DN chưa quan tâm đầy đủ tới quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các quản trị viên cao cấp. Ở Việt Nam, hầu hết DN nào cũng đều có kế hoạch hoạt động dài hạn. Tuy nhiên, Giáo sư Rolf Dubs, Giảng viên ĐH St.Gallen, Thụy Điển nhận định rất nhiều DN Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đầy đủ tới quản trị chiến lược.

Việc đến đâu giải quyết đến đó Trong cuộc Hội thảo “Quản trị Hội đồng Quản trị" do Vietnam Holding và SCIC tổ chức mới đây, Giáo sư Rolf Dubs, người đã rất thành công trong vai trò thành viên HĐQT ở nhiều tập đoàn lớn nhận định rằng, các DN Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến quản trị chiến lược. Theo ông Juerg Vontobel, Chủ tịch Viet Nam Holding, nhiều DN Việt Nam, nhất là những DN nhỏ nhưng có tốc độ phát triển nhanh, thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày - những công việc liên quan đến sản xuất, mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng, quản lý công nợ,..… Hầu hết những việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó, chứ không hề được hoạch định một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống hoặc đánh giá hiệu quả một cách khoa học. Những công việc này chiếm rất nhiều thời gian của người quản lý. Và người quản lý thường rơi vào tình trạng bị động, bị công việc “điều khiển”. Chính vì vậy, rất khó để DN hoạt động chuyên nghiệp và phát triển mạnh mẽ lên một tầm cao mới. DN Việt Nam chưa quan tâm đầy đủ tới quản trị chiến lược Giáo sư Dubs chia sẻ kinh nghiệm thất bại của mình khi không chú trọng vào chiến lược. Cách đây 30 năm, ông là thành viên HĐQT của một công ty bao bì. Công ty của ông nhập dây chuyền sản xuất vỏ chai với chất lượng nút bảo quản nước được trong 12 tháng. Sau đó, công ty mới làm việc với đối tác chính Coca Cola và được biết Coca Cola yêu cầu chất lượng nút bảo quản nước được trong 15 tháng. Công ty bao bì phải đáp ứng yêu cầu đó của đối tác và chịu lỗ hơn 5 triệu USD. Phân tích kỹ ra, công ty này không có chiến lược đầu tư cụ thể, chưa có đối tượng khách hàng cụ thể. Công ty nhập dây chuyền rồi mới tìm khách hàng nên thất bại là điều khó tránh khỏi. Còn về phía DN Việt Nam, GS Dubs cho biết ông đã từng làm việc với một ông chủ công ty đóng tàu. Ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ông chủ này chỉ biết rõ tình hình hoạt động kinh doanh của ngành đóng tàu tại Việt Nam, còn thế giới thì rất mù mờ. Điều đó có nghĩa công ty đóng tàu này không nắm rõ được xu hướng và không thể có được chiến lược tốt đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc. Ông Trịnh Đình Long, TGĐ Tập đoàn Amica nhận xét chiến lược của các DN thường không sâu. Chiến lược của họ chỉ đơn giản hoạt động theo một kế hoạch chờ kết quả rồi từ đó tiếp tục vạch ra kế hoạch mới chứ không hề có một lộ trình dài hơi. Trong cuộc hội thảo, GS Dubs đề nghị hàng chục vị lãnh đạo cao nhất của các DN Việt Nam có mặt trong hội trường lên trình bày cụ thể chiến lược phát triển của DN mình nhưng chưa ai tự tin đứng lên trình bày. Với 15 năm kinh nghiệm đảm đương trách nhiệm thành viên cao cấp trong các DN tại Việt Nam, GS Dubds khẳng định DN Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đầy đủ tới quản trị chiến lược. Điều này cần được thay đổi sớm. Thay đổi như thế nào? Theo GS các lỗi chính trong việc quản trị chiến lược mà HĐQT ở Việt Nam hay mắc phải chính là không hiểu biết rõ về hoạt động ngành trên thế giới, chưa có tiểu ban chiến lược và không có cuộc họp định kỳ. Muốn thực hiện tốt chiến lược, DN Việt Nam phải thay đổi các điểm nêu trên. Thứ nhất, muốn xây dựng được chiến lược tốt, các DN phải nắm rõ tình hình hoạt động trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Nhưng như đã nói ở trên, chỉ một số DN lớn ở Việt Nam mới có hoạt động nghiên cứu thị trường quốc tế theo đúng nghĩa. Còn DN vừa và nhỏ thường lãng quên hoạt động này hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện qua loa. HĐQT nên lập tiểu ban chiến lược Nhưng cả GS Dubs và Ông Juerg Vontobel đều khẳng định nghiên cứu thị trường quốc tế là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới chiến lược kinh doanh đúng đắn. Vì vậy GS Dubs khuyên HĐQT trong các DN Việt Nam nên thường xuyên cử thành viên có năng lực đến rất nhiều nước trên thế giới để nghiên cứu và phân tích tình hình từ đó góp ý kiến đề ra chiến lược phù hợp với xu hướng phát triển của ngành. Thứ hai, các DN Việt Nam hầu như không có tiểu ban chiến lược. Các DN vừa và nhỏ chưa hẳn đã cần tiểu ban này nhưng GS Dubs khẳng định với các DN lớn, cơ chế phức tạp, có từ 11 thành viên HĐQT trở lên, việc lập tiểu ban chiến lược gồm 4 thành viên là rất cấn thiết. Thứ ba, để kiểm soát, đánh giá được tình hình, HĐQT phải họp định kỳ bàn về chiến lược. Điều đơn giản này không phải DN nào cũng làm được. Làm được như vậy, DN mới theo sát được tình hình hoạt động của DN và diễn biến thị trường cũng như diễn biến của nền kinh tế vĩ mô từ đó điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với biến động thực tế của nền kinh tế. Bà Ngô Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông thành thực nói rằng công ty của bà không có những cuộc họp định kỳ. Chỉ khi phát sinh vấn đề, HĐQT mới ngồi lại và tìm cách tháo gỡ.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/giup-ban-kinh-doanh/cam-nang-kinh-doanh/33450-dn-chua-quan-tam-day-du-toi-quan-tri-chien-luoc