng ta sẽ giảm một phần nhỏ chiều cao vào ban ngày và lấy lại nó khi ngủ vào ban đêm. Bộ khung xương của chúng ta được nâng đỡ bởi hai chân, đó là những chiếc xương khỏe nhất của cơ thể con người có thể chịu sức nặng hơn một tấn. Các xương chân chính là bản sao của xương tay, nhưng được tạo hình cho những chức năng khác nhau. Những ngón chân ngắn tạo ra sự đàn hồi và các xương cong để dàn trải sức nặng của cơ thể được truyền đến qua xương gót chân. Bộ xương còn có tác dụng bảo vệ cho tim, phổi và cơ quan dễ bị tổn thương khác trong khung ngực. Các xương sườn có tác dụng dàn trải sức nặng của cơ thể. Xương sọ được cấu tạo như một chiếc mũ để bảo vệ cho bộ não. Trong khi các loại máy khác ngày càng bị xuống cấp, bộ máy con người lại được cải thiện khi sử dụng, luyện tập thường xuyên. Theo triết lý y học phương Đông: "Thận chủ cốt” tức là tạng Thận phụ trách việc sinh ra, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ xương. Khi chức năng của Thận bình thường thì xương được phát triển cân đối, cấu trúc ổn định, rắn chắc và phát triển theo quá trình phát triển của cơ thể. Nếu như có sự "trục trặc” nào đó ảnh hưởng xấu đến xương, gây bệnh cho xương thì từ vùng Thượng thận sẽ tiết ra tố chất điều đến vùng bệnh để xử lý (vì vậy nhiều lúc chúng ta đau nhức trong xương, trong khớp không cần uống thuốc mà tự khỏi). Thận có hàng trăm chức năng khác nhau, một khi chức năng chủ cốt suy giảm thì cấu trúc xương sẽ bất thường, khả năng phòng vệ và điều trị cho xương khớp cũng suy giảm. Khi ấy tố chất mà vùng Thượng thận sinh ra để giải quyết "trục trặc” viêm nhiễm, đau nhức cho xương khớp sẽ không còn được như ý và xương bị suy thoái (thưa xương, loãng xương, thoái hóa dị dạng xương, viêm xương, viêm khớp và thoái hóa khớp). Cột sống của chúng ta dễ dàng uốn cong là bởi cấu trúc của các đĩa đệm trong mỗi khớp nối. Khi đốt sống bị thoái hóa, mòn vẹt ảnh hưởng sự định vị của đĩa đệm làm nó trật ra, chèn vào thần kinh, ép vào tủy sống gây đau và tê bại. Những tế bào xương sống gần chỗ bị thoái hóa sẽ tăng sinh phát triển lấp vào tạo thành các mô sùi lên như cái gai xương, nó chèn vào thần kinh làm đau nhức. Y học hiện đại đã đạt một thành tựu kỳ diệu đó là tìm ra được công thức của tố chất mà vùng Thượng thận sinh ra để điều trị, bảo vệ xương khớp và đã chế ra được tố chất ấy đó là thuốc mang tên: Corticoid và các loại thuốc khác có dẫn xuất từ Corticoid .

Tuy nhiên, chưa thể đáp ứng với sự mong muốn của chúng ta bởi tố chất nhân tạo ấy mới chỉ trị được phần ngọn của "cây bệnh” không những thế còn gây những phản ứng phụ tác hại rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Khi sử dụng Corticoid và các dẫn phẩm của nó như Prednisone, Dexamethasone... thường gây loét dạ dày, suy gan thận tích nước, phù nề và nếu sử dụng liên tục dài ngày thì Thận sẽ ì ra, mất hẳn chức năng chủ cốt, khi ấy chúng ta sẽ bị mục xương. Để điều trị chứng bệnh xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống. Y học cổ truyền quan tâm nghiên cứu điều trị tận gốc. Khi chức năng chủ cốt của Thận suy giảm và xương khớp bị bệnh thì ngoài việc điều trị trực tiếp xương khớp còn phục hồi chức năng của Thận cường kiện cơ thể chống tái phát bệnh. Từ hàng ngàn năm qua đã có hàng trăm bài thuốc kinh nghiệm với những triết lý luận trị thông thái. Y học cổ truyền đã thành công đáng kể trong việc bảo vệ phục hồi, cường kiện chức năng Thận, trong đó có chức năng chủ cốt để điều trị hiệu quả các chứng bệnh về xương khớp thoái hóa xương khớp (tuy nhiên đã một thời y học hiện đại phát triển lấn lướt làm nhiều người thiếu quan tâm và lãng quên). Qua quá trình dày công nghiên cứu, ứng dụng và chẩn trị, chúng tôi đã sàng lọc và hoàn thiện phương thuốc với biện pháp tinh chế hiện đại nhằm phục hồi chức năng chủ cốt của Thận để cường kiện xương khớp và điều trị chứng viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp. Sản phẩm được mang tên "Hỏa Long”. "Hỏa Long” có công dụng: Chữa phong thấp, viêm khớp, viêm đau thần kinh tọa, đau tê nhức mỏi thân thể, viêm đau cột sống, bại liệt bán thân. Trường hợp người lớn tuổi, chức năng gan thận suy giảm, cơ thể suy nhược thì kết hợp với thuốc "Bổ Thận hoàn” với công dụng: Bổ thận, tráng dương, sinh tinh, tăng lực, trị đau lưng, mỏi mệt, liệt dương... Để tăng cường hiệu quả. "Hỏa Long” và "Bổ Thận hoàn” đã được Bộ Y tế thẩm định và cấp giấy phép cho công ty Đông nam dược Bảo Long sản xuất lưu hành toàn quốc. Đồng thời đã được cấp giấy phép lưu hành trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga, Ukraina, latvia, cộng hòa sec.... "Hỏa Long” và "Bổ Thận hoàn” được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, không có độc tố, không gây phản ứng phụ. Đã hơn hai mươi năm lưu hành trên thương trường được đông đảo quý khách trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng.

Cám ơn sự quan tâm của quý vị.

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai -

Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long

Tổng đài tư vấn: (0423)481482 – (0423)481483 - (04)33.686648 - (043)7755994
Website: balok.com.vn; baolongduong.com.vn

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=44411&menu=1425&style=1