Sở hữu chéo và nặng gánh nợ xấu

(DN) Từ sở hữu chồng chéo đến các khoản vay thiếu minh bạch và nợ xấu

Mới đây, hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Mỹ đã đưa ra khuyến nghị về nguy cơ suy thoái của kinh tế toàn cầu từ các cuộc khủng hoảng nợ công xuất phát từ các nước phát triển. Hội nghị đã cảnh báo ngành ngân hàng của các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam, cần phải có sự chuẩn bị cho các rủi ro suy thoái toàn cầu.

Nếu như ở châu Âu, chính phủ Hy Lạp vỡ nợ, sẽ có hàng loạt ngân hàng đổ vỡ, phá sản do đã đầu tư vào trái phiếu Hy Lạp hoặc vào các tổ chức tài chính đa quốc gia. Tại Việt Nam, nguy cơ nợ xấu không chỉ là tình trạng các khoản nợ tăng nhanh, vượt ngưỡng an toàn, các tổ chức tín dụng đầu tư vào công ty con và công ty liên kết, cho vay lẫn nhau, mà nguy cơ lớn hơn còn là việc nguồn lực của cả hệ thống - huyết mạch nền kinh tế - đang không được thể hiện đúng thực chất, bởi có nhiều điều không rõ ràng.

"Trào lưu" đầu tư chéo

Trong giai đoạn 2006-2007, hàng loạt ngân hàng nông thôn được chuyển đổi và lột xác trở thành ngân hàng đô thị. Khi ấy, việc hàng loạt ngân hàng lớn góp vốn vào các ngân hàng nhỏ cũng trở nên "thời thượng".

Có thể nói, đầu tư vào ngân hàng nhỏ, trở thành cổ đông chi phối của các ngân hàng nhỏ là một chiến lược quen thuộc với hầu hết các ngân hàng "đại gia". Đây cũng là chiến lược được áp dụng của những ngân hàng nhỏ trong trường hợp ngân hàng lớn cần tăng huy động vốn, đầu tư tài chính từ "đối tác". Đổi lại,khi ngân hàng nhỏ cần tăng vốn theo quy định của NHNN, các ngân hàng lớn cũng sẽ sẵn sàng tiếp sức. Năm 2010, Vietcombank góp vốn vào 5 ngân hàng với tỷ lệ nắm giữ xấp xỉ hoặc trên mức cổ đông chi phối: Eximbank (8,19%), Sài Gòn Công Thương (5,29%), Ngân hàng Quân đội (11%), Gia Định (3,83%), Ngân hàng Phương Đông (4,67%). Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank cũng đầu tư dài hạn vào 3 ngân hàng: Nhà Hà Nội (0,15%), Gia Định (0,87%), Sài Gòn Công Thương (0,03%). Trước đó, Eximbank đã thoái vốn tại Sacombank và Phương Nam Bank. Cũng năm 2010, tỷ lệ đầu tư dài hạn của Ngân hàng Công Thương Vietinbank vào 2 ngân hàng Sài Gòn Công Thương và Gia Định lần lượt là 11% và 0,69% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank, Eximbank, Vietinbank 2010). Trong số các ngân hàng quy mô nhỏ có các cổ đông lớn là ngân hàng lớn phải kể đến Gia Định Bank với ít nhất 4 ngân hàng "chiếu trên" là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Sài Gòn Công Thương.

Một chuyên gia ví von: những vụ đầu tư dài hạn hay đầu tư tài chính giữa các ngân hàng lớn, nhỏ, chồng chéo sở hữu này, chẳng khác gì một "hệ thống mạng nhện".

Những hệ lụy

Hiện có khoảng hơn 100 ngân hàng,

công ty tài chính, quỹ tín dụng lớn nhỏ, gồm cả ngân hàng nước ngoài, đang hoạt động tại Việt Nam.

Nhưng dù là với bất cứ lý do gì thì hiện trạng đầu tư chồng chéo giữa các ngân hàng cũng hàm chứa những nguy cơ rủi ro cho toàn bộ hệ thống, cho thị trường vốn và cho cả nền kinh tế. Một hệ lụy có thể thấy rõ trước mắt là nguồn lực của các tổ chức tín dụng đã không được đánh giá đúng hay nói cách khác là nguồn vốn đầu tư vào các ngân hàng trở nên kém thực chất. Vì với cung cách đầu tư lòng vòng theo kiểu vốn của ngân hàng A đầu tư vào ngân hàng B và vốn của ngân hàng B lại san sẻ bớt cho ngân hàng C, sau đó ngân hàng C đầu tư lại cho ngân hàng A… thì tổng vốn thực có của các ngân hàng sẽ thấp hơn nhiều so với con số báo cáo.

Ông Masato Miyazaki, Trưởng Bộ phận châu Á - Thái Bình Dương (Quỹ tiền tệ Quốc tế) nhận xét: do sở hữu chéo nên trên giấy tờ thì ngân hàng có đủ vốn, nhưng thực tế một lượng vốn lớn là do ngân hàng khác sở hữu. Nếu khủng hoảng xảy ra, khoản vốn tại các ngân hàng khác là vô nghĩa.

TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế Ứng dụng nhận xét, đối với một số ngân hàng thì ở thời gian đầu, hiện tượng đầu tư chéo xuất phát từ các mục tiêu ngắn hạn. Thế nhưng sau khi thị trường chứng khoán kết thúc giai đoạn thăng hoa, việc đầu tư tài chính vào ngân hàng bị kẹt lại, cộng thêm áp lực từ các ngân hàng nhỏ phải tăng vốn để đạt mức 3.000 tỷ đồng, thì mục tiêu ngắn hạn đã được chuyển sang dài hạn. Nhiều ngân hàng đã xem đó như một cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh, bành trướng cả chiều ngang lẫn chiều dọc.

Các ngân hàng nhỏ đã được lợi không ít từ việc đón nhận dòng vốn đầu tư này. Trước hết là đạt mục tiêu tăng vốn theo quy định của NHNN, sau nữa là được hưởng lợi về kinh nghiệm và nghiệp vụ kinh doanh từ các ngân hàng lớn, đồng thời mở rộng thị phần, thêm khách hàng, dự án mới. Tuy nhiên, những cái lợi đó không thể bù lại được cái mất về dài hạn khi họ tự "đá vào chân mình", tự cạnh tranh với chính mình và với những đối tác chiến lược của mình.

Năm 2010, tỷ lệ góp vốn của ACB vào Đại Á Bank lên tới 11%.

Phó chủ tịch HĐQT Đại Á Bank đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT ACB. Năm 2011, ACB quyết định duy trì tỷ lệ cổ phần 5-11% trong 3 ngân hàng: Việt Á, Đại Á, Kiên Long với tổng vốn đầu tư khoảng 170 tỷ đồng. Trước đó, ACB là cổ đông lớn của hàng loạt ngân hàng như Eximbank, Việt Nam Thương Tín; Kiên Long; Việt Á; Gia Định.

Nhìn xa hơn, "mạng nhện" liên kết còn thể hiện ở những hoạt động kinh doanh thiếu kiểm soát, sự nhập nhằng trong việc cho vay, trong thẩm định đối tượng vay và cung ứng nguồn vốn vay... Nhiều trường hợp ngân hàng A đang là cổ đông lớn chi phối ngân hàng B, không muốn thông qua một khoản vay cho công ty con hoặc công ty liên kết, đã đẩy khách hàng cho ngân hàng B mà không gặp trở ngại gì do A đang nắm giữ cổ phần chi phối tại B. Ngân hàng B biết khách hàng, dự án không đáp ứng tiêu chuẩn cho vay, nhưng khó có thể từ chối vì đang được điều hành bởi người của ngân hàng A và còn lệ thuộc vào nguồn vốn nhằm đảm bảo thanh khoản từ ngân hàng A. Cũng một phần vì lý do này mà ông Masato Miyazaki cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam không chỉ tăng nhanh mà con số thực tế còn rất cao.

Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong thời gian tới, khi thị trường tài chính Việt Nam chính thức mở cửa và hội nhập sâu trong năm 2012, nhiều ngân hàng vẫn đang lên kế hoạch tăng vốn. Việc tăng vốn này nếu không được kiểm soát chặt, hiện tượng đầu tư chồng chéo không được hạn chế thì rủi ro sẽ không chỉ dừng ở vấn đề thanh khoản hay nợ xấu mà còn là nguy cơ đổ vỡ dây chuyền. Chưa kể, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm ngân hàng liên kết sẽ làm giảm sức mạnh của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, gây bất lợi trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế đã và đang đổ bộ vào Việt Nam.

Bài: Nhật Minh
Minh họa: H.P

Các tin đã đưa Tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm (07/10) Cho phép một số NHTM được chuyển đổi vàng huy động thành tiền để can thiệp thị trường (06/10) NHNN hút ròng 12.000 tỷ đồng trên OMO trong 4 phiên đầu tuần (06/10) Chiều nay, USD tự do quay đầu giảm giá (06/10) 5 ngân hàng cùng triển khai giao dịch vàng tài khoản (06/10) Đâu là "đám cháy" nguy hiểm nhất? (06/10) Ma trận vốn (06/10) NHNN tung chiến dịch dập tắt 'cơn sốt' vàng! (06/10)

Thời sự Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận thêm chức mới

Ngày 6-10, trong quyết định kiện toàn tổ chức Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Ra mắt Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ Bộ trưởng Đinh La Thăng: Mỗi tuần sẽ đi làm bằng xe buýt một ngày Tướng Quắc kể về kẻ dám vuốt râu 'hùm' Năm Cam Phát hiệm thêm một hang động tuyệt đẹp ở Bắc Kạn

Đọc nhiều nhất 1 Các tân Bộ trưởng: Phát ngôn cá tính, hành động dấn thân 2 Tướng Quắc nói về sự 'ngu nhất' của Dũng 'chim xanh' 3 Về bức điện tối mật của Đại sứ Mỹ báo cáo về Thượng tướng, Thứ trưởng Công an VN 4 Tướng Quắc kể về kẻ dám vuốt râu 'hùm' Năm Cam 5 “Cú sốc” lớn ở sân bay Đà Nẵng

Quảng cáo bởi ADMICRO

Chứng khoán

Thời tiết Hà Nội Đà Nẵng TP.HCM Hải Phòng Nha Trang Pleiku Sơn La Vinh

Chuyển động doanh nghiệp Hội thảo “ATTT trong cơ quan Nhà nước và DN Nhà nước TP Hà Nội” KEVS tổ chức đào tạo miễn phí cho Nhà đầu tư trên toàn quốc Sacombank triển khai chương trình khuyến mãi “Cơn lốc tỷ phú” May Đức Giang khuyến mãi hàng Thu Đông 2011 Tăng trưởng dài hạn, nên đầu tư vào khách sạn Oracle công bố máy chủ SPARC T4 thế hệ mới

Doanh Nhân - Ấn phẩm của báo DĐDN

Báo cáo - Nghiên cứu Báo cáo thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh quý III/2011 - CBRE (Ngày 6/10/2011) [Download] Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 - Nguồn: Tổng cục Thống kê (Ngày 4/10/2011) [Download] Số liệu đầu tư nước ngoài 9 tháng 2011 - Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Ngày 4/10/2011) [Download] Cập nhật tình hình lạm phát Việt Nam tháng 9/2011-CTCK ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Ngày 4/10/2011) [Download] Báo cáo ngành Bất động sản - CTCPCK Phú Hưng (PHS) (Ngày 29/9/2011) [Download]

Xem thêm

Sự kiện - Hội thảo 2-4/11: Triển lãm quốc tế Palme và Broadcast & Media tech Việt Nam 30/11- 2/12/2011: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam- Singapore 13-20/11/2011: Khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại tại Israel và Jordan Từ 08 - 17/11: Hội chợ “Sản phẩm làng nghề 2011 Budapest Hungary” 20-23//10/201: Triển lãm Pakistan tại thành phố Karachi, Pakistan Từ 19 - 26/11/2011: VCCI-HCM tổ chức đoàn DN khảo sát thị trường Nhật Bản

Trang chủ Thị trường Doanh nghiệp Tài chính Pháp luật Đầu tư Khởi nghiệp Nhà đất Quốc tế Công nghệ & Phong cách Forum

Trang chủ Diễn đàn Giới thiệu Liên hệ Webmail RSS Lên đầu trang

© 2002-2009 Bản quyền của Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử

Số giấy phép: 129/GP-BVHTT cấp ngày 16/04/2003 - Tổng biên tập: Phạm Ngọc Tuấn

Các Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thùy Dương, Đặng Vương Hạnh, Lại Hợp Nhân

Liên hệ quảng cáo: - Hotline: Ms.Thu Hương 0913 531 953 - Email: doanhnghiep@admicro.vn

Liên hệ quảng cáo báo giấy: Phòng Kinh tế * Điện thoại: 04.35743990; 04.35772401; 04.35772402

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20111006112311634cat54/so-huu-cheo-va-nang-ganh-no-xau.htm