5 câu nói khiến bạn bị loại khi phỏng vấn xin việc

Phỏng vấn xin việc là cuộc gặp gỡ trao đổi giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, có tính quyết định cho cả hai bên có lựa chọn hợp tác hay không. Bạn có hành động gì, ứng xử ra sao, những câu trả lời, câu hỏi… đều 'trong tầm ngắm' mà nhà tuyển dụng dựa vào đó để cảm nhận và đánh giá về bạn.

Phỏng vấn xin việc là cuộc gặp gỡ trao đổi giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, có tính quyết định cho cả hai bên có lựa chọn hợp tác hay không. Bạn có hành động gì, ứng xử ra sao, những câu trả lời, câu hỏi… đều “trong tầm ngắm” mà nhà tuyển dụng dựa vào đó để cảm nhận và đánh giá về bạn.

Dưới đây là những câu không nên nói trong cuộc phỏng vấn vì dễ gây ấn tượng xấu khiến bạn bị loại sớm khi phỏng vấn tìm việc làm 24h, cùng tham khảo nhé!

Tôi không biết/ Tôi không chắc lắm

Nhà tuyển dụng cần một ứng viên có sự hiểu biết kỹ càng và có quyết định cho bản thân trước khi ứng tuyển thay vì nhận được câu trả lời không chắc chắn. Vì thế, khi bạn trả lời: “Tôi không biết, tôi không chắc lắm, có thể là, tôi đoán là…” khi được hỏi về các thông tin liên quan đến kỹ năng hay về sản phẩm, dịch vụ của công ty, tệp khách hàng, mục tiêu lâu dài hay ý định gắn bó, đối thủ của công ty… thì bạn đang cho thấy sự thiếu nghiêm túc, thiếu suy nghĩ và ít tìm hiểu trước khi ứng tuyển. Và như thế có nghĩa là bạn đã thể hiện sự yếu kém rõ ràng trước nhà tuyển dụng.

Tôi rất ghét/ tôi không thích…

Tất cả những câu nói Tôi rất ghét làm việc với người độc đoán; Tôi rất ghét làm việc với đồng nghiệp hay buôn chuyện; Tôi không thích bị sếp quản lí quá tiểu tiết; Tôi không thích làm việc trong văn phòng kín; Tôi không thích công ty bắt nhân viên mang đồng phục cả tuần… vốn mang nghĩa tiêu cực, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu.

Trong cuộc phỏng vấn xin việc, bạn nên tránh nói những câu tương tự. Bởi vì điều bạn ghét là nhìn nhận chủ quan của bạn, công ty có quyền lựa chọn đáp ứng hay không dựa vào giá trị của bạn mang lại. Bạn là người tìm kiếm cơ hội công việc thì trước hết nên học cách chấp nhận cả những điều không như ý.

Thay vào đó, bạn nên bày tỏ thái độ vui vẻ, dễ chịu và tinh thần lạc quan, sẵn sàng đón nhận mọi thứ ngay cả khi không đúng ý mình để tập trung làm việc hiệu quả nhất.

Tôi muốn…

Tôi muốn được làm việc giờ hành chính; Tôi muốn được công ty trợ cấp tiền xăng xe; Tôi muốn được làm việc trong không gian sạch sẽ thoáng đãng; Tôi muốn được công ty cung cấp trang thiết bị làm việc… Dù mong muốn của bạn là chính đáng hay không thì với câu có ý “tôi muốn” sẽ làm mất thiện cảm với nhà tuyển dụng vì sự thiếu tinh tế và mang tính đòi hỏi.

Những câu với từ bắt đầu “Tôi muốn…” thường dành cho cấp trên nói với cấp dưới, không phải với vai trò ứng viên. Khi bạn sử dụng nó trong cuộc phỏng vấn chứng tỏ bạn là người giao tiếp kém.

Tôi đề nghị mức lương …

Mỗi công ty khi đưa ra bảng mô tả tuyển dụng là đã bao gồm mức lương cho từng vị trí. Chắc chắn bạn đã biết trước khi quyết định ứng tuyển.

Nếu bạn có một yêu cầu đặc biệt nào khác về mức lương của mình thì cũng nên chọn cách đề cập khéo léo và tinh tế hơn. Tránh sử dụng các câu như “Tôi đề nghị mức lương là…” vì sẽ dễ gây ấn tượng xấu về sự tự tin thái quá của bạn.

Tôi chỉ làm việc đúng theo giờ giấc quy định

Thời gian làm việc là vấn đề được ghi rõ trong tin tuyển dụng. Mỗi công ty sẽ đưa ra quy định thời gian tùy vào đặc tính công việc. Khi bạn trở thành nhân viên của công ty, bạn cần tuân thủ đúng.

Tuy nhiên khi đi làm sẽ có nhiều trường hợp công việc phát sinh buộc bạn phải linh hoạt thích ứng. Chẳng hạn làm thêm giờ cho kịp tiến độ, tham gia các hoạt động, sự kiện sau giờ làm ở ngoài công ty… Một số ứng viên thiếu kinh nghiệm thường có tâm lí “sợ” rơi vào tình trạng làm thêm giờ, tăng ca… nên từ chối thẳng trong cuộc phỏng vấn. Điều này vô tình khiến họ đánh mất cơ hội công việc.

Bạn nên trao đổi vấn đề này một cách thông minh và khéo léo, tránh nói thẳng thừng ý muốn của mình, nhất là khi chỉ mới ở cuộc phỏng vấn bởi nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu sự nhiệt tình với công việc.

Cũng một nội dung, một quan điểm nhưng cách truyền tải khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau. Khi phỏng vấn xin việc và cả giao tiếp thường ngày, nếu bạn diễn đạt ý muốn của mình bằng sự tế nhị và khéo léo thì dễ làm cho người khác cảm thấy dễ đồng cảm hơn. Ngược lại, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ khó chịu và ấn tượng xấu nếu bạn thiếu sự tinh tế, điển hình là sử dụng các câu nói như trên. Do đó, để tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, hãy chú ý nâng cao khả năng giao tiếp của mình nhé.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/thong-tin-quang-cao/202307/5-cau-noi-khien-ban-bi-loai-khi-phong-van-xin-viec-90a677f/