Đèn tín hiệu giao thông ra đời thế nào?

Chiếc đèn được lắp đặt bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London năm 1868 là đèn tín hiệu giao thông đầu tiên.

Hệ thống đèn tín hiệu ở Cleveland năm 1914

Có thể nói, Chiếc đèn này có hai màu xanh - đỏ, được đốt sáng bằng khí ga, báo hiệu cho những đoàn tàu đêm. Tuy nhiên, do độ an toàn không cao vì khí ga phát nổ mà nó không được tiếp tục sử dụng.

Đến năm 1912, trước tình trạng giao thông hỗn loạn, ông Lester Wire (Mỹ) nghiên cứu lại ý tưởng đèn tín hiệu điều tiết phương tiện. Đến ngày 5/8/1914, giới chức bang Ohio cho lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông đầu tiên, tại góc phố East 105th và đại lộ Euclid, thuộc TP Cleveland. Tuy nhiên, chỉ với hai màu xanh - đỏ, người tham gia giao thông gặp phải những bất tiện khi chuyển từ dừng sang đi tiếp và cảnh sát phải kiêm thêm việc bấm còi để báo cho các lái xe biết đèn chuẩn bị chuyển màu.

Đến năm 1920, ông William Potts - một cảnh sát Mỹ đưa ra ý tưởng đưa thêm màu vàng vào hệ thống đèn tín hiệu. Màu vàng dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông chuẩn bị chuyển trạng thái, được lắp đặt tại góc đại lộ Woodward và Michigan ở Detroit và vẫn được điều khiển bằng tay. Nhưng ý nghĩa của các màu thì do mỗi nơi quy định một khác.

Đến năm 1923, trước những sự cố liên tiếp liên quan đến đèn tín hiệu, ông Gerrette Morgan - một nhà sáng chế Mỹ đề xuất thiết kế cột tín hiệu hình chữ T quy định: Màu xanh - được phép đi; màu đỏ - dừng lại; màu vàng - dừng lại ở tất cả các hướng. Dù vậy, vẫn phải vận hành bằng tay và chi phí không hề ít. Riêng New York, phải mất hơn 100 cảnh sát, làm việc 16 giờ/ngày để vận hành đèn tín hiệu với chi phí gần 300 nghìn USD/ năm. Tuy vậy, hệ thống này vẫn luôn cần người vận hành trong những năm sau đó. Chỉ tính riêng tại TP New York, hơn 100 cảnh sát phải làm việc 16 giờ/ngày và tổng tiền lương ở mức 250 nghìn USD/năm. Do đó, các kỹ sư được đặt hàng thiết kế một hệ thống đèn giao thông hoạt động độc lập và phải đến 20 năm sau, hệ thống này mới ra đời.

Sau đó, chu kỳ hoạt động của các đèn giao thông căn cứ trên lưu lượng giao thông và vẫn còn những hạn chế; nên hai kỹ sư người Đức Lammer và Helbing đưa ra ý tưởng giao thông tự tổ chức. Theo đó, tùy tình hình giao thông trên đường mà các cột đèn tín hiệu tự điều chỉnh thời gian hiển thị các màu để giảm ùn tắc, hạn chế tình trạng phải chờ lâu không cần thiết.

Đầu năm nay, nhóm các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) công bố giải pháp đèn tín hiệu ảo với hy vọng giảm thời gian hành trình xuống 40%. Thay thế những cột đèn tín hiệu giao thông ở mỗi ngã ba, ngã tư sẽ là đèn tín hiệu ảo được gắn trên kính chắn gió, có đủ đèn xanh, vàng, đỏ, hướng dẫn người điều khiển chạy an toàn. Hệ thống đèn này sẽ biến mất ngay khi xe qua ngã ba, tư. Khi nghiên cứu này được ra đời, sẽ không còn hình ảnh cột đèn giao thông ở mỗi ngã ba, ngã tư từ lâu đã trở nên quá thân thuộc.

Thanh Huyền - B.T

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/den-tin-hieu-giao-thong-ra-doi-the-nao-d118348.html