Tạp chí Mỹ: Tàu ngầm Nga làm NATO kinh hãi

Sau một thời gian dài tạm lắng, hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã quay trở lại mức độ thời Chiến tranh Lạnh.

Đó là nhận định của nhà báo Dave Majumdar trên tạp chí Mỹ National Interest. Ông dẫn tuyên bố của Phó Đô đốc Anh Clive Johnson, Tư lệnh Hải quân của NATO: "Các tàu ngầm hiện đại của Nga đã trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, làm NATO hoang mang lo ngại".

Tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B

Phó Đô đốc này nhận định, các tàu ngầm mới của Hải quân Nga đã vượt trội tất cả những gì mà lực lượng hải quân NATO hay Hoa Kỳ từng đối mặt trong chiến tranh lạnh. Clive Johnson chỉ ra rằng, Nga đã có những bước nhảy vọt công nghệ xuất sắc, các tàu ngầm Nga hiện đại "có phạm vi hoạt lớn, sở hữu loạt hệ thống được cải tiến và điều khiển thuận lợi".

Quả thực, sự đầu tư của Nga vào hiện đại hóa hạm đội đã thu được hiệu quả, nếu chính NATO xác nhận "tính chuyên nghiệp và khả năng điều khiển được nâng cao", nhà báo National Interest viết.

"Đó là thực tế đáng báo động", tác giả trích lời Clive Johnson từ một cuộc phỏng vấn với IHS Jane's của Anh.

Năm ngoái, chính National Interest cũng có bài viết liệt kê các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga và nhận định, thời Chiến tranh lạnh, tàu ngầm của Liên Xô đã là lực lượng đáng nể. Trong thập kỷ qua, các nhà chức trách Nga tiếp tục có những nỗ lực lớn để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga. Nâng cấp các mô hình tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh và thiết kế các tàu ngầm hoàn toàn mới, Nga rõ ràng có kế hoạch cải thiện vị thế và tiềm năng Hạm đội hải quân của mình.

Trong danh sách các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga, theo liệt kê của National Interest, đứng đầu là tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B (NATO gọi là tàu Akula). Mặc dù không thể chạy êm như "đồng nghiệp phương Tây", tàu ngầm Akula vẫn là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là sau một loạt cải tiến.

Đứng ở vị trí thứ hai là tàu ngầm diesel-điện dự án 877 Paltus (NATO gọi là tàu Kilo). Xếp vị trí thứ ba là tàu ngầm diesel đa năng Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là tàu Kilo nâng cấp). National Interest dành vị trí thứ tư cho tàu ngầm hạt nhân Project 955 Borey.

Cuối cùng là các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, với lượng giãn nước khi lặn là 13.500 tấn.

An Nhiên (Tổng hợp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tap-chi-my-tau-ngam-nga-lam-nato-kinh-hai-3299885/