10 phát hiện khoa học tiêu biểu nhất trong 6 tháng đầu năm 2016

Phát hiện hành tinh thứ 9, trái đất có hai mặt trăng, phương pháp lưu trữ dữ liệu gần như vô tận...là những khám phá khoa học nổi bật nhất từ đầu năm 2016 đến thời điểm hiện tại.

Đây là những khám phá nổi trội nhất của các nhà khoa học trong 6 tháng đầu năm 2016.

1. Phát hiện một “Mặt trăng” mới quay quanh Trái đất

Vào ngày 27/4/2016, bằng việc quan sát qua kính thiên văn đặt tại Haleakala, Hawaii, các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra một tiểu hành tinh nhỏ được đặt lên là 2016 HO3. Tiểu hành tinh này đã quay quanh Trái đất gần 1 thế kỷ và sẽ tiếp tục như vậy vài trăm năm nữa. Quỹ đạo của nó có hình elip với khoảng cách trung bình tới Trái đất gấp 38 đến 100 lần so với Mặt trăng hiện tại.

HO3 nghiêng một góc 8 độ và chu kỳ quay vòng quanh Mặt trời là 365,93 ngày (của Trái đất là 365,24 ngày). Do quỹ đạo đặc biệt mà “tiểu Mặt trăng” có tốc độ di chuyển nhanh hơn so với Trái đất và gần Mặt trời hơn. Tuy nhiên, vệ tinh này lại không lớn như người ta tưởng tượng, chỉ có đường kính khoảng từ 40m đến 100m.

Vào ngày 27/4/2016, bằng việc quan sát qua kính thiên văn đặt tại Haleakala, Hawaii, các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra một tiểu hành tinh nhỏ được đặt lên là 2016 HO3

2. Carbon Dioxide thấm vào đất có thể trở thành đá rắn

Hút Carbon là một phần quan trọng của việc duy trì sự cân bằng của lượng khí CO2 phát thải trên hành tinh. Bất cứ khi nào các nhiên liệu được đốt cháy, tất cả các CO2 đã lưu trữ bên trong sẽ giải phóng vào khí quyển. Hiện tại, các nhà khoa học tại Iceland đã tìm thấy một cách để giữ vĩnh viễn khí thải carbon để chúng không đi vào khí quyển gây ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính.

Nhóm nghiên cứu đã bơm khí CO2 và nước ngầm vào đá núi lửa ở Iceland, đẩy nhanh quá trình tự nhiên biến đá bazan chuyển đổi thành carbon dioxide, sau đó trở thành đá vôi. Quá trình này thường mất hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn năm nhưng các nhà khoa học ở Iceland đã có thể làm điều đó chỉ trong vòng hai năm. Kết quả là hút carbon vào một tảng đá có thể được lưu trữ dưới lòng đất hoặc được sử dụng như một vật liệu xây dựng để khí CO2 không bao giờ giải phóng vào khí quyển.

Ảnh: Juerg Matter

3. Liệu pháp điều trị đột quỵ bằng cách sử dụng tế bào gốc

Cuộc thử nghiệm điều trị bằng tế bào gốc được các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) tiến hành trên 18 bệnh nhân, trong đó có 11 phụ nữ và 7 đàn ông, tuổi từ 33 đến 75. Tất cả đều mất khả năng vận động do hậu quả của đột quỵ, một số bị liệt tay, trong khi những người khác không thể đi lại được.

Các bệnh nhân đều được ghép tế bào gốc, bao gồm khoan một lỗ vào hộp sọ và tiêm tế bào SB623 vào vùng não bị tổn thương do đột quỵ. Một tháng sau điều trị, các bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, và những cải thiện này tiếp tục được duy trì trong ít nhất 1 năm và hơn 2 năm đối với một số bệnh nhân.

Liệu pháp điều trị đột quỵ bằng cách sử dụng tế bào gốc (ảnh Nissim Benvenisty)

4. Cấy chip vào não giúp người bị liệt điều khiển bàn tay theo ý nghĩ

Chỉ nhờ cấy ghép chip vào não, Ian Burkhart - người đàn ông đã bị liệt tứ chi trong 6 năm qua - đã có thể di chuyển ngón tay của mình. Con chip này được đặt ở não trái của Burkhart, anh đã có thể truyền tín hiệu từ não xuống tay phải của mình. Công nghệ này đã giúp tay phải của anh cầm được cốc và cử động các ngón tay để chơi trò chơi đánh guitar.

Đây cũng là lần đầu tiên một người bị bại liệt có thể giành lại khả năng cử động đơn giản, nhờ vào sự tiến bộ của y học. Từ thành công ở Burkhart, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng công nghệ này một ngày nào đó có thể sẽ là phương pháp hữu hiệu để giúp những người bị liệt tứ chi giành lại quyền kiểm soát của mình.

Chỉ nhờ cấy ghép chip vào não, Ian Burkhart - người đàn ông đã bị liệt tứ chi trong 6 năm qua - đã có thể di chuyển ngón tay của mình.

5. SpaceX hạ cánh thành công một quả tên lửa

Sau nhiều nỗ lực bất thành, tên lửa không người lái của hãng SpaceX do Elon Musk sáng lập đã hạ cánh thành công xuống bệ nổi giữa Đại Tây Dương vào ngày 8/4/2016. Thành công của họ sẽ tiết kiệm được tiền và thời gian giữa mỗi lần phóng.

Tên lửa của SpaceX hạ cánh thành công xuống bệ nổi giữa biển

6. Phát hiện loài cá biết đi và leo tường

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ New Jersey phát hiện ra loài Cá Hang Động Đài Loan có khả năng bước đi giống y như các loài động vật có xương sống trên cạn, thậm chí có thể leo qua những tảng đá cao.

Khung xương chậu của chúng rất phức tạp, nối liền với xương sống bằng hàng xương sườn kéo dài dọc theo cơ thể, giúp hai chân sau nâng đỡ cơ thể lên khỏi mặt đất, tương tự như các loài động vật bốn chân trên đất liền. Ngoài ra, đốt sống của chúng cũng nằm chồng lên nhau, giúp xương sống cứng cáp, phục vụ cho việc đi lại.

Theo các nhà khoa học, một ngày nào đó loài cá này sẽ giúp giải thích được phương thức mà tổ tiên loài người tiến hóa từ lòng biển sâu lên mặt đất, từ một loài cá bơi lội trong nước cho đến khi trở thành một loài động vật có xương sống đi lại trên cạn khoảng hơn 300 triệu năm về trước.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ New Jersey phát hiện ra loài Cá Hang Động Đài Loan có khả năng bước đi giống y như các loài động vật có xương sống trên cạn, thậm chí có thể leo qua những tảng đá cao.

7. Tìm ra phương pháp lưu trữ dữ liệu gần như vô tận

Các nhà khoa học tại Đại học Southamton (Anh) cho biết họ đã tạo ra một hình thức lưu trữ dữ liệu mới, giúp mã hóa thông tin vào cấu trúc nano nhỏ xíu chứa trong thủy tinh. Nó được gọi là “đĩa 5 chiều”, có thể lưu trữ khoảng 360TB dữ liệu, với tuổi thọ ước tính lên đến 13,8 tỷ năm trong điều kiện nhiệt độ tới 1000°C.

Dữ liệu được ghi trên các thiết bị sử dụng tia laser cực nhanh qua các xung ánh sáng ngắn và cường độ cao. Mỗi tập tin được viết bằng ba lớp cấu trúc nano mà chỉ có 5 micromét.

Các nhà khoa học tại Đại học Southamton (Anh) cho biết họ đã tạo ra một hình thức lưu trữ dữ liệu mới, giúp mã hóa thông tin vào cấu trúc nano nhỏ xíu chứa trong thủy tinh.

8. Phát hiện hành tinh thứ 9 trong hệ năng lượng Mặt Trời

Tháng 1/2016, các nhà thiên văn học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) từng tuyên bố trong hệ mặt trời của chúng ta có một hành tinh khổng lồ (hành tinh thứ 9) chưa từng được biết đến. Kết luận này dựa vào các quan sát thiên văn của một số kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới cũng như các mô hình tính toán trên máy tính.

Hành tinh này cách Mặt Trời 149 tỷ km, xa hơn 75 lần so với sao Diêm Vương và mất từ 10.000 đến 20.000 năm để quay một vòng quanh Mặt Trời. Kể từ khi thông báo, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, khám phá và tìm kiếm những dấu hiệu có thể xác thực sự tồn tại của hành tinh đó hay còn gọi là “hành tinh X”.

Tháng 1/2016, các nhà thiên văn học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) từng tuyên bố trong hệ mặt trời của chúng ta có một hành tinh khổng lồ (hành tinh thứ 9) chưa từng được biết đến.

9. Phát hiện một số nguyên tố mới

Tháng 1/2016, các nhà toán học đã công bố số nguyên tố lớn nhất từ trước đến nay với 22 triệu chữ số, lớn hơn 4 lần so với kỷ lục cũ. Số nguyên tố này được đặt tên là 2^74.207.281 – 1.

2^74.207.281 – 1 được tìm ra bởi nhà khoa học Curtis Cooper và các cộng sự trong nhóm Great Internet Mersenne Prime Search (GIMPS). Đây là kết quả từ nỗ lực của nhiều tình nguyện viên nhằm tìm những số nguyên tố lớn hơn có dạng 2n-1 theo thuật toán Mersenne. Kỷ lục về số nguyên tố lớn nhất trước đó do chính nhóm của Cooper công bố và họ đã từng phá kỷ lục 4 lần.

Tháng 1/2016, các nhà toán học đã công bố số nguyên tố lớn nhất từ trước đến nay với 22 triệu chữ số, lớn hơn 4 lần so với kỷ lục cũ. Số nguyên tố này được đặt tên là 2^74.207.281 – 1.

10. Sự biến đổi gen nhẹ 800 triệu năm trước dẫn tới cuộc sống đa bào

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một phân tử cổ đại GK-PID, khoảng 800 triệu năm trước đây, là gốc rễ giúp thực thể đơn bào tiến hóa thành các tổ chức đa bào như ngày nay. Các phân tử được tìm thấy giống như một phân tử carabiner, nó có thể kéo các nhiễm sắc thể lại gần với nhau để chốt bên trong màng tế bào khi xảy ra phân tách. Điều này cho phép các tế bào có thể sao chép đúng cách và tránh hình thành tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một phân tử cổ đại GK-PID, khoảng 800 triệu năm trước đây, là gốc rễ giúp thực thể đơn bào tiến hóa thành các tổ chức đa bào như ngày nay.

Thanh Loan (listverse)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/10-phat-hien-khoa-hoc-tieu-bieu-nhat-trong-6-thang-dau-nam-2016-c7a434775.html