Cầu cạn Millau, Pháp: Công trình của những kỷ lục

Cầu cạn Millau nối 2 cao nguyên của dãy Massif Central. Chiều dài cầu là 2,4 km, điểm cao nhất 270m so với dòng sông Tarn.

Được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) bởi Tập đoàn xây dựng nổi tiếng Pháp Eiffage (tập đoàn từng xây dựng tháp Eiffel), cầu cạn Millau sở hữu những kỷ lục: Cầu dây văng lớn nhất châu Âu, trụ cao nhất, cột dây văng cao nhất, cầu cạn cao nhất thế giới. Cây cầu này còn được bình chọn là 1 trong 10 công trình kiến trúc vĩ đại. Vị trí quan trọng, đầu tư lớn Là một phần của trục giao thông đường bộ A75-A71 (Paris -Barcelona) Cầu Millau đưa vào sử dụng rút ngắn thời gian đáng kể trong hành trình từ Paris đến Barcelona. Tập đoàn Eiffage đã đầu tư 400 triệu euro (524 triệu USD) xây dựng cầu Millau. Để hoàn vốn, Tập đoàn này được quyền thu phí trong 75 năm. Trạm thu phí với 18 làn đường ở phía Bắc cầu cạn Millau là trạm thu phí hiện đại, được xây dựng bằng bê tông đặc biệt. Nhóm thiết kế trạm thu phí của tập đoàn Eiffage được cấp bằng sáng chế. Thiết kế, thi công Thách thức đặt ra đối với những người thiết kế cầu Millau bởi một phần cầu bắc qua sông Tarn, nối hai cao nguyên với khoảng cách rất xa. Giải pháp đưa ra là xây cây cầu với 7 cột trụ thay vì kiểu cầu có 2 hoặc 3 trụ trước đó. Kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Norman Foster là người chịu trách nhiệm thiết kế cầu. Chiều dài mỗi nhịp cầu 342m, các trụ có chiều cao từ 75 - 235m. Vật liệu để xây dựng cầu cũng được tính toán kỹ để đạt được hiệu quả và giảm chi phí. Cầu cạn Millau được thiết kế rất mực tinh tế và lộng lẫy và đạt được độ cao kỷ lục, thậm chí còn cao hơn vài mét so công trình kiến trúc nổi tiếng tháp Eiffel, Pháp. Cầu cạn Millau có cấu trúc uốn cong nhẹ để lái xe không bị cảm giác bồng bềnh Một điều thú vị là cầu cạn Millau ở độ cao lớn nên không thiết kế đường bằng phẳng bởi điều này có thể gây ra cảm giác lơ lửng cho người lái xe. Để khắc phục, cây cầu được thiết kế uốn theo đường cong nhẹ và ánh sáng nghiêng khoảng 3% để cải thiện tầm nhìn và trấn an tài xế. Mỗi bên cầu có một hành lang rộng 3m làm tăng độ an toàn và giúp lái xe không nhìn thấy thung lũng bên dưới. Khi cây cầu tiếp xúc với gió mạnh khoảng 151 km/h, màn chắn phụ được sử dụng để giảm tác động của gió tới 50%. Vì vậy, tốc độ gió trên cầu cũng tương tự như tốc độ của gió ở mặt đất. Khởi công từ tháng 10/2001, một năm sau, các trụ cầu cao khoảng 100m đã hình thành. Việc đổ sàn bắt đầu vào tháng 2/2003 và hoàn thành vào tháng 5/2004, cầu được khánh thành tháng 12/2004. 7 trụ cầu Millau kết cấu bằng bê tông cốt thép theo hình dạng của kim tự tháp, hình chữ V ngược, dây văng giống hình nửa chiếc đàn hạc. Quá trình này phải sử dụng hàng trăm xi lanh thủy lực và máy bơm áp suất cao để đẩy và cố định mặt sàn và một hệ thống nâng đồng bộ các cột phụ trợ. Cầu cạn Millau được đỡ bởi nhiều nhịp dây cáp đặt ở giữa. Để đáp ứng việc mở rộng và co lại của sàn bê tông, có 1 triệu khoảng trống giữa các dây cáp và mỗi cột trụ được chia thành hai cột mỏng hơn, linh hoạt hơn, tạo thành một hình chữ A phía trên mặt cầu. Để xây dựng công trình này, người ta đã phải sử dụng khoảng 127.000 m³ bê tông, 19.000 tấn bê tông cốt thép và 5.000 tấn thép. Tổng cộng, chiếc cầu có trọng lượng khoảng 290.000 tấn. Hoàng Thu (Theo road traffic-technology.com)

Nguồn Giao Thông: http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/Quoc-te/Tu-lieu/Cong_trinh_cua_nhung_ky_luc/