Thái Lan chuyển nước sông Mê Kông: Đường nào cho gạo Việt?

"Cho nên, nếu họ trữ nước phát triển nông nghiệp, cũng như lúa gạo thì mức độ cạnh tranh gạo Việt Nam phải đối diện là vô cùng lớn".

Vụ đông xuân thiệt hại nghiêm trọng

Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế và khu vực, Thái Lan vẫn tiến hành dự án “nắn” dòng sông Mê Kông nhằm dẫn nước vào các khu vực hạn hán vùng đông bắc Thái Lan.

Cụ thể, Thái Lan đã tiến hành bước đầu tiên của dự án là vận hành 3 trạm bơm có công suất 12.000 lít/giây mỗi trạm để chuyển nước từ sông Mê Kông đến lưu vực sông Huay Laung ở tỉnh Nong Khai.

Trước sự việc trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 2/2, TS Dương Văn Chín - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành cho biết: "Hiện nay, các nước trên thượng nguồn sông Mê Kông như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, đều có kế hoạch xây dựng rất nhiều đập trên thượng nguồn, có đập thì ở ngay dòng chính, có đập thì ở nhánh sông.

Thái Lan chuyển nước sông Mê Kông: Gạo Việt lâm nguy

Nhưng cho dù ở vị trí nào, tất cả các kế hoạch đều ảnh hưởng xấu đến vùng hạ du, cụ thể là Việt Nam. Nếu như các nước vừa xây đập, vừa hút nước lên phục vụ thủy điện thì càng nguy hiểm hơn.

Nói ngay như Thái Lan, mùa nắng ĐBSCL cần rất nhiều nước để tưới tiêu, trồng trọt, nhưng nước trên thượng nguồn xả rất ít vì họ để dành sản xuất điện, mặt khác, bơm tưới trên đồng ruộng, nên lượng nước chuyển xuống Việt Nam rất yếu.

Nguy hiểm hơn là nếu như không xả thì nước mặn sẽ xâm nhập sâu trong nội đồng, làm cho vụ lúa đông xuân không có nước ngọt, dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém".

Vấn đề nằm ở chỗ, Ủy hội quốc tế sông Mê Kông phải làm việc với nhau, vì cả Thái Lan và Việt Nam đều là thành viên của Ủy hội này. Về phía Việt Nam cũng phải đấu tranh quyết liệt để ngăn chặn ý đồ của nước bạn thì mới bảo vệ được quyền lợi của mình.

Việt Nam cần lên tiếng mạnh mẽ trước việc Thái Lan chuyển dòng nước sông Mê Kông

Theo ông Chín phân tích, hiện nay Thái Lan đang trồng 2 vụ/năm, bên cạnh vụ lúa mùa, họ lựa giống cao sản chất lượng cao không kém gì lúa mùa, bán giá trung bình, thì sẽ lại cạnh tranh gay gắt được với gạo Việt Nam, xuất khẩu và chiếm nhiều thị trường tiêu thụ lớn.

Cho nên, nếu họ trữ nước phát triển nông nghiệp, cũng như lúa gạo thì mức độ cạnh tranh gạo Việt Nam phải đối diện là vô cùng lớn.

Đồng tình quan điểm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển nông thôn, ĐH Cần Thơ cũng chỉ rõ: "Từ Trung Quốc, Lào, Campuchia đã có 12 đập thủy điện, cho nên khi Thái Lan chuyển nước thì cũng tăng thêm tính nguy hiểm với ĐBSCL, vì nước đầu nguồn đổ xuống mùa khô không đủ nước canh tác.

Đó là mới nói đến nguồn nước, còn hệ sinh thái, sau này cá, tôm cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Như năm nay, nếu như nước thượng nguồn không đổ xuống thì nước ngoài biển dâng lên, các tỉnh ven biển, vụ đông xuân thiệt hại khá nghiêm trọng".

Chắc chắn vùng trồng lúa sẽ giảm ...

Một thực trạng khác được TS Dương Văn Chín chỉ ra, từ trước đến nay, cách làm của Hiệp hội lương thực, Tổng công ty lương thực là đi mua gạo, lúa trôi nổi của thương lái, hoặc trong nhà máy tư nhân, mua về, sấy, san sát, đánh bóng thành gạo trắng, trộn vào để giám giá thành sản xuất cạnh tranh với thế giới, lời 5-10USSD/tấn.

Họ không quan tâm đến vùng nguyên liệu,mặc dù vẫn xuất khẩu đều đặn 5-7 triệu tấn/năm.

Như vậy, vấn đề của gạo Việt Nam là gì? Trong 140 công ty lương thực chỉ cần 70 đơn vị , mỗi đơn vị có một vùng nguyên liệu, chừng 500 ha, 1000 ha, gom hết lại thì diện tích có vùng nguyên liệu sẽ ổn định.

Thái Lan muốn chuyển nước Mekong: Con đường của Việt Nam

Bản thân từng doanh nghiệp, nên chọn 1 - 2 giống cụ thể, rồi tìm địa chỉ bán ra, có 5000 tấn gạo thì phải biết bán được ở Dubai, Ả Rập xê út, Đài Loan hay Hồng Kông, mà phải bán với giá cao, tức là 700 USD, thậm chí 900 USD/tấn mới bán, chứ không thể bán rẻ như gạo ăn chống đói, gạo Việt nam không thể đi theo con đường đó.

Các nhà di truyền giống Việt Nam đã làm được các giống gạo rất tốt, cao sản, đặc sản thơm dẻo, rất ngon, có thể bán 600-700USD/tấn. Chỉ khi nào đi theo con đường này, thì gạo Việt mới có thể có thương hiệu.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề trên, ông Chín đề xuất: "Người trồng lúa phải biết cách sản xuất sao cho có lợi nhiều nhất trên miếng ruộng của mình, bằng cách trồng được lúa đặc sản thơm dẻo bán được giá cao, sau đó, cuốn rơm lại bán rơm đi được 500-1 triệu đồng/ha thì cũng tăng thêm thu nhập.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/thai-lan-chuyen-nuoc-song-me-kong-duong-nao-cho-gao-viet-3299552/