Kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị về kế hoạch giải phóng miền Nam

(DVT.vn) - Sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng. Văn kiện dưới đây chỉ rõ điều đó.

Tổng Bí thư Lê Duẩn. (Ảnh:bachkhoatoanthu.gov.vn)

(DVT.vn) - Sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng. Văn kiện dưới đây chỉ rõ điều đó.

Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước trong hai năm 1975-1976. Hội nghị bắt đầu ngày 30 tháng 9 năm 1974 và đến ngày 8 tháng 10 năm 1974.

KẾT LUẬN ĐỢT MỘT HỘI NGHỊ BỘ CHÍNH TRỊ

Hơn một tuần làm việc, Bộ Chính trị chúng ta đã nhất trí hạ quyết tâm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại, để tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài gần ba mươi năm, kể từ khi chúng ta dành được chính quyền, để hoàn thành trọn vẹn trách nhiệm vẻ vang đối với dân tộc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế lớn lao đối với thời đại. Đây là một quyết định rất dũng cảm, có thể nói là táo bạo. Song, quyết định này là kêt kết quả của trí tuêj tập thể của Bộ Chính trị, là kết quả của những suy nghĩ đã nung nấu từ lâu, của sự cân nhắc chín chắn xuất phát từ kinh nghiệm được tích lũy qua mấy mươi năm chiến đấu, xuất phát từ thực tiễn cách mạng trên chiến trường, từ lực lượng so sánh trong nước và trên thế giới.

Vì sao từ năm 1954, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam làm “chiến tranh đặc biệt”, sau đó phát triển thành “chiến tranh cục bộ”, rồi nay lại phải rút quân ra?

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ không dám đưa quân vào để ngăn chặn cách mạng Trung Quốc. Nhưng trong chiến trang Triều Tiên thì Mỹ nhảy vào và cứu được chế độ tay sai Nam Triều Tiên khỏi sụp đổ. Từ đó, Mỹ thấy được khả năng có thể dùng sức mạnh của chúng để chặn bước phát triển của chủ nghĩa cộng sản, giữ vững những vị trí còn lại mà không gặp nhiều khó khăn. Trong khi ta đang đánh thắng Pháp, Mỹ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, Mỹ đã cùng Pháp… ép ta dừng lại sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau khi tìm được một phần thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Mỹ đã nhảy vào miền Nam nước ta hòng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống Đông Nam Á. Điều Mỹ quan tâm trước hết là đè bẹp các cuộc nổi dậy, đánh bại các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Mỹ cho rằng phương án tốt nhất là sử dụng đội quân tay sai cộng với vũ khí và trang bị của Mỹ; còn nếu phải tham gia thì Mỹ chỉ dùng cố vấn quân sự hoặc nhiều lắm là vài ba sư đoàn quân viễn chinh. Mỹ tính toán có thể cùng một lúc làm mấy cuộc chiến tranh như phương án đó mà vẫn thắng, trong khi chúng chưa phải dùng đến lực lượng chiến lược dành để đương đầu với Liên Xô.

Ơ miền Nam, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ - Diệm đã đem từng lữ đoàn, sư đoàn đi càn quét bắn phá, lê máy chém đi khắp nơi để khủng bố, giết chóc. Điều bất ngờ lớn với Mỹ - Diệm là ta đã phát động quần chúng nổi dậy và trong một thời gian ngắn đã giành quyền làm chủ ở một số vùng nông thôn rộng lớn. Ta thắng bước này là do thấy được cái mạnh cơ bản của ta, cái yếu cơ bản của địch, chính trong lúc chúng hùng hổ thi hành những thủ đoạn phát xít nhất.

Trước tình thế gay go của bè lũ tay sai, năm 1962 chính quyền Kennơđi phải vội vã lập ra Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam, tăng cường hệ thống cố vấn để chỉ đạo “chiến tranh đặc biệt”. Nhưng các cuộc nổi dậy ở nông thôn vẫn tiếp tục lan rộng, chiến tranh du kích không ngừng phát triển, đấu tranh chính trị ở thành thị lên cao. Sự sụp đổ của Ngô Đình Diệm, ngụy quyền khủng hoảng liên miên, ngụy quân bị thua đau ở Bình Giã, Ba Gia, “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, sau khi thăm dò và biết rõ mức độ phản ứng của các nước lớn trong phe ta, Mỹ đã đưa 20 vạn quân vào miền Nam để làm “chiến tranh cục bộ”, đồng thời gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Chúng tưởng buộc được lực lượng vũ trang ta ở miền Nam phải lùi về phòng ngự, để hao mòn dần và bị tiêu diệt; buộc miền Bắc phải bị “đẩy lùi về thời kỳ đồ đá”.

Nhưng, Mỹ bất ngờ là ta vẫn tiếp tục tiến công. Ta mở mặt trận Trị - Thiên, đánh địch ở Khe Sanh, đường số 9. Ta dùng lực lượng tinh nhuệ đánh thẳng vào Sài Gòn và tất cả các thành thị miền Nam trong dịp tết Mậu Thân, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Mỹ đã thua cả về sức mạnh và ý chí giữa lúc cuộc chiến tranh xâm lược “leo thang” đến đỉnh cao nhất. Điều làm cho chính quyền Mỹ lo ngại hơn cả là trong khi tình hình nước Mỹ bị rối loạn do sa lầy ở Việt Nam, thì Liên Xô đã vượt lên nhanh chóng về quân sự; một số đồng minh như Nhật Bản, Tây Đức đã trở thành những đối thủ lợi hại của Mỹ về kinh tế. Trong bối cảnh đó, Giônxơn buộc phải xuống thang, ngồi vào bàn đàm phán và chủ trương “phi Mỹ hóa” chiến tranh. Tiếp đó, Níchxơn thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” để giữ cho miền Nam và kéo dài chiến tranh thêm bốn năm. Níchxơn đã mở rộng chiến tranh và tăng cường đánh phá cả hai miền, dùng thủ đoạn ngoại giao…để ngăn chặn sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân ta. Nhưng cuối cùng hắn cũng buộc phải chịu thua, thừa nhận ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Mỹ phải rút hết quân về nước, còn quân chủ lực của ta vẫn ở lại chiến trường.

Tóm lại, Mỹ muốn thông qua chính quyền và quân đội tay sai để đè bẹp cách mạng, đặt ách thống trị thực dân mới của chúng ta ở miền Nam. Nhưng Mỹ đã thua và buộc phải dùng quân viễn chinh và bộ máy chiến tranh của chúng hòng xoay chuyển tình thế. Mỹ lại thất bại, cuối cùng phải rút quân ra. Song Mỹ còn hy vọng bọn tay sai ở miền Nam vẫn đứng vững nhờ một triệu quân ngụy, hai vạn cố vấn Mỹ và một khối lượng viện trợ đáng kể, vẫn kiểm soát được thành phố và phần lớn nông thôn. Như vậy, Mỹ vào là vì nó tưởng nó mạnh, ta yếu, ta đã thắng và đã tiến lên một bước rất xa; nó đã thua và đã lùi một bước nghiêm trọng. Trước mắt, Mỹ còn bám giữ miền Nam. Nhưng nếu sức ta càng mạnh, thế ta càng vững, Mỹ - ngụy có phá Hiệp định Pari cũng không làm nổi thì cuối cùng Mỹ buộc phải ra hết. trong trường hợp ngược lại, thì Mỹ sẽ ở lại lâu dài .

Ý đồ chiến lược của ta khi ký Hiệp định Pari là gì?

Tuy nói Mỹ phải ra vì thua, vì yếu, nhưng ta biết rằng Mỹ vẫn còn tiềm lực lớn và nhiều mưu đồ độc ác. Ta không bao giờ chủ quan mà cho rằng chúng đã “sức tàn lực kiệt”. Ta tuy thắng liên tiếp và đã mạnh lên, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Đến lúc này, sự viện trợ của phe ta không phải đầy đủ và kịp thời như ta mong muốn… Trong hoàn cảnh đó, ta phải tạo ra một thế đi lên vững nhất, một thế thắng chắc nhất. Chính vì lẽ đó mà ta ký Hiệp định Pari. Đối với ta, điều quan trọng của Hiệp định Pari không phải là ở chỗ thừa nhận hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, tiến tới thành lập chính phủ ba thành phần, mà mấu chốt là ở chỗ quân Mỹ phải ra còn quân ta thì ở lại, hành lang Nam Bắc vẫn nối liền, hậu phương gắn với tiền phương thành một dải liên hoàn thống nhất; thế trận tiến công của ta vẫn vững.

Ý định của ta là giữ nguyên thế và lực của mình ở miền Nam để tiến lên tiếp tục tiến công địch. Thông qua Hiệp định Pari, ta đấu tranh đòi thi hành dân chủ, phá bỏ kìm kẹp; ta tổ chức, tập hợp quần chúng mở rộng mặt trận yêu nước, phân hóa bọn tay sai, cô lập kẻ thù, nhằm làm yếu hơn nữa lực lượng mọi mặt của ngụy quân, ngụy quyền, tiến lên hoàn toàn xóa bỏ chúng. Trong trường hợp địch không thi hành hiệp định, gây lại chiến tranh, thì ta có sẵn thế và lực mạnh để phản công tiêu diệt chúng. Tình hình phát triển theo khả năng nào, chúng ta cũng hoàn toàn chủ động. Quyết tâm của chúng ta là tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn chứ không bao giờ dừng lại. Ký hiệp định, ta tỏ ra rất kiên quyết, nhưng cũng rất mèm dẻo. Ta quyết giành thắng lợi cuối cùng, nhưng biết thắng từng bước. Điều đó thể hiện chúng ta đã quán triệt quan điểm cách mạng không ngừng của Leenin. Từ cách mạng Tháng Tám đến nay, nhân dân ta phải liên tiếp đương đầu với nhiều tên đế quốc lớn mạnh. Cách mạng đã trải qua nhiều chặng đường, không ngừng phát triển từ bước này đến bước khác và cuối cùng nhất định phải thành công trong cả nước Việt Nam. Con đường phát triển của cách mạng nước ta tất yếu phải như vậy.

Hiện nay, đã có thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam hay chưa?

Lúc này, chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này, chúng ta phải biết nắm lấy để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.

Sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng trở thành tiến đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á, đế quốc Mỹ đã lập ra Khối liên minh quân sự SEATO, hoàn chỉnh thêm một bước vành đai bao vây các nước xã hội chủ nghĩa và vội vã nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam. Lúc bấy giờ, với tham vọng lớn và đầu óc chủ quan, Mỹ chắc mẩm sẽ làm được việc đó dễ dàng và tiến lên độc chiếm cả Đông Nam Á, một khu vực có tầm quan trọng chiến lược về quân sự và kinh tế ở tây Thái Bình Dương. Nay bị thất bại, Mỹ phải xoay sang bắt tay, thỏa hiệp để chia quyền lợi và vùng ảnh hưởng…

Tuy tranh giành nhau, song tất cả đều lo ngại cách mạng Việt Nam mạnh lên và giành được toàn thắng, đều coi một nước Việt Nam thống nhất, độc lập gắn bó, đoàn kết với hai nước Lào, Campuchia độc lập, thống nhất sẽ là một trở lực lớn đối với mưu đồ…của họ. Vì thế, họ tìm cách chặn bước tiến của Việt Nam, kéo dài tình trạng chia cắt đất nước ta, hòng làm cho ta suy yếu. Nhằm làm việc đó, Mỹ hy vọng…gây sức ép, buộc ta dừng lại sau khi ký Hiệp định Pari, đồng thời chúng cũng tính đến dùng kinh tế, dùng bồi thường chiến tranh làm mồi để giằng ta lại. Ở thời điểm này, Việt Nam không chỉ là vấn đề đối đầu giữa hai hệ thống thế giới mà, về khách quan, còn là một đối thủ quan trọng phải khuất phục trong sự tính toán chiến lược của các thế lực xâm lược,…tranh giành Đông Nam Á. Âm mưu của họ rất nguy hiểm, nhưng lúc này chưa ai sẵn sàng, chưa ai đủ sức làm nổi.

Mỹ thì đã thua, đang rút ra, trước mắt muốn giữ tình hình miền Nam ổn định trong một số năm để ngụy quyền tiếp tục đứng vững và Mỹ có thời gian vượt qua những khó khăn lớn về kinh tế và chính trị trong nước. Riêng lực lượng so sánh giữa ta và ngụy thì ta đang ở thế thắng, thế tiến lên; trái lại, vì thất bại liên tiếp và lực của ngụy, cả về chính trị và quân sự, đang xuống dốc.

Xét tất cả các mặt nói trên, chúng ta khẳng định đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc dân chủ, đồng thời giúp Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngoài thời cơ này, không có thời cơ nào khác. Nếu để chậm mươi, mười năm nữa, bọn ngụy gượng dậy được, các thế lực xâm lược được hồi phục,…thì tình hình sẽ phức tạp vô cùng.

Khi hạ quyết tâm chiến lược này, điều mấu chốt nhất phải cân nhắc là liệu Mỹ có trở lại miền Nam hay không?

Tuy về bản chất Mỹ rất ngoan cố và còn nhiều âm mưu thâm độc, nhưng đây là lúc Mỹ đang ra, mà đã ra thì việc quay lại không pải dễ, vì Mỹ còn choáng váng, ê ẩm bởi một chuỗi dài thất bại sau quá trình dính líu, sa lầy, “leo thang” rồi xuống thang, nay mới thoát ra được. Ngoan cố bám giữ miền Nam đến cùng là một việc, mà quay lại miền Nam một lần nữa là một việc khác. Chọn thời cơ chiến lược này, ta phán đoán Mỹ không có khả năng quay lại. Song ta cũng khẳng định, dù Mỹ có can thiệp trở lại trong trường hợp nào thì cũng không xoay chuyển được tình thế, và ta vẫn thắng.

Vấn đề đặt ra cho ta phải suy nghĩ là đánh như thế nào và thắng như thế nào cho tốt. Như trên đã nói, để chậm mươi, mười lăm năm thì nguy hiểm đã đành, còn đánh mà đánh không tốt, đánh một cách trầy trật cũng đẻ ra phức tạp. Thời cơ này đòi hỏi phải làm nhanh, làm gọn, làm triệt để, nhưng phải khôn khéo. Có như thế mới tạo được bất ngờ, không ai kịp trở tay. Có làm được như thế không? Chúng ta đã nhất trí cần thiết phải làm và nhất định làm được.

Lực lượng so sánh giữa ta và địch sau hiệp định Pari như thế nào?

Thành bại của một cuộc cách mạng, nói cho cùng, là do lực lượng so sánh quyết định. Trong chiến tranh, kẻ nào mạnh thì thắng, kẻ nào yếu thì thua. Song nói mạnh, yếu là nói theo quan điểm cách mạng, quan điểm phát triển, là căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp cả quân sự và chính trị, cả thế, lực và thời cơ, cả điều kiện khách quan và nghệ thuật lãnh đạo; là xem xét các yếu tố ấy trong quá trình vận động, trong không gian và thời gian nhất định. Không thể chỉ lấy số lượng quân đội, đơn vị, đồn bốt, số lượng vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh để so sánh và đánh giá mạnh yếu.

Trong những năm 1965 - 1966, Mỹ đưa 20 vạn quân viễn chinh vào miền Nam, nhưng lúc bấy giờ Mỹ vào khi chúng đã thua “Chiến tranh đặc biệt” khi ta đã triển khai vững chắc lực lượng và thế trận trên khắp chiến trường, cho nên ta đánh giá thế và lực của Mỹ không mạnh, ta vẫn giữ quyền chủ động và tiếp tục tiến công. Năm 1968, tổng số quân địch vượt một triệu hai trăm nghìn tên, trong đó quân Mỹ đã tăng lên hơn nửa triệu, ta chủ trương đánh vào Sài Gòn và các thành thị khác, vào các cơ quan đầu não, căn cứ, kho tàng, buộc địch phải co về để giữ. Thắng lợi của những chủ trương đó thể hiện quan điểm đúng đắn của ta trong việc đánh giá lực lượng so sánh.

Kết quả hoạt động khác nhau trên từng chiến trường cụ thể trước hết cũng bắt nguồn từ cách đánh giá khác nhau về lực lượng giữa ta và địch. Theo báo cáo của anh Sáu Dân, ở Khu IX, tỷ lệ ta địch là 1/8; nhưng do nắm chắc chỗ mạnh của ta, chỗ yếu của địch, ta biết chủ động tiến công thì vẫn giành được thắng lợi. Ngược lại, ở Trị - Thiên, tỷ lệ ta địch là 1/2, nhưng do đánh giá quá cao chỗ mạnh của địch, không thấy chỗ mạnh của ta nên cách đồng chí địa phương thiên về phòng ngự, co thủ, làm ta bị động thất thế, để địch lấn tới, thực hiện “bình định”, phân tuyến, phân vùng.

Về lực lượng so sánh giữa ta và địch sau Hiệp định Pari, chúng ta cũng phải có cách đánh giá biện chứng như thế. Buộc đối phương ký hiệp định có nghĩa ta đã mạnh, đủ sức thắng cả Mỹ lẫn ngụy. Khi còn quân Mỹ ta đã thắng được như vậy, thì sau khi quân Mỹ rút hết ta càng mạnh hơn và nhất định sẽ đánh thắng hoàn toàn quân ngụy. Chính vì lo ngại điều đó mà Mỹ đã trì hoãn nhiều lần việc ký kết hiệp định, cố kéo dài thời gian để tuồn thêm vũ khí, đạn dược và viện trợ kinh tế vào miền Nam, tranh thủ củng cố, tăng cường lực lượng cho ngụy quân, ngụy quyền nhằm đối phó lại ta. Tình hình và lực lượng so sánh sau Hiệp định Pari lẽ ra phải phát triển theo lôgic đó.

Nhưng, năm 1973, bọn ngụy đã giành được chủ động ở một số nơi trên chiến trường. Để cho địch làm được như thế là do ở nơi ấy, ta có sai lầm, khuyết điểm. Địch thì vẫn ngoan cố phá hoại, chủ động tiến lên; còn ta thì có phần ảo tưởng, chờ đợi, thụ động, thậm chí có nơi rút lui. Chính vì thế, mà ta tụt xuống, địch trồi lên. Ngược lại, ở nơi nào, ta chủ động tiến công một cách thích hợp thì chẳng những ta vẫn mạnh mà thế lực của ta còn được nhân lên gấp đôi, gấp ba. Tình hình đã diễn ra đúng như vậy ngay từ đầu ở Khu IX sau khi Hiệp định Pari được ký kết, và về sau ở Khu V cũng như các khu khác.

Cuối năm 1973 đầu năm 1974, sau khi ta kiên quyết tiến công và phản công thì địch bộc lộ rõ chỗ yếu của chúng. Quân chủ lực nguy thì thế và sức cơ động yếu; hỏa lực, phương tiện chiến tranh và dự trữ hậu cần cũng yếu, tinh thần càng yếu hơn. Quân địa phương ngụy tuy có hàng vạn đồn bốt, nhưng sức kìm kẹp bị giảm sút; nhiều đơn vị không dám hành quân bị quần chúng bao vây và khi bị đánh thì tan rã từng mảng lớn. Nếu kể cả những khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống trong vùng địch kiểm soát, ở nông thôn cũng như thành thị, đặc biệt là thế yếu về chính trị của ngụy quyền do sự chống đối gay gắt của nhân dân, do mâu thuẫn nội bộ bọn tay sai và mâu thuẫn giữa tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu với đế quốc Mỹ, thì sự suy yếu của địch là toàn diện.

Về phía ta, khi hạ quyết tâm chiến lược này, phải thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó, đồng thời phải thấy hết những khó khăn, phức tạp mà kẻ thù có thể gây ra, phải thấy hết những mặt yếu kém của ta, nhất là về xây dựng thực lực cách mạng như đã trình bày trong báo cáo của Tổng quân ủy. Song điều cần nhấn mạnh là phải nhận rõ những khả năng và lực lượng to lớn mà chúng ta cần và có thể huy động được, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng trong cuộc đọ sức cuối cùng với địch. Sức mạnh của chúng ta trước hết là sức mạnh làm chủ của nhân dân, sức mạnh của cả nước đánh giặc, từ Bắc đến Nam, hậu phương đến tiền tuyến.

Qua cuộc chiến đấu ba mươi năm nay, trong tư tưởng, tình cảm, trong hành động cách mạng, trong bố trí chiến lược, trong chỉ đạo, chỉ huy, cả nước trước sau vẫn là một; hòa bình, độc lập không chia Nam, Bắc. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc quyện với nhau làm một, nhưng sức mạnh lớn nhất, quyết định nhất là ở miền Bắc, ở hậu phương. Chiến tranh đến giai đoạn kết thúc thì vai trò quyết định của hậu phương càng nổi bật. Chúng ta chẳng những sẽ động viên những lực lượng quân sự, chính trị ở miền Nam, trong vùng giải phóng cũng như trong vùng địch tạm thời kiểm soát, mà còn dốc vào cuộc chiến đấu quyết định này những binh đoàn chủ lực tinh nhuệ, hầu hết lực lượng dự bị chiến lược và nguồn dự trữ dồi dào của miền Bắc.

Sức mạnh của chúng ta là sức mạnh của hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn liền chặt chẽ với ba dòng thác cách mạng của thời đại. Vì vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của cả loài người tiến bộ. Đó là một trong những nhân tố đảm bảo cho ta đánh thắng tên đế quốc đầu sỏ.

Sức mạnh của chúng ta là sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Trong thời đại ngày nay, chiến tranh có nhiều loại, nhiều quy mô và sử dụng nhiều vũ khí khác nhau; nhưng nói về sức mạnh, thì đáng chú ý nhất là chiến tranh nhân dân và chiến tranh nguyên tử. Chiến tranh nguyên tử rất nguy hiểm, nhưng khi nhân dân các nước nhận rõ nguy cơ hủy diệt của cuộc chiến tranh này và kẻ chủ mưu gây ra nó thì nhất định họ sẽ có đủ sức chặn đứng bàn tay của bọn đế quốc hiếu chiến. Còn trong những cuộc chiến tranh bằng vũ khí thông thường từ trước đến nay, thì chiến tranh nhân dân là vô địch; cuối cùng bọn xâm lược bao giờ cũng thất bại; nhân dân chống xâm lược luôn luôn là người chiến thắng.

Chiến tranh nhân dân Việt Nam ngày nay đã kế thừa truyền thống chống ngoại xâm và tài thao lược của cha ông ta thuở trước. Có thời phải chiến đấu kiên trì ròng rã mười năm mới giành được toàn vẹn đất nước; có thời chỉ tiến công thần tốc trong mười ngày đã quét sạch giặc xâm lăng ra ngoài bờ cõi. Song thời nào cũng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, dựa vào sức dân làm chủ để giữ yên đất nước. Truyền thống đó đang được phát triển và nâng lên một trình độ mới, gắn liền với những tư tưởng quân sự Mác-Lênin.

Chiến tranh nhân dân Việt Nam ngày nay là kết quả tổng hợp của việc vận dụng đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo do Đảng ta đề ra. Trong chống Mỹ cứu nước, đây là một cuộc chiến tranh vừa quân sự vừa chính trị, diễn ra dưới hình thức phổ biến là nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, vận dụng phương thức đấu tranh thích hợp trên ba vùng chiến lược.

Trên cơ sở quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, phương châm cơ bản là làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; là đánh lâu dài, chiến thắng từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Về cách đánh, kết hợp “ba mũi giáp công”, s

Nguồn DVT.vn: http://dvt.vn/201204250214179p0c100/ket-luan-cua-hoi-nghi-bo-chinh-tri-ve-ke-hoach-giai-phong-mien-nam.htm