Bệnh vảy nến, Lupus ban đỏ, có nên lập gia đình?

- Bệnh Lupus ban đỏ, bệnh vảy nến đều có ảnh hưởng ít nhiều đến "chuyện ấy" cũng như việc sinh nở và thậm chí là để lại ở thế hệ sau. Nhiều phụ nữ vì thế mà lo lắng không dám lập gia đình.

Vậy, làm thế nào để đối phó với tình trạng những tế bào chết xuất hiện trên da như những vảy cá và ngày một phát triển thêm? Nguy hiểm hơn, những triệu trứng này dễ khiến người ta nghĩ đến chứng đau khớp hay dị ứng thức ăn. Làm thế nào để biết mình đã bị bệnh Lupus ban đỏ mà không gặp phải sự nhầm lẫn này? Trước nỗi lo âu của độc giả, Bee.net.vn đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN VÀ LUPUS BAN ĐỎ vào 9h00 sáng nay - thứ tư (1/12) với các chuyên gia: - PGS.TS Đặng Văn Em, Chủ nhiệm khoa Da liễu - Dị ứng, Trưởng chuyên viên Da liễu Quân đội, Bệnh viện TƯ Quân đội 108. - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, Trưởng khoa Y học Cổ truyền, ĐH Y Hà Nội, kiêm phó khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền TƯ. Toàn văn buổi giao lưu: Phạm Thúy Quỳnh - Nữ - Ninh Bình - Chị gái em bị Lupus ban đỏ, nay đã sinh một cháu. Liệu cháu em có bị di truyền từ mẹ không? Cháu em ngay từ bây giờ có uống được thuốc gì để phòng tránh bệnh Lupus ban đỏ không ạ. Em cảm ơn! - PGS - TS Đặng Văn Em: Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn dịch, bệnh này đến nay chưa trị khỏi mà chỉ trị nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Sinh bệnh học của bệnh Lupus ban đỏ hiện còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, chỉ biết rằng người bệnh tự sinh ra các kháng thể chống lại ngay cơ quan tổ chức tế bào và các yếu tố khác trong tế bào của mình. Trong đó liên quan cả đến vấn đề yếu tố gia đình. Nhưng không phải mẹ bị Lupus là con bị Lupus. Do vậy, con của chị bạn có bị upus hay không còn cần xác định nhiều vấn đề khác. Vấn đề dự phòng con bạn không bị Lupus ban đỏ hiện nay khoa học vẫn chưa có hướng. Phạm Thị Lý - Nữ 24 tuổi - Biên Hòa - Xin hỏi bác sĩ, chế độ dinh dưỡng dành cho người bị vảy nến và Lupus ban đỏ như thế nào? Có phải ăn kiêng gì không? - PGS - TS Đặng Văn Em: Bệnh vảy nến và Lupus ban đỏ là hai bệnh khác nhau: Khác nhau về sinh bệnh học, khác nhau về lâm sàng, khác nhau cách điều trị. Vì vậy bạn hỏi ăn kiêng trong hai bệnh đó là hoàn toàn đúng: Bệnh vảy nên cần phải kiêng những thức ăn sau: Các chất kích thích như ruợu bia, thuốc lá. Thức ăn: phải bỏ thịt chó, còn các thức ăn khác như hải sản, thịt gà ... thì trên từng bệnh nhân tự xác định bằng cách ăn vào thấy ngứa đỏ lần sau không ăn nữa. Ăn tăng cường thức ăn có chất màu như hoa quả: gấc, cà chua, ăn cá tăng lên (trong cá có axit có tác dụng chống viêm tốt là cơ sở cùng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến - bệnh vảy nến là bệnh của viêm. Đối với Lupus ban đỏ về ăn uống hầu như không phải kiêng thức ăn gì, trừ ngọn cây đinh lăng, ăn tăng thức ăn rau quả như trên. Thanh Tùng - Nam 47 tuổi - Bắc Ninh - Tôi bị vẩy nến từ nhiều năm nay, dùng thường xuyên các loại thuốc bôi và thuốc uống của viện Da liễu. Thấy có người bảo uống nhiều mấy loại thuốc đó sẽ có ảnh hưởng đến gan thận đúng không bác sĩ? Hôm vừa rồi, chị bạn tôi mách là mới có một loại thuốc mới có tên Kim Miễn Khang. Nghe nói thuốc này là thuốc đông y, dùng không có tác dụng phụ. Thực hư là thế nào, thưa bác sĩ? - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Các phương pháp của y học hiện đại thì có nhiều loại thuốc và các loại thuốc này khi điều trị cũng đem lại hiệu quả tốt nhưng đã là thuốc hóa dược tổng hợp thì thường cũng có những tác dụng không mong muốn nhất định nên trong quá trình sử dụng thuốc này vẫn cần sự giám định chặt chẽ của các bác sỹ điều trị. Bên cạnh đó trong Y học Cổ truyền với bề dày thực tiễn lâm sàng phong phú của mình cũng sàng lọc nghiên cứu và khai thác những loại thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị những bệnh này; trong đó có một chế phẩm là Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang bao gồm có các vị thuốc sau: thổ phục linh, hoàng bá, nhàu, nhũ hương, bạch thược, cây sói rừng và thành phần của mỗi viên thuốc còn chứa L- carmitin fumarat 500 mg. Những vị thuốc này dưới góc độ nghiên cứu dược lí của y học hiện tại chúng đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Dưới góc độ của Y học Cổ truyền, chúng có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp. Vì vây, nó có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh vẩy nến và bệnh Lupus ban đỏ. Vì là thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc nên tác dụng không mong muốn thường ít nên anh có thể tham khảo để sử dụng điều trị hỗ trợ trong vẩy nến hay Lupus ban đỏ nhưng không tách rời được sự theo dõi đánh giá của các bác sỹ chuyên khoa da liễu. Vũ Văn Ly - Nam - 11C3-11.SKY GARDEN 3.Phú Mỹ Hưng, Q7. TP.HCM Thưa chuyên gia, tôi muốn hỏi là: Bệnh "vẩy nến đối xứng" có khác gì với bệnh vẩy nến nói chung? Tôi bị bệnh này đã hơn 3 năm, nhưng không bị trên đầu như mô tả triệu chứng thường đọc trên báo.Hay là bệnh của tôi không phải là bệnh vẩy nến? - PGS - TS Đặng Văn Em: Bệnh vảy nến là một bệnh da mãn tính thông thường, bệnh chiếm khoảng 1 -4 % dân số. Sinh bệnh học của bệnh vảy nến hiện nay vẫn còn nhiều điều chưa rõ, nhưng bằng sự phát triển của khoa học hiện nay đa số các tác giả thống nhất rằng bệnh vảy nến là một bệnh có di truyền (vảy nến tuyp 1 - không di truyền nếu vảy nến tuyp 2) và có cơ chế tự miễn. Về lâm sàng thường khởi phát ở vùng đầu khoảng 80% và bệnh thường đối xứng hai bên, gặp ở các vùng tì đề như đầu gối khuyả tay, xương cụt. Bệnh của bạn đã được xác định tại chuyên khoa da liễu nào chưa? Bởi vì nếu khi lâm sàng không điển hình có thể làm sinh thiết da để cùng chuẩn đoán. Do vậy, bạn nên đến một bệnh viện chuyên khoa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng quy trình. Phượng Anh - Nữ 30 tuổi - TP. HCM - Mẹ tôi bị bệnh vảy nến đã 3 năm, tôi được biết bệnh rất khó chữa và không thể khỏi dứt điểm. Xin hỏi bác sĩ điều đó đúng hay sai? Xin chân thành cảm ơn. - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Bệnh vẩy nến là một bệnh có nguyên nhân tự miễn nhưng chưa tìm được kháng nguyên thực sự. Bệnh thường phát triển nhiều ở xứ lạnh hơn xứ nóng. Bệnh có nhiều yếu tố, nguy cơ như cơ địa và di truyền, môi trường (ánh sáng), chấn thương thượng bì, nhiễm trùng (liên cầu), nội tiết, thuốc, stress, nghiện rượu. Trong lĩnh vực điều trị còn nhiều khó khăn do bởi cho tới hiện nay chưa có thuốc nào tỏ ra có khả năng điều trị dứt điểm vì vậy ngoài những thuốc tân dược và các phương pháp trị liệu của y học hiện đại thì người ta còn khai thác thêm các thuốc thảo mộc trong y học cổ truyền với hy vọng điều trị hỗ trợ làm giảm nhẹ gánh nhẹ của bệnh. Ví dụ, như hiện nay, đã có những công trình nghiên cứu về cây lô hội trong điều trị hỗ trợ bệnh vẩy nến. BeBe - Nữ 26 tuổi - Hà Nội - Trước tiên xin cảm ơn Bee.net.vn đã tạo ra một cơ hội tốt để những người mắc bệnh như cháu được chia sẻ và hỏi đáp cùng các chú/bác. Khoảng 5 tuổi cháu bị ngứa ở mu bàn chân, ban đầu mẹ cháu tưởng cháu nghịch rơm bị ngứa, sau dần cứ lây lan lên khửu tay, hiện tại bây giờ thì chỉ còn bị từ 2 đầu gối (2 chân) trở xuống mu bàn chân, cháu thường bị nặng vào trời lạnh (cứ bắt đầu cuối thu cho đến đầu hè), nó lốm đốm gây ngứa cả dưới 2 đùi (phần mặt sau của đùi). Từ hồi cháu bị đến giờ, gia đình đã đưa đi chữa trị nhiều nơi, mỗi nơi 1 kết luận: Tổ đỉa, á sứng, vảy nến, chàm, ... Càng lớn, tìm hiểu đọc thông tin cháu dần hiểu về bệnh của mình mặc dù không biết có chính xác không nhưng có khả năng là vảy nến. Biểu hiện của cháu: Bệnh không lây sang người khác, mùa lạnh nứt nhẹ có mủ và căng da hết cả 2 chân (từ đầu gối trở xuống, thi thoảng có ở đùi), da bong, những năm gần đây cháu thấy lông chân vẫn mọc (trước đây là ko mọc được ở những chỗ đó), ngứa khủng khiếp, mà đã ngứa thì phải gãi bằng chảy máu ra. Hiện tại cháu đang áp dụng cách sau để "diệt" tạm thời và thấy có hiệu quả: Buổi tối đun nước sôi cho vào gừng (đã giã nhuyễn nhỏ) rồi đổ thêm nước lã cho ấm, ngâm chân và gãi chảy máu ra, sau đó ngồi thấm nước dịch vàng cho khô cứ như thế đêm đó cháu ngủ rất ngon và ngày hôm sau đi làm bình thường, ko ngứa. Dạo này cháu lại lười ngâm và gãi nên hôm nào ngứa quá cháu mới ngâm gãi và đi ngủ, mà cháu rất hay bị ngứa về tầm 9h30 - 12h đêm (cứ phải gãi xong, thấm dịch vàng lại hết ngứa). Cháu sắp cưới nên cũng lo lắng về vấn đề này, nó thật sự bất tiện và khổ sở. Đã lâu cháu không uống thuốc hay bôi bất cứ cái gì ngoài ngâm chân bằng gừng hoặc chè xanh. Mong các bác/chú cho cháu những lời khuyên để hạn chế việc này. - PGS - TS Đặng Văn Em: Quê cháu ở đâu, nếu ở Hà Nội nên đến các bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối như Bệnh viện Da liễu Trung ương, Khoa Da liễu - dị ứng Bệnh viện Trung ương Quân đôi 108 để được khám và điều trị phù hợp. Bởi vì tuổi cháu còn quá trẻ. Những việc cháu làm như ngâm chân bằng nước ấm là không nên. Tốt nhất nên đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Đoàn Hùng - Nam - 25 tuổi - Thưa bác sĩ bệnh vẩy nến có dễ mắc không ạ? Làm thế nào để phòng được bệnh này? - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, Trưởng khoa Y học Cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội. Thứ nhất, bệnh vẩy nến được nhà khoa học Robert Willan mô tả lần đầu năm 1809, tên vẩy nến là do giáo sư Đặng Vũ Hỉ, nguyên Trưởng khoa Da liễu, bệnh viện Bạch Mai- nay là viện Da liễu Trung Ương và Trưởng bộ môn Da liễu trường ĐH Y Hà Nội đầu tiên đặt ra từ năm 1956 do tổn thương của bệnh giống như các giọt nến có màu hồng. Bệnh vẩy nến có nguyên nhân tự miễn nhưng chưa tìm được kháng nguyên thực sự do vậy điều trị còn gặp rất nhiều khó khăn, người ta chỉ biết có một số yếu tố nguy cơ dễ làm phát sinh ra bệnh: - Cơ địa và di truyền - Môi trường và ánh sáng - Chấn thương thượng bì - Nhiễm trùng (liên cầu) - Nội tiết, thuốc, stress - Nghiện rượu Vì vậy, để hạn chế việc phát sinh ra bệnh, người ta có thể cố gắng tránh và hạn chế các nguy cơ mà có thể hạn chế và tránh được như là nghiện rượu, nhiễm trùng, các chấn thương thượng bì, stress.... Hà Thư - Nữ - Hà Nội - Thưa PGS.TS Đặng Văn Em, cháu sắp lấy chồng, bạn trai cháu có em gái mắc bệnh Lupus ban đỏ, chú cho cháu hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Cháu rất sợ con cháu sau này bị ảnh hưởng. - PGS - TS Đặng Văn Em: Bệnh Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn dịch, không đặc hiệu cơ quan, bệnh hiện nau chưa chữa khỏi nhưng bằng những phương tiện khoa học hiện có chúng ta có thể kéo dài cuộc sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Em gái bị bệnh Lupus ban đỏ, anh trai có bị không thì cần có sự xác định của khoa học về vấn đề gen, miễn dịch... nhưng bạn yên tâm, tỷ lệ di truyền của Lupus ban đỏ cùng thế hệ là rất thấp. Trần Văn Nam - Nam 45 tuổi - Bắc Giang - Cách đây vài năm, da của tôi cũng xuất hiện các vùng da đỏ và sần lên, tôi đến BV tỉnh khám thì họ cho biết bị Lupus ban đỏ hệ thống và không khỏi được. Vùng da đó khiến tôi rất mất tự tin nhưng lại không gây đau. Đó có phải chính xác là bệnh Lupus ban đỏ không? - PGS - TS Đặng Văn Em: Bệnh Lupus có dấu hiệu lâm sàng ban đỏ: có thể là ban đỏ cánh bướm ở mặt, ban đỏ rải rác ở thân người thường của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Còn của bạn chỉ bị một số đám bản thân tôi chưa biết nằm ở vị trí nào. Nếu ở vùng mặt và một số vùng hở và tồn tại nhiều năm được chẩn đoán là Lupus thì có thể là Lupus mãn. Tốt nhất bạn nên đến các chuyên khoa cao hơn để được chuẩn đoán xác định và có hướng điều trị thích hợp. Tú Oanh - Nữ 42 tuổi - Hà Nội - Tôi bị Lupus ban đỏ đã lâu, giờ thấy đau xương khớp và mờ mắt. Có phải do uống quá nhiều thuốc Tây nên bị như vậy không? Có sản phẩm nào giúp hỗ trợ điều trị để tôi có thể giảm liều các loại thuốc Tây đang dùng hay không? - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Bạn Tú Oanh thân mến trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống các triệu chứng xuất hiện trên lâm sàng ngoài các biểu hiện toàn thân như là sốt, gầy sút, chán ăn, mệt mỏi nó còn có biểu hiện ở các bộ phận cơ thể khác như là: da và niêm mạc, xuất hiện ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa, loét niêm mạc, rụng tóc nhiều, da nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Raynaud. Ngoài ra thì còn có biểu hiện bệnh lí ở cơ xương khớp như đau khớp. Người ta thấy đây là một dấu hiệu sớm gặp đến 95% trong bệnh lí này: đau cơ, loãng xương cục bộ, dẫn đến đau vai, cổ, háng thậm chí có thể có 5% hoại tử xương vì vậy khi bạn có xuất hiện đau cơ xương khớp, mờ mắt thì có thể là biểu hiện của bệnh lí Lupus ban đỏ nhưng để cho khẳng định chắc chắn bạn vẫn cần đi khám bác sỹ chuyên khoa Da liễu, cơ xương khớp hoặc miễn dịch dị ứng để khẳng định đây có phải đây có phải là biểu hiện bệnh lí của bệnh này hay không. Còn thuốc y học hiện đại dùng vẫn theo sự chỉ định và giám sát của bác sỹ. Bạn vẫn có thể kết hợp thêm thuốc hỗ trợ điều trị từ Y học Cổ truyền ví dụ như chế phẩm Kim Miễn Khang. Nguyễn Văn Sơn - Nam 45 tuổi - Thái Bình - Tôi bị vảy nến 5 năm nay. Tôi được biết trên truyền hình có sản phẩm Kim Miễn Khang. Tôi muốn hỏi sản phẩm này dùng riêng hay là dùng phối hợp như thế nào thưa bác sĩ? - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Bệnh vẩy nến là một bệnh mà chưa tìm được kháng nguyên thực sự, dù rằng nguyên nhân là tự miễn cho nên điều trị đối với y học hiện đại cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó để tăng thêm hiệu quả điệu trị, cải thiện các triệu chứng lâm sàng thì đã có nhiều các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực y học cổ truyền để xây dựng những bài thuốc, những chế phẩm thuốc có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh này. Kim Miễn Khang là một chế phẩm thuốc y học cổ truyền như vậy. Cho nên bạn có thể sử dụng Kim Miễn Khang trong điều trị hỗ trợ bệnh vẩy nến trên cơ sở cùng kết hợp với các thuốc y học hiện đại. Lại Thị Hòa - Nữ 28 tuổi - Bắc Ninh - Xin hỏi bác sĩ, có phải hai bệnh vảy nến và Lupus ban đỏ không có cách điều trị tuyệt đối đúng không ạ? Vì sao lại thường xảy ra ở những người trẻ nhiều hơn? Xin chân thành cảm ơn. - PGS - TS Đặng Văn Em: Bệnh vảy nến và bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là hai bệnh khác nhau về cơ chế bệnh học, về lâm sàng và chiến lược điều trị. Việc điều trị bệnh cần phải có sự kết hợp giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Bằng chiến lược điều trị hiện nay với những thuốc hiện có (Tây y và Đông y) đã làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nhưng đến nay khoa học vẫn chưa điều trị khỏi hai bệnh trên. Bệnh vảy nến thường xảy ra ở tuổi lao động sản xuất, tuổi nhiều nhất có hai đỉnh (đỉnh quanh 20 và đỉnh quanh 50). Do vậy người ta chia vảy nến làm 2 tuyp: Tuyp 1 ( bệnh khởi phát trước 40 tuổi, có mang HLA - CW6, HLA - DR7..., có di truyền, chiếm 80 đến 85 %) vảy nến tuyp 2 (bệnh khởi phát sau 40 tuổi, không mang HLA - CW6, HLA - DR7... không di truyền chiếm 15 đến 20 %). Do vậy, bạn hỏi bệnh vảy nến phát ở tuổi trẻ là đúng. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống cũng thường khởi phát ở tuổi bị thành niên và chủ yếu là nữ giới, tỷ lệ nữ trên nam là 9/1. Nguyễn Hòa - Nữ 34 tuổi - Gia Lâm - Hà Nội - Mỗi khi đi uống bia về, da tôi thường nổi những khoảng da có màu đỏ? Xin hỏi đó có phải nguy cơ dẫn đến bệnh Lupus? - PGS - TS Đặng Văn Em: Chuyện đó bạn cần được các bác sĩ chuyên khoa khám. Bởi vì chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống hiện nay không khó, do đã có bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của hội khớp học Mỹ đưa ra sử dụng khắp thế giới từ năm 1982 và được chỉnh sửa 1997. Những tiêu chuẩn đó gồm có lâm sàng và cận lâm sàng. Do vậy muốn chẩn đoán được bệnh của bạn khi bạn còn khỏe mạnh chỉ đỏ do sau khi uống bia thì cần phải được khám kỹ về lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết. Nam Khánh - Nam - Hải Dương - Mẹ tôi cũng bị vảy nến rất nhiều ở hai chân, uống thuốc đông tây y đều không khỏi. Người ta bảo ăn khế đều đặn sẽ khỏi bệnh. Bác sĩ cho tôi hỏi như thế có đúng không ạ? - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào minh chứng rằng khế có tác dụng trong điều trị vẩy nến và trong những kinh nghiệm dân gian tôi được biết thì cũng chưa có y văn nào, kinh nghiệm nào nói là dùng khế dù là quả hay lá để điều trị bệnh vẩy nến; cho nên tốt nhất anh vẫn nên đưa cụ đến các trung tâm chuyên điều trị bệnh vẩy nến như là các trung tâm da liễu, các bệnh viện da liễu. Ở đây, có thể dùng những phương pháp cập nhật của y học hiện đại và kết hợp với y học cổ truyền một cách hợp lí và khoa học. Chúng tôi hy vọng rằng bệnh của cụ có cải thiện một cách tích cực. Nguyễn Hải An - Nam 23 tuổi - Lâm Đồng - Bệnh vảy nến có phải là một loại nấm da? Điều trị như thế nào? Có nên đắp thuốc lá không ạ? - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Bệnh vẩy nến là bệnh có nguyên nhân tự miễn ở bên trong cơ thể, có biểu hiện bệnh lí ở cả nội tạng và ngoài da; cho nên trong điều trị y học hiện đại người ta có thuốc dùng tại chỗ và thuốc dùng toàn thân. Còn đối với y học cổ truyền, hiện nay, người ta vẫn sử dụng các thuốc theo đường uống trong có tác dụng toàn thân chứ chưa có các sản phẩm để bôi đắp bên ngoài. Khanh - Nam - haphuongkhanh044999@gmail.com - Năm 2000, người nhà tôi một lần vì "sốc" trong công việc nên bị bệnh vảy nến! Sau hơn 10 năm tình hình bệnh có giảm khoảng 90%, bây giờ sức khỏe, ăn uống sinh hoạt bình thường, nhưng trong người vẫn còn những đốm trắng mọc ở trên người và đầu bị đóng vảy đôi chút. Bệnh tình thuyên giảm đến 90% rồi, nhưng không dứt hẳn? Vậy xin hỏi cách điều trị tiếp theo cho hết hẳn là thế nào ạ? Xin cảm ơn bác sĩ! - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Người thân của anh xuất hiện vẩy nến do stress. Khi stress được giải tỏa và điều trị thì hiện nay đã đỡ 90%. Để tiếp tục làm thuyên giảm bệnh hơn nữa, anh có thể đi khám chuyên khoa da liễu để có thể nhận được sự hỗ trợ và lời khuyên của thầy thuốc xem nên dùng thuốc y học hiện đại hay kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. Với lời khuyên của tôi thì anh có thể dùng Kim Miễn Khang để điều trị hỗ trợ. Trang Nhung - Nữ 20 tuổi - Hải Phòng - Cho cháu hỏi, mẹ cháu hiện đang bị bệnh Lupus ban đỏ. Ngoài việc dùng thuốc, mẹ cháu nên có chế độ luyện tập gì không ạ? Nên ăn bồi dưỡng gì ạ? - PGS - TS Đặng Văn Em: Bệnh Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính kéo dài đến nay bằng chiến lược điều trị đã nâng cao được chất lượng cuộc sống cho họ. Trong đó, vấn đề tập luyện, tâm lý và dinh dưỡng cũng góp phần rất nhiều cho thành công điều trị. Cụ thể như sau: Về tập luyện: nên đi bộ, bơi, và tập thể dục hàng ngày, không nên chơi các thể thao đối kháng như: cầu lông, tennis, đá bóng... Chế độ dinh dưỡng: Hầu như không phải kiêng các thức ăn gì, nên dùng tăng các rau quả có màu (gấc, cà chua...) tăng ăn cá... và nói chung ăn chế độ cân đối. Vấn đề tâm lý: Bệnh nhân cần xác định yếu tố tâm lý là một yếu tố khởi động bệnh và làm cho bệnh phát sinh, phát triển nặng lên. Yếu tố tâm lý gồm: quá lo lắng về bệnh tật, làm việc quá sức...Do vậy, những bệnh nhân Lupus ban đỏ cần luôn xác định bệnh của mình và yên tâm tin tưởng cùng bác sĩ chuyên khoa đề ra một chiến lược điều trị trước mắt và lâu dài. Jenny nguyen - Nữ 19 tuổi - swenden - Hiện giờ em có một đứa em gái. Đi khám ở nhiều nơi người ta bảo bị bệnh vảy nến nhưng những nốt trên người của em gái không đỏ mà nó trắng như bệnh lang ben. Bác sĩ có thể giúp em, cho em lời khuyên nào không ạ? Ở Việt Nam giờ có thuốc gì chữa bệnh này không ạ? - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Trước hết, tôi khuyên bạn đi khám với chuyên khoa da liễu bởi vì vẩy nến thường dưới dạng ban hồng đỏ nhưng cũng có thể dưới dạng khác nên bạn cần phải chuẩn đoán xác định xem có phải vẩy nến hay không và nếu có thì điều trị như vẩy nến. Ở Việt Nam cũng có những thuốc y học cổ truyền nhưng với những nghiên cứu hiện nay mới chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh vẩy nến. Lê Hà Anh - Nữ 25 tuổi - Hà Nội - Một phần ở da bàn tay tôi cứ mùa đông là khô lại và mất hết vân tay, đến mùa hè lại bình thường. Nếu thời tiết khô hanh, vết khô sẽ bị tróc da, có thể nứt theo kẽ chảy máu. Đó có phải là bệnh vẩy nên không ạ. Xin cảm ơn bác sĩ! - PGS - TS Đặng Văn Em: Nếu bạn chỉ bị ở bàn tay thì chưa thể nói là bị bệnh vảy nến. Bạn nên được khám chuyên khoa sớm để điều trị kịp thời, đúng hướng. Nguyễn Hoài nam - Nam - Gia lai - Em chào BS !. Em năm nay 35 tuổi, bị bệnh vảy nến, em muốn hỏi có thuốc nào để giảm bệnh này khi tái phát không ? em rât khó chịu mỗi khi tái phát bệnh - PGS.TS Nguyễn Nhược Kim: Bệnh vẩy nến chưa có thuốc điều trị dứt điểm và hay tái phát nên mỗi khi tái phát bạn nên đến khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn và dùng thuốc. Đứng ở góc độ của y học cổ truyền, mỗi khi tái phát, bạn có thể sử dụng chế phẩm Kim Miễn Khang như là một loại thuốc hỗ trợ điều trị. Nam - ditimmotnua24042010@yahoo.com - Tôi mỗi lần uống nhiều bia, rư

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://bee.net.vn/channel/1990/201011/Hoi-va-giao-luu-de-nhan-biet-benh-vay-nen-Lupus-1780835/