Chiến lược năng lượng của các nước Trung Á

VIT - Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ lên ngôi như hiện nay, nguồn dầu mỏ giàu có của Trung Á được cả thế giới xem trọng, khu vực này được mệnh danh là “Căn cứ năng lượng của thế kỷ 21”. Tuy nhiên, do các nhân tố về chính trị, lịch sử nên việc xuất khẩu dầu mỏ của Trung Á cũng không được thuận lợi. Trong những năm gần đây, các nước Trung Á luôn hy vọng có thể đa dạng hóa các kênh cung ứng năng lượng của mình.

Trữ lượng dầu mỏ khí đốt phong phú Hiện tại, khủng hoảng năng lượng đang ngày càng hiện rõ, Trung Á với nguồn dầu khí phong phú được mệnh danh là “căn cứ năng lượng của thế kỷ 21”. Từ sự phân bố nguồn dầu khí cho thấy, nguồn năng lượng của khu vực chủ yếu tập trung ở Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. Cựu Tổng thống Turkmenistan – ông Saparmurat Niyazov đã từng tuyên bố rằng, “thế kỷ 21 sẽ là thời đại hoàng kim của Turkmenistan”. Ông quyết tâm phải biến nước này nhanh chóng trở thành “Kuwait của Trung Á”. Cùng với việc đường ống khí đốt Trung Quốc – Trung Á chính thức được đi vào hoạt động từ cuối năm ngoái, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev cho rằng, con đường tơ lụa cổ đại sẽ được hồi sinh. Trữ lượng dầu mỏ của Kazakhstan phong phú, chiếm vị trí thứ 7 trên thế giới. Theo số liệu mà Ủy ban trữ lượng Kazakhstan công bố, trữ lượng dầu mỏ có thể khai thác của toàn quốc gia này hiện nay là 4 tỷ tấn, trữ lượng khí đốt có thể khai thác là 3000 tỷ m3. Vùng biển Caspi thuộc Kazakhstan là khu vực có lượng khai thác dầu mỏ với tiềm lực lớn nhất của nước này. Tài liệu của Cơ quan thông tin năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, tổng trữ lượng dầu mỏ của vùng biển Caspi (thuộc Kazakhstan) đạt khoảng 101 – 109 tỷ thùng, chiếm khoảng một nửa trữ lượng của cả khu vực biển Caspi, tổng trữ lượng khí đốt là 153300 m3, chiếm khoảng 1/3 tổng trữ lượng cả vùng biển Caspi. Theo dự đoán của các cơ quan chính phủ Kazakhstan, đến năm 2010, sản lượng dầu thô Kazakhstan sẽ đạt 80 triệu tấn/năm, sản lượng khí đốt là 40 tỷ m3/năm; Đến năm 2015, sản lượng dầu thô của Kazakhstan sẽ đạt 130 triệu tấn/năm, sản lượng khí đốt đạt 80 tỷ m3/năm. Khai thác và sản xuất dầu mỏ của Turkmenistan là ngành công nghiệp trụ cột của quốc gia này. Trữ lượng khí đốt trong tương lai là 24600 tỷ m3, đứng vị trí thứ 4 thế giới, chiếm khoảng 12,7% tổng trữ lượng toàn thế giới; Trữ lượng dầu mỏ trong tương lai là 20,8 tỷ tấn. Hiện tại, mỗi năm sản xuất khoảng 70 tỷ m3 khí đốt, dầu mỏ là 10 triệu tấn. Trước mắt, Turkmenistan đã đầu tư khai thác 50 mỏ dầu, với trữ lượng thăm dò khí đốt dư thừa khoảng 2700 tỷ m3, chuẩn bị đầu tư khai thác 11 mỏ dầu, với trữ lượng khí đốt thăm dò là 257 tỷ m3,đồng thời đã thăm dò kỹ 73 mỏ dầu, với trữ lượng khí đốt thăm dò khoảng 3000 tỷ m3, đã niêm phong 11 mỏ dầu, với trữ lượng thăm dò là 135,1 tỷ m3, tiềm lực trữ lượng khí đốt thăm dò của Turkmenistan khá lớn. Tổng sản lượng khí đốt năm 2010 dự đoán có thể đạt 115 tỷ m3, 2015 – 2020 sẽ đạt 140 tỷ m3. Nguồn tài nguyên dầu khí của Uzbekistan cũng khá dồi dào. Trữ lượng công nghiệp dầu mỏ dự đoán sẽ đạt trên 5,3 tỷ tấn, trữ lượng đã thăm dò là 548 triệu tấn, lượng khai thác hàng năm đạt hơn 7,2 triệu tấn, chiếm 0,1% lượng khai thác cả thế giới; trữ lượng khí đốt dự đoán cũng vượt quá 5430 tỷ m3, trữ lượng đã thăm dò là 2055 tỷ m3, chiếm 2,2% tổng lượng khai thác cả thế giới. Tuy nhiên, sự phân bố năng lượng khu vực Trung Á không đồng đều, khiến cho sự va chạm giữa các nước xảy ra không ngừng. Khu vực Trung Á có hai con sông đó là sông Amu Darya và sông Syr Darya. Tajikistan và Kyrgyzstan nằm ở thượng nguồn, có đa số nguồn tài nguyên nước, nhưng thiếu năng lượng và nguồn khoáng sản khác. Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan nằm ở hạ nguồn, với nguồn tài nguyên phong phú, nhưng lại thiếu hụt nguồn tài nguyên nước. Thời kỳ Xô Viết cũ, Trung Á đã xây dựng một hệ thống thủy lợi và điện chung, trên thượng nguồn xây một trạm thủy điện cỡ lớn, mùa hè xả nước phát điện, cung cấp nước cho vùng hạ lưu, khi mùa đông dự trữ nước, Tajikistan và Kyrgyzstan sẽ nhận được nhiên liệu và điện do Kazakhstan, Uzbekistan dưới hạ lưu cung cấp. Hệ thống này đã bị phá hủy khi Liên Xô cũ giải thể và các quốc gia Trung Á giành được độc lập. Mấy năm trở lại đây, sự mất cân bằng dự trữ năng lượng và việc sự dụng bất hợp lý đã khiến va chạm giữa các nước Trung Á xảy ra liên tiếp. Xác định rõ chiến lược “đa dạng hóa xuất khẩu” Thời kỳ dầu khi Liên Xô giải thể, các quốc gia Trung Á mặc dù đã giành được quyền kiểm soát mạng lưới dầu khí của mình, nhưng vẫn không thể nắm được quyền chủ động sử dụng năng lượng của cho mình. Đường ống dẫn khí Trung Á đa số là do Nga kiểm soát, giá xuất khẩu tương đối xa rời giá thị trường quốc tế. Nút thắt xuất khẩu năng lượng đã kìm hãm sự phát triển của các cường quốc năng lượng Trung Á, cũng thúc đẩy họ tiến hành thử nghiệm đa dạng hóa và từ từ xác định rõ chiến lược phát triển “đa dạng hóa kênh xuất khẩu năng lượng”. Sau khi độc lập, về mặt ngoại giao, Kazakhstan vẫn đang theo đuổi sự cân bằng trong chiến lược đa phương, chiến lược năng lượng của quốc gia này chủ trọng hợp tác tác với các cường quốc. Do có mối quan hệ chính trị kinh tế đặc biệt với Nga, việc phát triển quan hệ năng lượng với Nga vẫn là lựa chọn ưu tiên của Kazakhstan. Mối quan hệ song phương giữa Kazakhstan và Mỹ, Liên minh châu Âu EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc đang không ngừng phát triển, mấy năm gần đây, đã thiết kế và thực thi được nhiều kênh xuất khẩu. Theo quan điểm truyền thống, nhánh dẫn khí chủ yếu nối kết với Nga, nhưng để thích ứng với chiến lược ngoại giao của mình, sau đó, Kazakhstan đã sửa đường ống dẫn dầu tại biển Caspi. Đường ống này chủ yếu là cung ứng cho các nước phương Tây như Mỹ, Tây Âu, đồng thời việc sửa đường ống dẫn khí thông qua Trung Quốc cũng lựa chọn tất nhiên phù hợp với lợi ích của các Kazakhstan. Kể từ khi độc lập đến nay, Turkmenistan đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế của các “cường quốc dầu khí”, thu hút rộng rãi nguồn vốn nước ngoài. “Chiến lượng cải cách kinh tế xã hội đến năm 2020” mà cựu tổng thống Niyazov vạch ra đã hoạch định chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng, đã xác định chiến lược phát triển công nghiệp dầu mỏ khí đốt và nhiệm vụ ưu tiên ngành công nghiệp dầu mỏ khí đốt. Sau nhiều nỗ lực không ngừng nghỉ, Turkmenistan đã giành được nhiều tiến triển trọng đại trong phương diện xây dựng nhánh xuất khẩu mới. Năm 1998, Turkmenistan mở một nhánh đường ống khí đốt xuất khẩu sang Iran. Năm 2009, đường ống khí đốt Trung Quốc – Trung Á cũng là một chiến lược quan trọng của việc đa dạng hóa xuất khẩu của Turkmenistan. Ngoài ra, Turkmenistan cũng dự định cung cấp khí đốt cho đường ống Nabucco vòng qua Nga mà Mỹ và EU hỗ trợ, đồng thời rất hứng thú với dự án đường ống khí giữa Turkmenistan - Afghanistan - Pakistan - Ấn Độ. Uzbekistan cũng đã hoạch định chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng trong phương diện xuất khẩu dầu mỏ khí đốt. Uzbekistan có nhánh đường ống và mạng lưới nhánh dẫn khí đồng bộ và phát triển, nhưng đường ống này phải đi qua Nga. Do đó, Uzbekistan tích cực hợp tác năng lượng với Mỹ, Nhật Bản và các nước phát triển khác, đồng thời tích cực mở một đường ống khác vận chuyển dầu khí từ biển Caspi vòng qua Nga.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/kinhte/nangluong/la75092/default.htm