Chứng khoán Hồng Kông khởi đầu năm mới âm lịch tồi tệ nhất kể từ 1994

Thị trường chứng khoán Hồng Kông khởi đầu năm mới âm lịch 2016 tồi tệ nhất kể từ năm 1994 khi đà bán tháo dữ đội ngay từ đầu phiên giao dịch, trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc trước lo ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế, Bloomberg đưa tin.

Chỉ số Hang Seng giảm hơn 4% tính tới giờ trưa trong phiên giao dịch sau khi thị trường chứng khoán Hồng Kông mở cửa trở lại sau 3 ngày nghỉ lễ, trong khi đó chỉ số MSCI All Country World giảm 2.1%. Lần cuối cùng thị trường này mở cửa vào ngày đầu tiên của năm mới âm lịch giảm điểm là khi các nhà đầu tư lo lắng về sức khỏe của cựu lãnh đạo Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình. Cổ phiếu của Lenovo Group và các nhà sản xuất năng lượng dẫn đầu đà giảm sau khi dầu thô mất 11% trong những ngày nghỉ lễ, trong khi đó cổ phiếu của công ty kim hoàn Chow Sang Sang Holdings International trượt dài sau cuộc bạo loạn tại quận Mong Kok của Hồng Kông.

TTCK Hồng Kông khởi đầu năm âm lịch 2016 tồi tệ nhất kể từ năm 1994

Nguồn: Bloomberg

TTCK Hồng Kông đã trượt dài 12% kể từ đầu năm trước lo ngại về dòng vốn, thị trường BĐS sụt giảm và sự lao dốc của kinh tế Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Hồng Kông. Bên cạnh đó, cuộc bạo loạn tại khu mua sắm của quận Mong Kok vào ngày thứ Ba vừa qua (09/02) có thể ảnh hưởng đến số lượng du khách đại lục sang du lịch, qua đó làm sụt giảm doanh số bán lẻ.

"Không thể tránh được tình trạng sụt giảm vì suy thoái đã xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thời gian vừa qua, và những mối lo ngại của thị trường vẫn còn đó - giá dầu, suy thoái toàn cầu" - ông Steven Leung, giám đốc điều hành của UOB Kay Hian cho biết. "Hình ảnh của Hồng Kông như là một kinh đô đã bị hủy hoại sau cuộc bạo loạn".

Cổ phiếu công ty sản xuất dầu lao dốc

Cổ phiếu của PetroChina lao dốc 5.9%, trong khi cổ phiếu của Cnooc, công ty khai thác dầu ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc giảm 6.7%, cổ phiếu của HSBC Holdings giảm xuống mức thấp nhất 6 năm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 4.8%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2015. Thị trường tài chính của Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng cửa cho kỳ nghỉ lễ cho đến ngày thứ Hai.

Dầu thô lao dốc, cùng với những lo ngại liên quan đến mức độ tín nhiệm của các ngân hàng Châu Âu làm dấy lên lo ngại về sự không chắc chắn của sức khỏe kinh tế Thế giới. Dầu thô đã giảm xuống dưới 27 USD/thùng từ mức giá đóng cửa 31.72 USD/thùng vào ngày 04/02. Kyle Bass, người quản lý quỹ đầu tư đã đánh bại thị trường trong cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ năm 2008 cho rằng, hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có thể gánh chịu kết cục gấp 4 lần so với các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Tony Hann, người giám sát 270 triệu USD đầu tư vào thị trường chứng khoán của Blackfriars Asset Management tại London cho rằng, thật khó để lạc quan đề thị trường Hồng Kông. Giá trị sổ sách của các cổ phiếu thuộc chỉ số Hang Seng đã giảm xuống dưới 1 trong tháng trước, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và bong BĐS năm 1998.

Nguồn: Bloomberg

Rủi ro từ Trung Quốc

Trong khi các nhà đầu tư trên thị trường đã hướng sự chú ý vào mức lợi nhuận của các doanh nghiệp được công bố hàng quý và hàng năm, thì các chuyên gia phân tích cho rằng có rất ít cơ hội để lạc quan. Các chuyên gia này cho rằng, EPS của các cổ phiếu trong chỉ số Hang Seng được dự báo sẽ giảm 12% trong 12 tháng tới, theo dữ liệu của Bloomberg.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã bơm tiền 4 lần vào hệ thống tài chính của nước này trong thời gian qua để chuẩn bị cho tết âm lịch năm 2016, đã tạo thêm áp lực cho thị trường tiền tệ. Lượng tiền trong hệ thống đã tăng 158.7 triệu USD trong tháng 12/2015, mức bơm tiền cao nhất kể từ tháng 9/2015 và theo ước tính của Bloomberg, lượng tiền bơm vào hệ thống đã đạt 1,000 tỷ USD trong năm 2015.

Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có khả năng mất 10% tài sản do việc cho vay không hiệu quả, theo đó ngân hàng quốc gia này sẽ thấy 3,500 tỷ USD "biến mất", theo Bass - nhà sáng lập của Dallas Hayman Capital Management viết trong một bức thư gửi đến nhà đầu tư, theo Bloomberg. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phải in thêm nhiều hơn 10,000 tỷ USD đồng nội tệ để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, điều này sẽ gây sức ép lên đồng Nhân dân tệ, theo đồng tiền này có khả năng sẽ giảm 30% giá trị so với USD./.

Nguồn VietStock: http://vietstock.vn/2016/02/chung-khoan-hong-kong-khoi-dau-nam-moi-am-lich-toi-te-nhat-ke-tu-1994-773-458624.htm