10 cuộc tấn công mạng tồi tệ nhất

(Tamnhin.net) - Tháng 1 năm nay, các nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu điều tra những cáo buộc rằng cơ quan tình báo Ấn Độ đã xâm nhập vào email của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ - Trung, một cơ quan Mỹ giám sát các chính sách thương mại là Trung Quốc.

Titan rain (mưa khổng lồ)

Năm: 2003 - 2007

Nơi bị cáo buộc: Trung Quốc

Thất bại: Năm 2004, các nhà điều tra Liên bang Mỹ đã phát hiện một loạt các cuộc tấn công xâm nhập vào mạng lưới của các bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Năng lượng và An ninh Nội địa cũng như mạng lưới của các nhà thầu quốc phòng và tải về hàng tỷ byte dữ liệu. Các nhà điều tra đã truy vòng rà soát kỹ lưỡng mạng mà họ đã mã hóa là “Titan Rain” và đã tìm được nguồn gốc xuất phát từ máy tính ở Quảng Đông Trung Quốc. Trong khi quân sự Trung Quốc vẫn đang bị đồn là liên quan đến các cuộc tấn công thì Bắc Kinh vẫn tiếp tục phủ nhận trách nhiệm. Năm 2007 đã có báo cáo cho rằng các cuộc tấn công là có liên quan đến Titan Rain cũng nhằm vào mục tiêu là Văn phòng Ngoại giao Anh.

Shady rat (con chuột ẩn náu)

Năm: Từ 2006 đến nay

Nơi bị cáo buộc: Trung Quốc

Tác động: Năm 2011, mcAfee đã báo cáo về sự tồn tại của chiến dịch tấn công 5 năm mà cơ quan này gọi là “Shady RAT”. Cuộc tấn công này hoạt động bằng cách gửi 1 email cho một nhân viên đang làm việc tại một tổ chức mà cuộc tấn công đang nhắm đến và nhân viên này sau đó sẽ cài đặt một “con ngựa Trojan” trên máy tính sau khi kích chuột vào một tập tin vô thưởng vô phạt. 49 nạn nhân bao gồm Ủy ban Olympic Quốc tế, Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), các công ty của Nhật Bản, Thụy Sĩ, Anh, Indonesia, Đan Mạch, Singapore, Hồng Kông, Đức và Ấn Độ và chính phủ các nước Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam và Canada. Có ít nhất 13 nhà thầu quốc phòng cũng đã bị tấn công. Danh sách các mục tiêu này khiến các nhà phân tích nghi ngờ sự tham gia của Trung Quốc. Đây đồng thời được gọi là cuộc tấn công mạng lớn nhất của mọi thời đại.

Những cuộc tấn công vào ESTONIA

Năm: 2007

Nơi bị cáo buộc: Nga

Thất bại: Là một trong số những cuộc tấn công tàn phá nhất chưa từng xảy ra trong một quốc gia, cuộc tấn công Estonia xảy ra sau quyết đinh tranh cãi về việc loại bỏ đài tưởng niệm chiến tranh Liên Xô ở trung tâm Tallinn. Hoạt động của cuộc tấn công này là cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (tấn công DDOS) liên quan đến việc sử dụng các máy tính điều khiển từ xa nhằm làm quá tải hệ thống mạng mục tiêu và khiến cho mạng này bị sập. Những cuộc tấn công DDOS nhằm vào trang web của các ngân hàng lớn của Estonia, các website chính phủ và các cổng tin tức. Đỉnh điểm của cuộc tấn công là việc các thẻ ngân hàng và điện thoại di động không thể hoạt động ở trong nước. Chính phủ Nga đã từ chối trách nhiệm về cuộc tấn công nhưng Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga lại nói với một nhà báo vào 2 năm sau đó rằng một trong số các nhân viên của ông đã tham gia vào cuộc tấn công.

Cuộc chiến tranh tháng 8

Năm: 2008

Nơi bị cáo buộc: Nga

Thất bại: Trong suốt cuộc chiến tranh Nga – Georgia vào 8/2008, những trang web quan trọng của Georgia bao gồm website của Tổng thống Mikheil Saakashvili, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng cũng như một số lượng lớn các trang web của các công ty và các phương tiện truyền thông đã phải gỡ xuống do những cuộc tấn công mạng. Các quan chức Georgia đã đổ lỗi cuộc tấn công cho một nhóm tội phạm mạng có tên là Mạng thương mại Nga. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phủ nhận trách nhiệm liên quan đến cuộc tấn công này.

Ghostnet

Năm: Từ 2009 đến nay

Nơi bị cáo buộc: Trung Quốc

Thất bại: Năm 2009, các nhà nghiên cứu Canada đã phát hiện ra một mạng lưới điện tử gián điệp khổng lồ đã xâm nhập 1295 máy tính ở 103 quốc gia. Các nhà nghiên cứu này đã theo yêu cầu của văn phòng Dalai Lama kiểm tra xem liệu mạng của ông có bị xâm nhập và kết quả là mạng lưới đó đã bị xâm nhập. Các mạng lưới của Iran, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức và Pakistan cũng bị ảnh hưởng. Chính phủ Trung Quốc đã từ chối liên quan đến vụ tấn công này.

Stuxnet

Năm: 2010

Nơi bị cáo buộc: Israel

Thất bại: Được phát hiện năm 2010, loài sâu Stuxnet đã khai thác một lỗ hổng trong Windows nhằm tấn công các hệ thống công nghiệp Siemens, ví dụ như những hệ thống được sử dụng trong các nhà máy hạt nhân. Trong số những hệ thống ở một số nước trong đó có Mỹ bị ảnh hưởng, thì Iran bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 16,000 máy tính bị nhiễm. Loại virus này dường như đặc biệt tấn công vào chương trình hạt nhân của Iran, hướng những nghi ngờ về phía Israel. Chính phủ Israel không xác nhận cũng không phủ nhận sự liên quan nhưng một cuộc điều tra năm 2011 của tờ New York Times đã kết luận rằng con sâu này đã được phát triển và thử nghiệm tại Israel.

50 ngày của LUIZ

Năm: 2011

Nơi bị cáo buộc: Lulzsec

Thất bại: Mùa xuân và mùa hè năm 2011, một nhóm tin tặc có tên gọi là Lulzsec liên kết với nhóm nặc danh trực tuyến đã vô hiệu hóa và làm mất uy tín của một loạt những trang web nổi bật. Không giống như các cuộc tấn công mạng có quy mô lớn trước đó, nhóm tin tặc này không có mục đích hướng tới lợi nhuận hay một ý tưởng đặc biệt. Trong số các hoạt động lớn nhất của nhóm tin tặc này, Lulzsec đã tấn công vào website của Sony PlayStation làm ảnh hưởng đến thông tin cá nhân của hơn 1 triệu người sử dụng. Tháng 7 năm 2011, cảnh sát đã bắt giữ được một thanh niên 18 tuổi ở Shetland Islands- người được xem là một trong những người cầm đầu Lulzsec.

Cuộc tấn công Ddos vào HÀN QUỐC

Năm: 2011

Nơi bị cáo buộc: Triều Tiên

Thất bại: Những cuộc tấn công DDOS trong tháng 3 năm 2004 đã nhắm tới hơn 40 trang web của Hàn Quốc, bao gồm những trang web của Quốc hội, trụ sở quân sự, lực lượng của Mỹ tại Hàn Quốc và một số ngân hàng lớn khác. Các cuộc tấn công này đã làm sập hệ thống giao dịch cổ phiếu của đất nước trong vài phút. Ước tính 11.000 máy tính cá nhân đã bị ảnh hưởng từ một cuộc tấn công này. Một tháng sau đó, một cuộc tấn công khác đã nhằm vào một ngân hàng lớn của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã cáo buộc Triều Tiên về việc thực hiện các cuộc tấn công mạng kể từ những cuộc tấn công nhỏ hơn tương tự như vậy từ 2009 nhưng không có bằng chứng chứng minh được sự tham gia của Bình Nhưỡng.

Ẩn danh

Năm: 2011 - 2012

Nơi bị cáo buộc: Một liên minh lỏng lẻo “tin tăc” trực tuyến.

Thất bại: Một nhóm trực tuyến được biết đến là ẩn danh gần đây trở lên nổi tiếng với các cuộc tấn công vào Nhà thờ Khoa học và Tin tức Fox của máy chủ Bill O’Reilly. Nhưng gần đây, nhóm tin tặc này đã có nhiều đặc điểm chính trị hơn. Nhóm tin tặc ẩn danh này nhắm tới các website của chính phủ Ai Cập trong suốt cuộc nổi dậy chống lại Hosni Mubarak. Với nỗ lực chống lại việc bắt giữ người sáng lập Megaupload ông Kim Dotcom hồi tháng 1, nhóm tin tặc nặc danh đã làm sập các website của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm của Mỹ cũng như một số công ty và các văn phòng của Quốc hội.

Ấn độ

Năm: 2012

Đối tượng bị cáo buộc: Ấn Độ hoặc Trung Quốc

Thất bại: Tháng 1 năm nay, các nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu điều tra những cáo buộc rằng cơ quan tình báo Ấn Độ đã xâm nhập vào email của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ - Trung, một cơ quan Mỹ giám sát các chính sách thương mại là Trung Quốc. Cuộc điều tra này xảy ra sau khi các tin tặc đã đăng một tài liệu trên mạng về kế hoạch tình báo quân sự Ấn Độ nhằm mục tiêu vào các ủy ban. Tuy nhiên, chỉ một vài tuần sau đó, tài liệu này được công bố là giả và các nhà điều tra bây giờ đang tập trung vào các tin tặc Trung Quốc là mối nghi ngờ hàng đầu.

Chúc Linh (Theo Foreign Policy)

Nguồn Tầm Nhìn: http://tamnhin.net/kinh-te/19349/10-cuoc-tan-cong-mang-toi-te-nhat.html