Bảo hiểm xã hội: Tăng mức đóng, có tăng mức hưởng?

SGTT - Mức lương hưu quá thấp không đủ sống, nguy cơ thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội… có được giải quyết khi mức đóng bảo hiểm xã hội của cả người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ bắt đầu tăng vào đầu năm tới? PV Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thúy Nga, vụ trưởng vụ Bảo hiểm xã hội (bộ Lao động – thương binh và xã hội) xoay quanh vấn đề này.

Vấn đề bạn đọc quan tâm Bà Nguyễn Thị Thúy Nga Bà Nga cho biết: Bắt đầu từ năm 2010, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tăng từ 5% lương như hiện nay lên 6%, chủ sử dụng sẽ phải đóng 16% lương của người lao động thay vì 15%. Mức đóng này sẽ tiếp tục tăng thêm 1% tiền lương vào năm 2012 và năm 2014 người lao động sẽ đóng 8% lương và chủ sử dụng lao động sẽ đóng 18%. Số tiền đóng tăng thêm này được bổ sung vào quỹ hưu trí, tử tuất cho người lao động nhằm đảm bảo sự ổn định của quỹ này. Còn hai quỹ bảo hiểm mang tính ngắn hạn là ốm đau thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn giữ nguyên mức đóng. Thưa bà, mức đóng tăng, mức hưởng có tăng không? Luật Bảo hiểm xã hội vừa ra đời và có hiệu lực từ năm 2007. Việc tăng mức đóng là cần thiết nhằm đảm bảo sự cân đối của quỹ hưu trí tử tuất. Quỹ này để cân đối được, lẽ ra cùng với mức đóng tăng phải giảm mức hưởng xuống. Mức lương hưu tới 75% mức lương đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là tỷ lệ cao nhất thế giới. Ở nhiều nước tỷ lệ này chỉ khoảng từ 60% – 70%. Tuy nhiên, chúng tôi đã không giảm lương hưu nên chắc chắn sẽ không thể có chuyện tăng mức hưởng. Hiện tại mức lương hưu đang quá thấp, không đủ đảm bảo đời sống cho người hưu trí, thưa bà? Tôi nghĩ mức lương hưu có thể đang thấp, không đảm bảo đủ đời sống nhưng thực tế trong mấy năm trở lại đây tỷ lệ tăng lương hưu quá nhanh. Ví dụ đầu năm 2008 lương hưu tăng 20%, tới tháng 10.2008 lương hưu tăng tiếp 15%, tới tháng 5.2009 lại tăng tiếp 5% nữa. Nếu vẫn giữ mức tăng lương hưu thế này mà không có giải pháp tăng đóng, chắc chắn quỹ hưu trí sẽ nhanh chóng bị mất cân đối. Để người lao động có được mức lương hưu đủ sống và gần với thu nhập thực tế của họ hơn, phải thay đổi chính sách tổng thể, trong đó có chính sách về tiền lương. Hiện tại do quy định nên các doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm cách “lách” để phần đóng ít đi. Như vậy không thể có chuyện đóng ít mà lại hưởng nhiều. Theo bà, các quy định về tiền lương nên thay đổi như thế nào? Hiện tại đóng bảo hiểm xã hội dựa trên lương cơ bản trong khi tổng thu nhập của người lao động lại cao hơn rất nhiều so với lương cơ bản. Lương cơ bản ghi trong hợp đồng lao động có khi chỉ cao hơn một chút so với lương tối thiểu. Như vậy sẽ không thể có chuyện hưởng lương hưu cao được. Theo tôi nên quy định mức lương đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng bao nhiêu % tổng thu nhập từ công việc tại nơi đóng bảo hiểm của người lao động. Trong đó, tổng thu nhập phải được cộng cả những phần phụ cấp, ăn trưa, tiền làm thêm… vào. Nhưng như bà nói, mức hưởng hiện nay đã là cao, cứ tăng đóng nhưng không tăng hưởng thì có ổn không? Mức đóng bảo hiểm xã hội của cả người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ bắt đầu tăng vào đầu năm tới, “chiếc ví” của công nhân sẽ càng eo ngặt? Ảnh: TLHN Để giải quyết vấn đề lương hưu thấp chúng tôi đã nghĩ đến việc thành lập một quỹ hưu trí bổ sung. Hệ thống hiện tại là lương hưu cơ bản nhất, sau này có thẻ có thêm một quỹ hưu trí nữa. Quỹ này khác với bảo hiểm nhân thọ, khác với bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ có thể bổ sung thêm thu nhập cho người về hưu. Tuy nhiên, để thực hiện được cần nghiên cứu rất kỹ. Thực tế việc tăng mức đóng trong khi mức hưởng không tăng chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu kéo dài thời gian cân bằng của quỹ bảo hiểm xã hội, trong khi để cân bằng quỹ này cần nhiều giải pháp tổng thể hơn? Nguy cơ quỹ mất cân bằng đã được dự báo vào khoảng năm 2032 nếu vẫn giữ mức đóng, hưởng như hiện nay. Ngoài việc tăng mức đóng, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu để tăng đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội. Xu hướng đảm bảo an sinh xã hội là phải tăng đối tượng bắt buộc đóng lên. Ở Philippines, những nông dân và ngư dân có thu nhập từ 1.000 peso trở lên là đã phải đóng bảo hiểm xã hội. Tiếp tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu tăng dần tuổi nghỉ hưu lên, nhưng phải có lộ trình và thời gian chuẩn bị. Ví dụ như ở Đức, hiện tại tuổi nghỉ hưu của nam và nữ chênh nhau năm tuổi như từ năm 2003 đã công bố kể từ năm 2010 cứ mỗi năm thì tăng nửa tuổi nghỉ hưu để đến năm 2020 tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau. Để tăng tuổi nghỉ hưu không phải quy định tăng là được, bởi nó còn ảnh hưởng rất nhiều tới các chính sách việc làm. Tây Giang thực hiện

Nguồn SGTT: http://www.sgtt.com.vn/detail29.aspx?columnid=29&fld=htmg/2009/1029/58729&newsid=58729