10 hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của Trái Đất chụp từ không gian

Những bức ảnh về Trái Đất thường được chụp bằng máy ảnh thế hệ cũ từ khoảng cách hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu, thậm chí hàng tỷ kilomet thường ít sắc nét và màu sắc như 10 tấm ảnh chụp trên terra firma ngày hôm nay.

Trái Đất được chụp từ không gian không chỉ giúp các nhà khoa học hiểu một thế giới có sự sống trông như thế nào từ xa mà còn giúp nghiên cứu tìm kiếm các hành tinh ấm cúng hơn. Chúng cũng nhắc nhở rằng chúng ta hãy biết khiêm nhường khi sống trên một hành tinh nhỏ, mong manh và có khả năng bị mất vào khoảng không bao la của vũ trụ bất cứ lúc nào.

Dưới đây là chi tiết về 10 bức ảnh thú vị nhất về Trái Đất và Mặt Trăng mà con người chụp được từ không gian. Chúng tôi khuyên bạn nên xem bài này trên máy tính để bàn để thấy được hết vẻ đẹp của chúng.

1. Bão nhiệt đới Joalane ở Ấn Độ Dương

Nguồn: NASA

Bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Suomi NPP vào ngày 9/4/2015. NASA và một vài vệ tinh hiếm hoi được phóng lên bởi con người đã bắt được khoảnh khắc toàn vẹn về Trái Đất từ khoảng cách vô cùng xa xôi. NOAA đã tạo ra hình ảnh tổng hợp này bằng cách sử dụng ảnh chụp bởi Suomi NPP, một vệ tinh thời tiết có quỹ đạo quay quanh Trái Đất 14 lần một ngày.

2. Bóng tối Mặt Trăng trên Trái Đất trong nhật thực toàn phần 2016

Nguồn: NASA

Với quỹ đạo 1,6 triệu km, vệ tinh DSCOVR của NASA đã chụp được một nửa ánh sáng trên hành tinh chúng ta vào ngày 9/3/2016 khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng và luồng ánh sáng bất tận phản chiếu.

3. Nam Cực được chiếu sáng bởi Mặt Trời

Nguồn: ESA

Để đến được chỗ hẹn với sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào năm 2007, sao chổi này sẽ rơi vào ngày 30/9/2016, tàu vũ trụ Rosetta cần được tăng tốc với sự giúp đỡ của lực hấp dẫn từ Trái Đất.

4. Trái Đất như một viên bi màu xanh rực rỡ bao bọc trong khối khí vô hình

Nguồn: NASA

Ngày 7/12/1972, các phi hành gia trong sứ mệnh Mặt Trăng, tàu Appolo 17 đã chụp bức ảnh “đá cẩm thạch xanh” về Trái Đất từ khoảng cách 45.000 km trên hành trình đến Mặt Trăng. Chúng ta có thể thấy Châu Phi nằm phía bên trái và Nam Cực ở bên dưới của bức ảnh.

5. Trái Đất trôi hoàn toàn trong bóng tối của không gian

Nguồn: NASA/Flickr; NASA

Phi hành đoàn Appolo 11 đã chụp bức ảnh độc đáo này vào ngày 20/7/1969 từ điểm nhìn 158.000km cách Trái Đất trong chuyến hành trình đến Mặt Trăng của các phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins, and Buzz Aldrin.

6. Mặt Trăng di chuyển ngang qua Trái Đất

Ảnh: NASA

Đây là một loạt hình ảnh được chụp trong khoảng thời gian từ 3h50 chiều đến 8h45 tối do vệ tinh DSCOVR thực hiện vào tháng 7/2015.

7. Quả bóng Mặt Trăng nhỏ hơn Trái Đất 50 lần

Ảnh: NASA

Hình ảnh nổi tiếng mang tên 'Earthrise' của NASA được chụp bởi các phi hành gia tàu Apollo 8 khi quay quanh Mặt Trăng vào ngày 24/12/1968. Trong một chương trình phát sóng về Trái Đất, phi hành gia Lowell cho biết “Sự cô đơn rộng lớn trong vũ trụ là niềm cảm hứng bất tận và thúc đẩy những mong muốn ghi lại các hình ảnh thuộc về Trái Đất”.

8. Thám hiểm Mặt Trăng là công cuộc chinh phục công nghệ

Ảnh: NASA

Bức ảnh đẹp này được chụp bởi phi hành gia Michael Collins từ tàu Apollo 11 vào ngày 21/7/1969.

9. Vẻ đẹp sắc sảo của trí tò mò con người

Nguồn: NASA APOD, The Planetary Society

Ngày 29/10/2014, tàu thăm dò của Cục Hàng không vũ trụ Trung Quốc có tên Chang'e 5-T1 đã chụp được hình ảnh hiếm hoi từ phía xa của Mặt Trăng. Trung Quốc đã mở rộng khả năng khám phá hệ Mặt Trời bên cạnh NASA, ESA, Nga, Ấn Độ và các quốc gia về không gian khác.

10. Một nửa Trái Đất, một nửa Mặt Trăng

Nguồn: NASA

Bức ảnh này là sự kết hợp của hai hình ảnh (một nửa Trái Đất, một nửa Mặt Trăng), được chụp bởi tàu thăm dò Mariner 10 của NASA vào ngày 3/11/1973. Tàu Mariner 10 đang thực hiện sứ mệnh đến sao Thủy, sao Kim và Mặt Trăng.

Long Lê (sciencealert)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/10-hinh-anh-mang-tinh-bieu-tuong-nhat-cua-trai-dat-chup-tu-khong-gian-c7a450726.html