Báo cáo Thực trạng công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong tình hình hiện nay

(Cinet) – Thực hiện công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phuơng

Năm 2011, hoạt động lễ hội diễn ra với mật độ lớn, lượng du khách ngày càng gia tăng ở hầu hết các lễ hội. Để tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên phạm vi cả nước. Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Thông báo số 282/TB-BVHTTDL ngày 11 tháng 02 năm 2011 chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành trực thuộc Trung ương quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 04/20011/TT-BVHTTDL trong đó có một số nội dung: Hạn chế đốt vàng mã và yêu cầu không đốt đồ mã trong khu vực lễ - Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan. Tổ chức lễ hội tại các địa phương phải có sự tham gia chỉ đạo, tổ chức của cấp ủy Đảng, chính quyền. Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung của lễ hội. Đặc biệt phải có phương án đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động tổ chức lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội lớn thu hút đông người. Kịp thời xử lý những sai phạm trong tổ chức lễ hội. Tại các di tích, nơi thờ tự, cơ sở tín ngưỡng phải có hướng dẫn cụ thể việc đặt hòm công đức, không để xảy ra tình trạng đặt tiền giọt dầu, giắt tiền vào tay tượng phật gây phản cảm, thiếu mỹ quan. Nghiêm cấm lưu hành văn hóa phẩm không rõ nguồn gốc. Việc mời khách Trung ương tham dự lễ hội phải có ý kiến thống nhất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thực hiện Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh/thành đồng loạt có văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các sở, ngành, các Ban quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội triển khai thực hiện Công điện. Một số tỉnh như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Phú Thọ lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra công tác tổ chức lễ hội. Rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh nội dung, chương trình lễ hội phù hợp, phần lễ tổ chức tôn nghiêm, phần hội vui tươi lành mạnh. Dự báo lượng khách đến để chỉ đạo thực hiện phương án thích hợp, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho nhân dân, bảo vệ cảnh quan môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra tại các nơi tổ chức lễ hội lớn được tăng cường; lực lượng kiểm tra hoạt động lễ hội đã có biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý vi phạm tại chỗ đối với các biểu hiện có mục đích trục lợi, ngăn chặn và loại bỏ những biểu hiện thu phí không đúng quy định, lừa gạt khách tham quan, hoạt động mê tín dị đoan, đánh bạc. Các địa phương đã tổ chức tuyên truyền giới thiệu về truyền thống lịch sử lễ hội, công trạng nhân vật thờ tự với hình thức phong phú như: xây dựng trang website, tổ chức tập huấn, quảng cáo bằng pa nô, áp phích, in sách, tờ rơi, tờ gấp để phổ biến Quy chế lễ hội và nội quy bảo vệ di tích, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên.

Chính quyền địa phương, Ban tổ chức lễ hội đã phối hợp với các lực lượng chức năng có phương án bảo đảm an ninh trật tự cho du khách, giải tỏa các lều quán bán hàng lấn chiếm đường đi, tăng cường các phương tiện, phương án phòng cháy, chữa cháy, đầu tư cơ sở vật chất, phân tuyến, nâng cấp đường giao thông, quy hoạch bến bãi giữ xe, các kiốt bán hàng để phục vụ nhân dân tham gia lễ hội và có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Những mặt đã làm được trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Năm 2011, số lượng khách tham gia lễ hội tiếp tục tăng, chỉ tính trong mùa lễ hội xuân năm 2011, số lượng người về dự các lễ hội tăng vượt trội so với các năm trước: Đền Hùng (Phú Thọ) gần 2 triệu lượt, Yên Tử (Quảng Ninh) 1,2 triệu lượt, Chùa Hương (Hà Nội) 1,5 triệu lượt, Cửa Ông (Quảng Ninh) 24 vạn, Bái Đính (Ninh Bình) trên 1 triệu lượt, Đền Trần (Nam Định) 60,2 vạn, Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương) 7 vạn lượt, Chợ Viềng và Khu di tích Phủ Dày (Nam Định) 70 vạn lượt, Đền Gióng (Hà Nội) 14 vạn, Hội Lim 22 vạn, Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) 30,5 vạn, Đền Trần, Đền Tiên La (Thái Bình) 20 vạn, Bà Chúa Xứ (An Giang) trên 70 vạn, Bà Chúa Thiên Hậu (Bình Dương) hơn 1,5 triệu lượt người, Núi Bà Đen (Tây Ninh) trên 1,5 triệu lượt người... Mặc dù lượng khách tăng, nhưng việc tổ chức và quản lý lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện:

Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể chính trị và xã hội đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng, tính cấp thiết mà Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra.

Việc mời khách tham dự lễ hội tại các địa phương đã giảm đáng kể, nhất là đối với các lễ hội lớn như: Đền Hùng (Phú Thọ), Đền Trần (Nam Định), Phủ Dày (Nam Định), Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Chùa Hương (Hà Nội). Một số tỉnh như: Phú Thọ, Nam Định, đã có ý kiến với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch việc mời khách Trung ương về tham dự lễ hội tại địa phương.

Lãnh đạo tỉnh thống nhất không mời khách trung ương tham dự các lễ hội dân gian, tuy nhiên sẽ tổ chức đón tiếp các đoàn khách trung ương về thăm địa phương nhân dịp lễ hội.

Các lễ hội Yên Tử-Quảng Ninh, Đền Gióng-Hà Nội, Bái Đính-Ninh Bình đã làm tốt công tác an ninh trật tự, không có hiện tượng người ăn xin chèo kéo khách, cờ bạc, đốt đồ mã, giao thông được phân luồng hạn chế tối đa ùn tắc, vệ sinh môi trường được thực hiện tốt, người thu gom rác và thùng rác được bố trí nhiều nơi gây ấn tượng và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của người đi lễ. Lễ hội Chùa Hương-Hà Nội năm nay đã có nhiều chuyển biến đáng kể, khắc phục được hiện tượng mà báo chí đã nêu của mùa lễ hội năm trước, tạo ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân tham gia lễ hội.

Đối với các lễ hội lớn tiêu biểu phía Nam như: Lễ hội Quán Thế Âm-Đà Nẵng, Núi Bà Đen-Tây Ninh, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đã chỉ đạo ban quản lý di tích, lễ hội xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, chống ùn tắc giao thông, phòng chống cháy nổ, tạo thuận lợi cho nhân dân tham dự lễ hội. Tiêu biểu là lễ hội Quán Thế Âm-Đà Nẵng đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp về tổ chức lễ hội đối với hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến tham dự.

Việc thực hiện nếp sống văn minh tại một số lễ hội lớn như: Chùa Hương-Hà Nội, Yên Tử-Quảng Ninh, Đền Hùng-Phú Thọ, Bà Chúa Kho- Bắc Ninh... đã có chuyển biến tích cực. Đã có thông báo, khẩu hiệu nhắc nhở du khách thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, việc đốt đồ mã khi hành lễ đã giảm, đặt “tiền giọt dầu” tùy tiện đã được nhắc nhở, trật tự, vệ sinh môi trường đã chuyển biến, nhận thức của nhân dân đã được nâng cao.

Các cơ quan thông tấn báo chí đã góp phần tích cực cùng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê phán những tiêu cực trong lễ hội. Không quảng bá các hoạt động lễ hội có tính thương mại, có hình ảnh phản cảm.

Bên cạnh những mặ đã đạt được, công tác tổ chức quản lý lễ hội vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau đây:

Một số lễ hội diễn ra trong thời gian ngắn như lễ hội Đền Trần, lễ hội Lim, lễ hội Chợ Viềng xuân... nên việc người đi lễ đổ về dẫn đến chen chúc, xô đẩy. Các Ban Tổ chức lễ hội đã có phương án giải tỏa ách tắc giao thông, phương án cấp cứu khá tốt nhưng vẫn không tránh khỏi hội chứng đám đông. Lễ hội Đền Trần-Nam Định tổ chức 75 điểm phát ấn, được nhiều báo phản ảnh, phê phán, đặc biệt là việc đưa lên mạng internet, báo chí cảnh chen lấn, xô đẩy để lấy ấn Đền Trần, là hình ảnh không đẹp trong lễ hội. Hiện tượng đặt tiền không đúng quy định đã được tổ chức thu gom nhưng chưa triệt để vì nhận thức và thói quen của người đi lễ hội chưa thay đổi. Nhân dân đi lễ hội ngày càng đông, có một bộ phận chưa có ý thức chấp hành quy định của Ban tổ chức: Xả rác bừa bãi, cố tình đưa đồ mã vào nơi thờ tự, đặt tiền lễ tùy tiện...

Một số lễ hội do quan niệm về nhận thức của người đi lễ nên việc đốt quá nhiều vàng mã vẫn xảy ra như Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Phủ Dày ( Nam Định)...Việc sắp xếp hàng quán một số nơi còn chưa ngăn nắp, vẫn còn dịch vụ bán hàng rong, đội lễ thuê, cúng thuê.

Hiện tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, tệ bán hàng rong, rút thẻ, bán sách tướng số, tử vi, lôi kéo khách hành hương, tranh giành thu tiền bán vé dịch vụ... làm giảm đi tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội gây nên sự bức xúc của dư luận vẫn còn diễn ra tại một số lễ hội lớn.

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã được tiến hành thường xuyên nhưng xử lý vi phạm còn chưa mạnh, chưa đủ sức răn đe ngăn chặn nên kết quả còn hạn chế.

Về quản lý nguồn thu công đức, tiền giọt dầu: Nguồn thu công đức do nhiều chủ thể quản lý, dẫn đến trong di tích có quá nhiều khay đựng tiền giọt dầu, hòm công đức. Còn hiện tượng ném tiền, giắt tiền vào tay tượng, phật, đặt trên các ban thờ tùy tiện như: Ga Cáp treo, Chùa Giải oan (Chùa Hương), Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Phủ Tiên Hương (Phủ Dày - Nam Định), Chùa Hoa Yên (Yên Tử - Quảng Ninh), Đền Tiên La (Thái Bình), Chùa Bái Đính mới xây dựng (Ninh Bình)… Nguồn thu, chi từ các lễ hội chưa có các văn bản điều chỉnh do đó việc quản lý chưa được thống nhất, minh bạch, nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý (Giáo hội, Thủ Nhang, Thủ Đền, Chính quyền từ thôn, xã đến cấp tỉnh...)nên gây ra mâu thuẫn về lợi ích, thậm chí giữa các địa phương với nhau.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Quy chế lễ hội, giữ gìn sự tôn nghiêm nơi thờ tự, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đặc biệt ý thức của người đi lễ hội còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thái độ và hành vi, ứng xử chưa văn hóa đối với lễ hội và di tích như đặt, giắt tiền giọt dầu vào tay phật, tượng phật, hiện tượng ban phát ấn, túi lương, cành lộc, đốt đồ mã, vàng mã, khấn thuê, xả rác tùy tiện, các hiện tượng ăn xin, móc túi, xóc thẻ, bói toán, trò chơi mang tính cờ bạc còn xảy ra ở một số nơi như Đền Bà Chúa Kho, Chùa Hồng Ân, Hội Lim (Bắc Ninh), Đền Kiếp Bạc (Hải Dương), Đền Tiên La, Chùa Keo (Thái Bình), Dịch vụ hàng hóa còn lộn xộn, gây mất mỹ quan như Khu Đền Đức Thánh Cả, Chùa Mía (Hà Nội), Chùa Bái Đính (Ninh Bình)… Vẫn còn tình trạng ép khách, nâng giá giữ xe, giá dịch vụ ăn nghỉ quá cao và tình trạng ách tắc cục bộ trong lễ hội vẫn còn xảy ra ở một số lễ hội….

Qua thực tế diễn biến hoạt động lễ hội thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động lễ hội trong giai đoạn tiếp theo, các địa phương cần chú trọng các giải pháp cụ thể như sau:

Một là: Tăng cường quán triệt sâu sắc trong nhận thức của cấp Ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp về trách nhiệm đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý lễ hội phải chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ vì lễ hội là một hoạt động đa ngành.

Hai là: Cơ chế và phương thức quản lý lễ hội phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc đỉem từng lễ hội ở từng địa phươn, đảm bảo nguyên tắc nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện. Kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội phù hợp với yêu cầu chuyên môn và đặc điểm lễ hội ở mỗi địa phương. Rút kinh nghiệm tổ chức nganh, trong và sau khi kết thúc lễ hội.

Ba là: Chú trọng công tác tuyên truyền về văn bản pháp luật có liên qua, về giá trị của di tíhc, lễ hội để nâng cao hiểu biết của nhân dân để người dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt lễ hội, đề cao ý thức thực hiện pháp luật và thực hiện nếp sống văn minh. Tăng cường tuyên truyền và vận động thuyết phục nhân dân xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa lễ hội.

Bốn là: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung của lễ hội. Quy hoạch tổ chức dịch vụ ngoài khuôn viên di tích và các hoạt động vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để người dân địa phươn tham gia phục vụ tốt nhân dân tham gia lễ hội nhưng bảo đảo được tính văn hóa và thẩm mỹ. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ công đức, dịch vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tíhc và tổ chức lễ hội. Di tích được tu bổ khang trang, ngoại mục thì lễ hội mới có cơ sở vật chất đáp ứng và thu hút du khách.

Năm là: Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm kịp thời, kết hợp giáo dục với việc cương quyết xử lý bằng pháp luật. Thanh tra các Sở VHTTDL tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, có hình thức xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt độn tổ chức lễ hội, vi phạm Luật Di sản văn hóa, xâm hại di tích và ảnh hưởng môi trường. Nhữn vấn đề mới diễn biến phức tạp kịp thời xin ý kiến cơ quan Trung ương và cấ ủy, chính quyền địa phương để có biện pháp giải quyết.

Sáu là: Vấn để tuyên truyền giáo dục thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội phải được đặt ra không chỉ ở người tổ chức mà cả ở người tham dự. Lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội vào các nội dung của cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, yêu cầu thựchiện nghiêm túc Chỉ thị 24/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 cyả Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức viên chức và Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước để đánh giá cán bộ, công chức và công nhận danh hiệu thi đua.

Bảy là: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương sơ kết việc thực hiện Công điện 162/CĐ-TTg ngày 09/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá

Nguồn Bộ VHTTDL: http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?newsid=59967&rid=20&ZoneId=20