Phòng chống dịch tay chân miệng cho trẻ ngay từ gia đình

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, trong tuần 32/2011 cả nước ghi nhận 2.297 trường hợp mắc tay chân miệng tại 38 địa phương, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại Bình Dương. So với tuần trước, số mắc tăng 0,7%, tử vong giảm 02 trường hợp. Điều đó cho thấy tình hình dịch tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng cả về số người mắc và địa phương nhất là khi năm học mới sắp bắt đầu. Để giúp người dân hiểu rõ hơn về diễn biến của dịch và các giải pháp phòng tránh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.

PV: Tiến sỹ Nguyễn Văn Bình: Các tỉnh có số mắc/tử vong do tay chân miệng cao trong tuần và trong suốt mùa dịch là: Đồng Nai: 272 ca, TP. Hồ Chí Minh: 243 ca, Quảng Ngãi 237 ca, Đồng Tháp 206 ca, Tiền Giang 118 ca, Bình Dương 115 ca và đã có 1 ca tử vong. Các tỉnh còn lại như: Long An, Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long và Tây Ninh có trên 100 ca mắc. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 32.588 trường hợp mắc tay chân miệng tại 52 địa phương trong đó đã có 81 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố . Theo ghi nhận các trường hợp mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 80,0% số mắc và 90,1% số tử vong của cả nước; so với cùng kỳ năm 2010, tăng 5,2 lần, tập trung tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An; khu vực miền Trung là: Quảng Ngãi. Dịch tay chân miệng năm nay bắt đầu gia tăng từ tuần thứ 20, cao nhất là tuần thứ 27 và hiện nay vẫn đang duy trì ở mức cao. Tính đến ngày 12/8/2011, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Nha Trang đã ghi nhận 612 mẫu xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh tay chân miệng, chiếm 75,5%, trong đó có 277 mẫu dương tính với chủng EV71 (34,2%) và 335 mẫu dương tính với các chủng EV khác (41,3%). Như Cục Y tế Dự phòng Việt Nam đã thông báo các chủng này đều phổ biến ở Việt Nam và các nước trong khu vực vẫn hay mắc phải, chứ không có gì đột biến cả. PV: Tiến sỹ Nguyễn Văn Bình: Dịch bệnh tay chân miệng ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng tới, gia tăng số mắc, tử vong và dịch có thể lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố vì những nguyên nhân sau: Bệnh tay chân miệng lây truyền do vi rút đường ruột, chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất phức tạp. Các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 96%) , đây là lứa tuổi đang đi nhà trẻ, mẫu giáp nên số mắc có thể gia tăng trong tháng tới trong khi các trường đã đồng loạt khai giảng. Trong khi đó, các biện pháp phòng chống dịch hiện nay hiệu quả chưa cao, tập trung chủ yếu vào công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng cụ, đồ dùng học tập của trẻ. PV: Tiến sỹ Nguyễn Văn Bình: Thời gian qua, ngành y tế đã ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng” ; “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng” thay Quyết định số 1732/QĐ-BYT ngày 16/5/2005 của Bộ Y tế ban hành trước đó. Đến nay đã có hàng chục đoàn giám sát công tác phòng chống dịch và Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã kiểm tra giám sát, chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đồng Nai . Đồng thời Cục Y tế dự phòng đã có công điện gửi các tỉnh trọng điểm của dịch tay, chân miệng và công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị chỉ đạo, hướng dẫn các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học nhất là khi ngày khai giảng đang cận kề. Bên cạnh đó, n gành y tế đ ã cấp phát 15.260 kg Chloramin B, 16 bình phun MR8, 20 máy phun MD-150 DX, 17 máy phun ULV cho các Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Pasteur Nha Trang và các địa phương để phục vụ công tác phòng chống bệnh dịch. Đồng thời tổ chức 84 lớp tập huấn về giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng cho cán bộ Y tế dự phòng tỉnh, huyện, xã, giáo viên mầm non và 9 hội nghị triển khai, đánh giá công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại 19 tỉnh, thành phố. PV: Tiến sỹ Nguyễn Văn Bình: Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế đề xuất triển khai một số hoạt động như sau: Tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, xử lý ổ dịch tay chân miệng; tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống tay chân miệng, các khuyến cáo trên các báo đài địa phương nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng ngay tại hộ gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo để người dân tự giác thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả. Mặt khác, tiếp tục cử các Đoàn công tác triển khai kế hoạch đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại 25 địa phương trong tháng 8/2011; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch tay chân miệng. Đồng thời tăng cường lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đặc biệt các trường hợp nặng, có biến chứng xác định sự lưu hành của týp vi rút gây bệnh và theo dõi sự biến đổi của vi rút. Trước khi bước vào năm học mới, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục chủ động thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các trường mầm non, nhà trẻ mẫu giáo, trong thời gian có dịch đặc biệt trước, trong dịp khai giảng năm học mới vào tháng 8-9/2011. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, xử lý ổ dịch và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng theo Quyết định số 1742/QĐ-BYT, ngày 19/5/2008 và Quyết định số 2554/QĐ-BYT, ngày 19/7/2011 của Bộ Y tế. Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá công tác phòng chống bệnh tay chân miệng năm 2011 và đề xuất giải pháp năm 2012. Ngày 15/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, tân Bộ trưởng Bộ Y tế Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các tỉnh phía Nam-nơi trọng điểm của ổ dịch tay ,chân, miệng để triển khai các biện pháp cấp bách và hiệu quả nhằm ngăn chặn và giảm thiểu thấp nhất của dịch đến sức khỏe cộng đồng và an sinh xã hội. PV:

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=473511&co_id=30085