Cúng giao thừa thế nào để có một năm mới bình an, vạn sự như ý?

Để có một năm mới bình an, vạn sự như ý, gia chủ cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mâm cỗ, cũng như cách bài trí bàn thờ, nhà ở sao cho hợp lý.

Nói về cách cúng giao thừa, chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà cho hay, lễ cúng Giao thừa thường được gọi là lễ trừ tịch, thực hiện ở thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với ý nghĩa kết thúc năm cũ, đón những điều tốt đẹp của năm mới.

Lễ này được người dân thực hiện vào khoảng giờ Tý, tức là từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ mồng 1 Tết. Lễ cúng Giao thừa gồm có lễ trong nhà và lễ ngoài trời.

Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Cung Hà

Để có một năm mới bình an, vạn sự như ý, gia chủ cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mâm cỗ, cũng như cách bài trí bàn thờ, nhà ở sao cho hợp lý. Sau đây là một số gợi ý của chuyên gia Phong thủy Nguyễn Cung Hà mà gia chủ có thể tham khảo.

Lế cúng Giao thừa ngoài trời

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng …

Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Người ta quan niệm phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển.

Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Lễ cúng Giao thừa trong nhà

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tùy theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất.

Đồ tế tự biểu hiện của ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Cái Ngai tượng trưng cho ngôi chủ trên bàn thờ như Thiên địa (trời đất)

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/cung-giao-thua-the-nao-de-co-mot-nam-moi-binh-an-van-su-nhu-y-a226845.html