Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành VHTTDL giai đoạn 2011-2015: 3 mục tiêu cụ thể

VH- Bộ VHTTDL vừa phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành VHTTDL giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch hành động về bình đẳng giới được ban hành với mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong ngành VHTTDL, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực VHTTDL, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Bảo đảm ít nhất 40% nữ trong tổng số công chức, viên chức và người lao động được tuyển dụng trong mỗi lần tuyển dụng ở mỗi đơn vị... (Mục tiêu 1)

Kế hoạch đặt ra 3 mục tiêu cụ thể. Mục tiêu 1 nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong ngành VHTTDL với các chỉ tiêu như: Bảo đảm ít nhất 40% nữ trong tổng số công chức, viên chức và người lao động được tuyển dụng trong mỗi lần tuyển dụng ở mỗi đơn vị;

Bảo đảm tỷ lệ nữ được đào tạo thạc sĩ tăng từ 30 – 35% và đào tạo tiến sĩ tăng từ 15% - 20% so với năm 2010 trên tổng số người có cùng học vị ở mỗi đơn vị; đạt 85 – 90% lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động được trang bị kiến thức giới, bình đẳng giới và pháp luật về bình đẳng giới từ cơ bản đến nâng cao; 100% công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ ít nhất 1 lần.

Mục tiêu 2 bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch với các chỉ tiêu như: Đến hết năm 2015 giảm 60% sản phẩm văn hóa mang định kiến giới trên tổng số sản phẩm văn hóa được xác định có định kiến giới; Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015;

Đến năm 2015, 40% nạn nhân bạo lực gia đình đã phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe và 70% người có hành vi bạo lực gia đình đã phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

Quan tâm ưu tiên đối tượng nữ ở mức độ cao phù hợp với đặc trưng của ngành nghề, đặc biệt là ngành biểu diễn nghệ thuật, ngành thể dục thể thao; trong đó chú trọng tới đội ngũ diễn viên, vận động viên và huấn luyện viên là nữ…

Mục tiêu 3 là Bảo đảm bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch, đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015, 80% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới…

Quan tâm ưu tiên đối tượng nữ ở mức độ cao phù hợp với đặc trưng của ngành nghề, đặc biệt là ngành biểu diễn nghệ thuật, ngành thể dục thể thao; trong đó chú trọng tới đội ngũ diễn viên, vận động viên và huấn luyện viên là nữ… (Mục tiêu 2)

Bộ VHTTDL giao các Tổng cục, Cục, Vụ và đơn vị sự nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới theo các hoạt động trọng tâm.

Theo đó, Vụ Gia đình làm đầu mối phổ biến Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành tới các đơn vị trực thuộc Bộ; chủ trì, phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và Vụ Pháp chế hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Bộ cũng yêu cầu các Sở VHTTDL các tỉnh, thành triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới cụ thể của cấp mình theo hướng lồng ghép vào các nhiệm vụ chuyên môn hằng năm và 5 năm...

Đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015, 80% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới… (Mục tiêu 3)

Bà Trần Tuyết Ánh, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cho rằng vấn đề quan trọng là làm thế nào để đưa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 cũng như Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành VHTTDL giai đoạn 2011 – 2015 thấm sâu vào trong đời sống xã hội, và từng người dân.

Để làm được điều này, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, những cán bộ cơ sở về lĩnh vực này cần nâng cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho bản thân mình và xã hội, trở thành những hạt nhân cho cơ sở, địa phương của mình thực hiện một cách hiệu quả.

Hiền Lương

Bảo đảm ít nhất 40% nữ trong tổng số công chức, viên chức và người lao động được tuyển dụng trong mỗi lần tuyển dụng ở mỗi đơn vị... (Mục tiêu 1)

Quan tâm ưu tiên đối tượng nữ ở mức độ cao phù hợp với đặc trưng của ngành nghề, đặc biệt là ngành biểu diễn nghệ thuật, ngành thể dục thể thao; trong đó chú trọng tới đội ngũ diễn viên, vận động viên và huấn luyện viên là nữ… (Mục tiêu 2)

Đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015, 80% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới… (Mục tiêu 3)

Nguồn Báo Văn hóa: http://www.baovanhoa.vn/doisong/39870.vho