10 bài phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu - Văn mẫu lớp 9

Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích đoạn trích Đồng chí - Nguyễn Đình Chiểu bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn ngữ văn 9

Mục lục

1. Tìm hiểu chung về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
Tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"
Thể loại
Ý nghĩa tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"
Vị trí của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Bố cục đoạn trích: 2 phần
Giá trị nội dung đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Giá trị nghệ thuật đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Dàn ý chung phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
A. Mở bài
B. Thân bài
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
Tổng kết chung
C. Kết bài
Viết đoạn văn 1000 từ phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn
1. Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Viết đoạn văn nói về Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
3. Viết 1 đoạn văn giới thiệu về nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga bằng lời văn của mình
4. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyệ̃n Đình Chiểu.
Danh sách đề thi phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Đề 1: Phân tích bài "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" trích "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu.
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Đề 2: Lý tưởng khát vọng chính nghĩa qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Đề 3: Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Đề 4: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế âỵ́ cũng phi anh hùng. (Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Đề 5: Bình luận câu thơ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn ( Truyện Lục Vân Tiên).
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Đề 6: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu kiều nguyệt nga Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu.
Mở bài
Thân bài
Kết bài

1. Tìm hiểu chung về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)

Tên thật: Nguyễn Đình Chiểu tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ

Sinh năm 1822, mất năm 1888

Quê quán: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là cây bút mở đầu cho dòng văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.

Các tác phẩm của ông là sự kết hợp giữa văn học dân gian và văn chương bác học, ngôn từ giàu sức truyền cảm và nghệ thuật sáng tạo nhân vật.

Tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một người có cuộc đời hết sức bất hạnh:

Xuất thân là một cậu ấm trong gia đình quan lại nhỏ, nhưng chẳng bao lâu thì thân phụ bị cách chức nên tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Đình Chiểu sớm phải lận đận.

Khi đi thi thì mẹ mất, Nguyễn Đình Chiểu bỏ thi về quê chịu tang mẹ. Trên đường trở về chịu tang, ông ốm nặng lại khóc thương mẹ dẫn đến mù cả hai mắt. Hai mươi sau tuổi, ông mất đi người mẹ yêu thương, mất đi đôi mắt, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở. Bao nhiêu ước mơ của cậu thanh niên trẻ tuổi vỡ vụn, ông về quê dạy học, làm thuốc và sống cảnh nghèo nàn, thanh bạch.

Nguyễn Đình Chiểu là người có nghị lực sống và bản lĩnh phi thường:

Khi là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ đưa danh tiếng của ông ở khắp miền lục tỉnh không ai là không biết.

Khi là một thầy thuốc, Nguyễn Đình Chiểu không tiếc sức mình cứu nhân độ thế.

Khi là một nhà thơ, ông để lại cho đời bao áng thơ bất hủ, hướng cho con người đến những giá trị chân – thiện – mỹ.

Khi là một nhà quân sự, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia kháng chiến với vai trò là người tham mưu.

Dù đặt bản thân ở cương vị nào, ông đều làm việc hết mình và là một tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo.

Nguyễn Đình Chiểu là một con người có tấm lòng yêu nước cháy bỏng, nhân cách và khí tiết trong sạch:

Cùng với lãnh tụ phong trào Cần Vương bàn mưu kế đánh giặc.

Từ chối mọi lời mua chuộc của giặc Pháp.

Trực tiếp cầm bút như một thứ vũ khí chở đạo đâm gian, lên án, tố cáo bọn thực dân cướp nước và bọn bán nước và tuyên truyền đạo lý làm người.

Trong vòng xoay văn học Việt Nam từ xưa đến nay, Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn phải gánh chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất. Tuy nhiên, thay vì gục ngã trước số phận, Nguyễn Đình Chiểu đã chọn sống một cuộc đời thanh bạch, khí phách và để lại cho đời sau một sự nghiệp văn chương có giá trị to lớn.

Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thường tập trung vào hai đề tài lớn là đạo lý và yêu nước. Ở mỗi thể loại ông đều có những tác phẩm nổi bật như:

Đề tài đạo lí với tác phẩm tiêu biểu "Truyện Lục Vân Tiên ", "Ngư tiều y thuật vấn đáp "…

Đề tài yêu nước với tác phẩm tiêu biểu "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc", "Văn tế Trương Định"…

Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"

"Truyện Lục Vân Tiên" được tác giả Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. Tác phẩm bao gồm hơn hai nghìn câu thơ (chính xác là 2082 câu) được viết theo thể thơ lục bát.

Truyện xoay quanh cuộc đời nhân vật chính là Lục Vân Tiên với kết cấu theo kiểu truyền thống của thể loại truyện Phương Đông.

Vị trí đoạn trích: "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên".

Thể loại

Tác phẩm "Lục Vân Tiên" được viết theo thể loại truyện thơ Nôm. Đây là thể loại văn học mang tính chất truyện để kể hơn để đọc, để xem. Vì vậy, nó dễ được chuyển thành những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian khác như "kể thơ", "nói thơ", "hát". Thể loại truyện thơ Nôm chú trọng đến hành động của nhân vật hơn là diễn biến nội tâm.

Ý nghĩa tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"

Thông qua nội dung của tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên", nhà thơ muốn truyền dạy những đạo lý làm người như:

– Đề cao tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội như tình cảm vợ chồng, tình cảm bạn bè, tình nghĩa anh em, …

– Đề cao tinh thần hiệp nghĩa, luôn sẵn sàng ra tay cứu khổ phò nguy.

– Thể hiện khát vọng của nhân dân ngàn đời hướng tới những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời như ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà, ác giả gặp ác báo, …

Vị trí của đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Đoạn trích nằm ở phần đầu truyện "Lục Vân Tiên". Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô thi, gặp bọn cướp đang hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình làm gậy xông vào đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.

Bố cục đoạn trích: 2 phần

+ Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai.

+ Phần 2 (còn lại): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Giá trị nội dung đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" thể hiện khát vọng giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Giá trị nghệ thuật đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

– Xây dựng nhân vật theo 3 phương thức: hành động, cử chỉ, lời nói.

– Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ.

– Giọng điệu: thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình tiết truyện và tính cách nhân vật.

Tóm tắt Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Ở huyện Đông Thành, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, tên là Lục Vân Tiên. Nghe tin triều đình mở khoa thi, chàng từ giã thầy xuống núi đua tài.

Trên đường về nhà thăm cha mẹ, Lục Vân Tiên bắt gặp bọn cướp Phong Lai đang bức hại dân lành. Chàng là người căm ghét những kẻ ỷ thế mạnh hiếp yếu, bắt nạt dân lành. Đương thấy cảnh này, chàng tức giận, ra tay cứu giúp mà chẳng mảy may suy nghĩ. Trong tay không đao, không kiếm, chàng đã vội bẻ cành cây ven đường làm gậy mà dũng mãnh xông vào đám cướp.

Lũ cướp hung tàn, thấy Lục Vân Tiên thì càng thêm dữ tợn và muốn trừng trị chàng thật thích đáng. Tuy nhiên, chúng lại bị chàng đánh cho tan tác, người trọng thương, kẻ tử nạn, bỏ chạy tám hướng để thoát thân.

Sau khi dẹp tan bọn cướp, chàng ân cần hỏi han người gặp nạn. Khi này, chàng mới biết đó là Kiều Nguyệt Nga, con gái quan chi phủ Hà Khê gặp nạn khi đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà. Kiều Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn báo đáp xứng đáng nhưng bị chàng đều từ chối. Bởi vì đối với chàng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp.

Hiểu được tấm lòng của người quân tử, Kiều Nguyệt Nga lại càng thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên. Nàng tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn với Lục Vân Tiên, chàng lại tiếp tục bước đi trên cuộc hành trình mình đã chọn.

2. Dàn ý chung phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

A. Mở bài

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, thơ văn của ông không có sự chau chuốt, cầu kì về câu từ mà lại rất mộc mạc, dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngoài đón nhận bởi câu từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống của người dân Nam Bộ.

Người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc như những bài đồng dao dân gian. Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" cũng đã thể hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này.

"Truyện Lục Vân Tiên'' đã làm cho tên tuổi Đồ Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp:

"Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".

Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật trung tâm của truyện thơ sáng ngời trung hiếu, tiết hạnh. Đoạn thơ "Lục Vân Tiên đánh cướp" là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu.

B. Thân bài

1. Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

– Nhân vật Lục Vân Tiên được tác giả khắc họa theo mô típ của truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai khôi ngô, tài giỏi và nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay giải cứu một cô gái xinh đẹp thoát khỏi nguy hiểm, rồi từ ân nghĩa nảy sinh tình yêu.

Cách xây dựng hình ảnh nhân vật này đã góp phần thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân và tác giả về một xã hội của những người tốt. Nơi có những con người vừa có tài, vừa có đức, luôn sẵn sàng ra tay giúp người, giúp đời mà chẳng quan hề tâm thiệt hơn.

a. Khi đánh cướp Phong Lai

Lục Vân Tiên hành động như một vị hảo hán mang tinh thần nghĩa hiệp:

"Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ!

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân"

– Chỉ với 4 từ "ghé lại bên đàng" tác giả đã khắc họa được hình ảnh chàng trai trẻ Lục Vân Tiên gan dạ. Chàng lao tới tiêu diệt đám cướp Phong Lai mà chẳng hề do dự hay tính toán được mất hay mong cầu được đền đáp. Tất cả chỉ xuất phát từ tinh thần hiệp nghĩa, bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.

– Tác giả đã nhấn mạnh vào hành động gan góc của chàng "bẻ cây làm gậy". Vũ khí chống lại đám cướp của chàng không phải là đao, là kiếm mà chỉ là một cành cây bẻ ở ven đường. tính cách hào hiệp, không màng an nguy của bản thân để diệt trừ cái ác, cái xấu xa.

Hình ảnh Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng là một người nhân nghĩa trong hành động:

– Trong lời nói, chàng được xây dựng với tính cách cương trực, thẳng thắn của một đấng nam nhi: "Bớ đảng hung đồ! Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân". Câu nói không chỉ là chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp mà còn là tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của Lục Vân Tiên. Đó là sống trên đời phải hướng đến bảo vệ cuộc sống, đem lại những điều tốt đẹp đến những người dân lành, chứ không phải mang đến cho họ những đau khổ.

Từ những chi tiết trên, tác giả muốn khắc họa hình ảnh Lục Vân Tiên mang trong mình tinh thần hào hiệp, bất bình trước những điều xấu xa. Cùng với đó là tính cách cương trực, luôn sẵn sàng đứng lên bênh vực cho những kẻ yếu đuối và bảo vệ cho lẽ phải. Sự kiện gặp bọn cướp Phong Lai vừa là thử thách vừa là cơ hội giúp nhân vật bộc lộ được tính cách mà tác giả xây dựng riêng cho Lục Vân Tiên.

Lục Vân Tiên – Một vị anh hùng quả cảm có võ nghệ cao cường:

"Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:

Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây

Trước gây việc dữ tại mầy

Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng

Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang."

– Nguyễn Đình Chiểu đã đặt Lục Vân Tiên vào một trận đánh không hề cân sức. Một bên là đám cướp hùng tàn, hùng hổ, đông đúc và được trang bị đầy đủ vũ khí. Còn một bên là hình ảnh Lục Vân Tiên thân cô, thế cô trong tay không được trang bị vũ khí.

– Tác giả đã sử dụng cụm từ giàu giá trị tạo hình "tả đột hữu xông" giúp miêu tả chân thực hình ảnh Lục Vân Tiên như một mãnh tướng đang làm chủ tình thế và tung hoành giữa đám cướp.

– Sử dụng nghệ thuật so sánh giữa những hành động anh hùng của Lục Vân Tiên với hình ảnh khi phá vòng Đương Dang của người anh hùng Triệu Tử, tác giả đã tạo nên một khí thế hào hùng, sôi động cho trận đánh.

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật là tương phản và so sánh. Sự kết hợp này đã góp phần tô đậm tinh thần quả cảm, võ nghệ cao cường cùng với khí thế áp đảo của Lục Vân Tiên. Đồng thời khắc họa hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên với tầm vóc của một người anh hùng mạnh mẽ, phi thường.

Lục Vân Tiên đã giành được chiến thắng vẻ vang trước đả cướp Phong Lai:

"Lâu la bốn phía vỡ tan

Đều quăng gươm giảo tìm đàng chạy ngay

Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong."

– Trước sức mạnh to lớn của Lục Vân Tiên, băng cướp hung hãn bị cho đánh tan tác, hoảng loạn vứt bỏ gươm giáo mà tìm đường thoát thân.

– Tướng cướp Phong Lai – người đứng đầu đám cướp cũng được tác giả miêu tả phải bỏ mạng dưới cây gậy của người anh hùng Lục Vân Tiên.

– Đây chính là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ xấu xa luôn lấy việc hại người làm niềm vui, làm mục đích kiếm sống. Điều này đã thể hiện đúng với mong ước của nhân dân là chính nghĩa đã dành chiến thắng trước sự gian ác.

Qua 2 câu thơ trên, tác giả đã khẳng định rằng: Sức mạnh của Lục Vân Tiên là sức mạnh kết tinh của chính nghĩa, của nhân dân nên đó chiến thắng tuyệt đối không thể phủ nhận. Thông qua những hành động mạnh mẽ của Lục Vân Tiên, tác giả đã phần nào thể hiện khát vọng của nhân dân về một người anh hùng võ nghệ cao cường, có sức mạnh phi thường luôn bênh vực kẻ yếu, chiến thắng mọi thế lực tàn bạo

b. Khi trò chuyện với nàng Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên thể hiện là một người giàu lòng nhân hậu:

"Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,

Hỏi: "Ai than khóc ở trong xe nầy?"

– Lục Vân Tiên là một đấng trượng phu, không chỉ giúp đỡ người hoạn nạn mà còn hết lòng quan tâm đến họ. Chàng tìm cách giúp người bị nạn trấn an, lấy lại tinh thần sau cơn hoảng loạn:

+ Trước hết, chàng thông báo cho họ biết tình hình ở bên ngoài, rằng lũ "kiến chòm ong" đã bị tiêu diệt và không còn bất cứ mối nguy hiểm nào có thể đe dọa họ nữa.

+ Sau đó, chàng lại ân cần hỏi han khi thấy người gặp nạn đang than khóc bên trong xe để giúp họ vơi đi nỗi kinh sợ.

Lục Vân Tiên là một người biết trọng lễ nghĩa thông qua cách ứng xử và xưng hô:

"Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái, ta là phận trai."

– Nét chững chạc, đàng hoàng một mực giữ gìn khuôn phép, lễ nghĩa của Lục Vân Tiên được thể hiện khi chàng khuyên Kiều Nguyệt Nga không bước xuống xe.

– Sử dụng cách xưng hô "nàng" – "ta", tác giả đã cho thấy, Lục Vân Tiên luôn dành cho Kiều Nguyệt Nga một tấm lòng trân trọng, cũng như thái độ lịch sự. Đó là hành động của một con người có học thức, có đọc sách thánh hiền.

Chỉ với một câu thơ, ta có thể thấy được Lục Vân Tiên là một người có học thức. Bởi trong quan niệm xưa, "nam nữ thụ thụ bất thân", nghĩa là giữa con trai và con gái cần giữ khoảng cách nhất định, không được tùy tiện gặp mặt. Chính vì hiểu rõ quan niệm này, chàng không muốn Kiều Nguyệt Nga bước ra ngoài cúi lạy mình, không muốn phẩm tiết của nàng bị ảnh hưởng.

Lục Vân Tiên là một người hào hiệp, nghĩa khí và chính trực:

"Vân Tiên nghe nói liền cười:

"Làm ơn há để trông người trả ơn

Nay đã rõ đặng nguồn cơn

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."

– Chi tiết Lục Vân Tiên cười sảng khoái khi nghe Kiều Nguyệt Nga nói đến ơn huệ, đền đáp đã thể hiện chàng là một người chính trực, làm ơn không màng đến sự đáp nghĩa.

– Tác giả cũng đã thể hiện rõ quan niệm của Lục Vân Tiên về người anh hùng. Đó là làm việc nhân nghĩa là tất yếu. Nếu làm ơn mà trông ngóng, mong cầu việc đáp nghĩa thì không phải người anh hùng.

Từ những phân tích trên, ta nhận ra rằng hình ảnh của Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, lí tưởng. Lục Vân Tiên là một con người văn võ song tài, hào hiệp và nhân hậu. Chàng chính là hình mẫu toàn vẹn, hoàn hảo cho người quân tử trong xã hội phong kiến. Qua hình ảnh nhân vật, Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và mong ước về lẽ công bằng ở đời của chính mình.

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

a. Một tiểu thư khuê các, gia giáo và có học thức

Thể hiện qua những lời giới thiệu của nàng về bản thân:

"Thưa rằng: "Tôi Kiều Nguyệt Nga

Con nầy tì tất tên là Kim Liên.

Quê nhà ở quận Tây Xuyên

Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê."

– Nhân vật Kiều Nguyệt Nga xuất thân trong một gia đình quyền quý, là một tiểu thư khuê các, kim chi ngọc diệp, trâm anh thế phiệt – con quan tri phủ Hà Khê.

– Với lời giới thiệu rất đầy đủ, chân thành, không có chút khoa trương hay kênh kiệu, đáp lại đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga không chỉ bộc lộ được tính cách trọng nghĩa của mình, mà còn thể hiện được sự chân thành, niềm cảm kích, xúc động.

Lời giới thiệu đã phản ánh hình ảnh nàng Kiều Nguyệt Nga không chỉ là một cô tiểu thư quyền quý mà còn là một cô gái nhã nhặn, có học thức.

Thể hiện qua cách xưng hô của nàng với Lục Vân Tiên:

"Trước xe quân tử tạm ngôi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa"

– Tác giả đã để nàng xưng "tiện thiếp", gọi "quân tử’’ để làm nổi bật sự thông minh, hành xử có thước mực của nàng trong lời ăn tiếng nói.

– Hành động "Lạy rồi sẽ thưa" cũng thể hiện một thái độ kính phục trong quan hệ giữa con người với con người. Kiều Nguyệt Nga vốn là một cô tiểu thư quen được yêu chiều, chở che, bảo vệ mà lại hành xử như vậy với một người xa lạ, đâu phải một chuyện dễ dàng.

Qua lời nói kết hợp với hành động của nàng Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã giúp người đọc thấy được sự khiêm nhường, nết na, thùy mị của một tiểu thư sinh ra trong một gia đình gia giáo.

Thể hiện qua lời chia sẻ về hành động hiếu nghĩa của nàng:

"Sai quân đem bức thơ về

Rước tôi qua đó định bề nghi gia

Làm con đâu dám cãi cha

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành."

– Kiều Nguyệt Nga từ Tây Xuyên đến Hà Khê để định bề nghi gia, nghi thất. Vì để vâng theo lời cha, thân gái yếu đuối không quản ngại đường xa, vượt qua dặm trường với bao nguy hiểm bất trắc đến Hà Khê để định bề nghi gia, nghi thất.

Từ khổ thơ trên, tác giả đã khắc họa nàng Kiều Nguyệt Nga là một người con hiếu thảo, sống đúng với khuôn phép của gia đình cũng như với những lễ giáo trong xã hội phong kiến xưa. Đây cũng chính là điểm gặp gỡ giữa Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên mà tác giả xây dựng.

b. Con người có tấm lòng ân nghĩa, thủy chung

Qua lời nói, cử chỉ với ân nhân cứu mạng:

"Trong xe chật hẹp khôn phô,

Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng."

– Kiều Nguyệt Nga là tiểu thư có học thức. Hơn ai hết, nàng ý thức rất rõ về những lễ tiết phong kiến và hoàn cảnh của mình đang gặp phải. Mặc dù vậy, nàng vẫn định xuống xe để trực tiếp "cúi đầu trăm lạy" để tạ ơn ân nhân cứu mạng Lục Vân Tiên.

– Lời nói tha thiết, không hề pha chút gượng ép, giáo điều, nàng là thật tâm, thật dạ muốn được cảm tạ ân công.

Chỉ bằng một hành động, tác giả đã lột tả thành công tấm lòng ân nghĩa, sâu sắc của Kiều Nguyệt Nga dành cho Lục Vân Tiên..

Trong lời cảm kích công lao của Lục Vân Tiên:

"Lâm nguy chẳng gặp giải nguy

Tiết trăm năm cùng bỏ đi một hồi"

– Trước hết là ơn cứu mạng. Khi thấy nàng gặp nguy hiểm, Lục Vân Tiên đã không "mắt nhắm mắt mở" làm ngơ mà tiến lên đánh tan đám cướp hung tàn để giải vây cứu lấy mạng sống của nàng.

– Đối với người con gái, sự trong trắng, danh dự là điều còn quan trọng hơn cả mạng sống. Và Lục Vân Tiên đã bảo vệ được danh dự và sự trong trắng của nàng.

Tác giả đã đặt trong lòng Kiều Nguyệt Nga những ân nghĩa quá đỗi to lớn. Điều này khiến nàng cảm thấy day dứt và một lòng muốn báo đáp cho Lục Vân Tiên.

Băn khoăn tìm cách để đáp nghĩa ân tình Lục Vân Tiên:

"Hà Khê qua đó cũng gần,

Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng

Gặp đây đương lúc giữa đàng

Của tiền chẳng có, bạc vàng thì không

Gẫm câu báo đức thù công

Lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi."

– Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý mời Lục Vân Tiên về Hà Khê để cha mình tạ ơn. Nàng nói tới "của tiền", "bạc vàng" để giãi bày sự thiếu thốn về vật chất. Rồi lại than thở "Lấy chi cho phỉ tấm lòng…" để giãi bày sự lúng túng về tinh thần.

– Tác giả đã truyền đạt thành công suy nghĩ của nàng Nguyệt Nga. Chính là không gì có thể sánh bằng công ơn của Lục Vân Tiên. Bởi đối với nàng, tình nghĩa là là điều quan trọng nhất và là một thứ vô giá.

Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Nàng là cô gái kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Nàng không chỉ là người nết na, gia giáo, có học thức mà còn rất coi trọng nghĩa tình, cư xử có trước có sau. Bởi vậy, nàng đã nguyện gắn bó cuộc đời với Lục Vân Tiên – chàng trai đã cứu nàng khỏi hiểm nguy để giữ trọn tấm lòng ân nghĩa thủy chung.

Tổng kết chung

1. Về nội dung

– Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã lên án cái xấu, cái ác trong trong hội. Đồng thời, thể hiện khát vọng của nhân dân cũng như của chính tác giả hướng tới lẽ công bằng, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đã khắc họa thành công hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga với những phẩm chất cao đẹp.

2. Về nghệ thuật

– Xây dựng thành công nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói mà ít khắc họa ngoại hình, cũng như ít đi sâu vào diễn biến nội tâm. Vì vậy, các nhân vật đều mang đậm tính chất của văn học dân gian.

– Ngôn từ sử dụng mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói thường ngày và mang đậm màu sắc Nam Bộ. Ngoài ra, có chút thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện nên dễ dàng kể lại và đi sâu vào quần chúng

– Truyện mang đậm màu sắc Nam Bộ cả về ngôn ngữ địa phương cũng như tính cách của con người nơi đây.

C. Kết bài

Gần hai thế kỉ trôi qua, nhân vật Lục Vân Tiên vẫn được nhân dân ta yêu mến, hâm mộ. Tinh thần chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và đế quốc trong hơn thế kỉ qua đã làm cho ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Lục Vân Tiên. Tấm gương sáng chói ấy mãi mãi là một minh chứng hùng hồn về sức mạnh thẩm mĩ của thi ca, của truyện thơ Lục Vân Tiên mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời. Tinh thần nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên như viên ngọc quý sáng bừng lên dư vị ngòi bút sắc nhọn của Nguyễn Đình Chiểu:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

Viết đoạn văn 1000 từ phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn

1. Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn. Lục Vân Tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương. Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và tỏa rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ "cây gậy bên đàng ". Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy. Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ… Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, " Vân Tiên nghe nói liền cười" – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm: "Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ". Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến "nam nữ thụ thụ bất thân " song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng. Lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta.

2. Viết đoạn văn nói về Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa một cách sinh động, chân thực, đặc biệt là thông qua đoạn trích " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga". Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám " bớ đảng hung đồ". Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi. Tuy nhiên, khi được những hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa của Lục Vân Tiên cứu giúp thì những lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các. Ta thấy nàng là một người con gái hết mực đoan trang, dịu dàng; một người con có hiếu, luôn vâng lời cha " làm con đâu dám cãi cha". Và để làm theo mong muốn của cha là "tiện bề nghi gia" thì nàng cũng ngại thân con gái phải ngàn dặm xa xôi mà " Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành".Như vậy, ta có thể thấy, hình tượng Kiều Nguyệt Nga có thể coi là một hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa, nết na, hiền thục, có học thức và cũng là một người con có hiếu. Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp "Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng". Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng "đền ơn, tạ nghĩa "đối với người "ân nhân" của mình. Vốn là một tiểu thư đài các, nhưng Nguyệt Nga tự xưng mình là "tiện thiếp", thể hiện sự chuẩn mực, nề nếp, cũng thể hiện được sự khiêm nhường, từ tốn. Cũng trong cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện được tài năng văn thơ hết mực tài hoa, tinh tế:

"Nguyệt Nga ứng tiếng xin hầu

Xuống tay liền tả tám câu năm vần"

Có thể thấy người con gái này " tài sắc vẹn toàn", đoan trang thục nữ những cũng đầy tài hoa, học thức tinh thông.

3. Viết 1 đoạn văn giới thiệu về nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga bằng lời văn của mình

Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật chính của Truyện Lục Vân Tiên. Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ta có được những hiểu biết về hai nhân vật. Lục Vân Tiên đang trên đường dự thi thì chứng kiến cảnh bọn cướp bắt ép Nguyệt Nga. Và dù tay không nhưng chàng trai hiệp nghĩa này cũng xông vào cứu họ rồi đuổi bọn cưới dữ. Có thể thấy, chân dung Lục Vân Tiên chính là chân dung chàng hiệp sĩ có lí tưởng cứu giúp mọi người. Chàng rất dũng cảm và gan dạ. Đặc biệt, phẩm chất của Vân Tiên còn được minh chứng rõ qua việc chàng từ chối sự trả ơn của Nguyệt Nga, chàng hành hiệp vì nghĩa quên mình chứ không cần người mang ơn. Tô điểm cho vẻ đẹp của chàng là sự mềm dẻo, nét thùy mị ở Nguyệt Nga. Nàng vì có việc nên đi đường chỉ với một người tì nữ, họ gặp nguy hiểm và được Vân Tiên cứu. Nguyệt Nga hiểu chuyện, giàu lòng biết ơn nên một mực mong được trả ơn. Cái thùy mị, cái nết na, hiểu chuyện ở cô gái này mang nét Nam Bộ chất phác, chân thật. Hai nhân vật đều là hình mẫu đẹp được Nguyễn Đình Chiểu dày công xây dựng.

4. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyệ̃n Đình Chiểu.

Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.

Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do mục đích sáng tác ban đầu là để đọc truyền miệng, kể thơ, vì thế tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, cũng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm, giống như truyện cổ dân gian. Hai nhân vật chính trong đoạn được giới thiệu bằng vài nét ước lệ còn chủ yếu được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống xung đột của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình tự bộc lộ tính cách.

Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.

Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.

Danh sách đề thi phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Đề 1: Phân tích bài "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" trích "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu.

Đề 2: Lý tưởng khát vọng chính nghĩa qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Đề 3: Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Đề 4: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế âỵ́ cũng phi anh hùng. (Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

Đề 5: Bình luận câu thơ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn ( Truyện Lục Vân Tiên).

Đề 6: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu kiều nguyệt nga Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu.

Đề 1: Phân tích bài "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" trích "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu.

Mở bài

Nguyễn Đình Chiểu là một con người có nhân cách lớn, một tấm gương về sự học, tinh thần vươn lên và tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Người đời biết đến ông không chỉ là một bậc danh nho tinh thông y thuật mà ông còn nổi tiếng là một nhà thơ, nhà văn lớn, tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, nửa cuối thế kỉ XIX. Những áng văn chương của cụ đồ Chiểu luôn nhằm hướng tới truyền bá đạo lí làm người, tình yêu nước và ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Và một trong các tác phẩm gây được tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp cầm bút ấy của ông là "Truyện Lục Vân Tiên" – một tác phẩm truyện thơ Nôm rất độc đáo, rất điển hình hướng tới đạo lí làm người: hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy, hướng tới lẽ công bằng và tình yêu thương giữa con người với con người. Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là đoạn trích hay, tập trung nổi bật được tư tưởng, đạo lí mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Thân bài

Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện. Tác phẩm được viết vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ, theo thể lục bát, kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, theo lối chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính. Đây là truyện thơ Nôm mang tính chất là truyện để kể hơn là để đọc, để xem. Vì thế, truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như "kể thơ", "nói thơ, và "hát thơ". Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Chàng thư sinh Lục Vân Tiên – người mang trong mình tràn đầy lí tưởng của tuổi trẻ nhiệt huyết, trọng nghĩa khinh tài, cán cân của công lí, sẵn sàng ra tay trừng trị cái xấu, cái ác, bênh vực cái đẹp, cái yếu đuối, bất hạnh; Còn Kiều Nguyệt Nga lại là một tiểu thư khuê các, dịu dàng, xinh đẹp, hiền hậu, nết na, ân tình.

Trước hết là hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên – một nhân vật lí tưởng của cái đẹp: dũng cảm, tài ba, đầy khí phách. Trên đường trở về quê nhà, Vân Tiên thấy bọn cướp Phong Lai đang giở trò cướp bóc, làm hại dân lành, chàng liền ra tay tương trợ đánh tan cái xấu, cái ác. Hình ảnh Lục Vân Tiên hành hiệp trượng nghĩa được tái hiện rất cụ thể trong hành động và lời nói khi chiến đấu với bọn giặc:

Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Kêu rằng: "bớ đảng hung hồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân"

Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. Một mình chàng, tay không tấc sắt dám đương đầu với cả một toán giặc cỏ với đầy đủ các loại vũ khí gươm giáo sáng quắc trong tay. Hành động "bẻ cây làm gậy" của chàng là một hành động dũng cảm, xuất phát từ cái đức của một con người "vị nghĩa vong thân" (vì việc nghĩa mà không tiếc thân mình). Tuy một mình nhưng chàng vẫn hiện lên vẫn rất uy dũng, mạnh mẽ, hào hiệp xông thẳng vào trận đánh, vừa tiến tới lại vừa thét lên những lời nói đầy giận dữ, quả quyết kết tội bọn giặc"bớ đảng hung đồ", "chớ quen làm thói hồ đồ hại dân". Kết quả, bọn cướp sợ hãi thất kinh mà "vỡ tan" như đàn ong vỡ tổ. Tên cướp cầm đầu là Phong Lai thì chẳng kịp trở tay, bị ăn ngay một gậy chí mạng sống không được, chết cũng không xong.

Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan

Đều quang gươm giáo tìm đàng chạy ngay

Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

Như vậy, với nghệ thuật so sánh tương phản, tác giả đã tái hiện không khí cuộc đấu tranh giữa Lục Vân Tiên với bọn cướp Phong Lai hết sức cam go, quyết liệt. Qua đó chúng ta thấy Lục Vân Tiên hiện lên là một người anh hùng dũng cảm, không sợ hiểm nguy và thấy việc nghĩa thì ra tay giúp đỡ. Phải chẳng đó là cái đức, cái tài và cái dũng của bậc anh hùng trong con người Lục Vân Tiên, đã chiến thẳng được thế lực bạo bạo, dù chúng rất hung bạo, dữ dằn. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo, nhân sinh sâu sắc mà cụ đồ Chiểu muốn gửi gắm nơi người đọc.

Sau khi dẹp tan bọn giặc cỏ, thái độ cư xử của chàng trai họ Lục đối với Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ tư cách của con người: chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu và rất mực văn hóa. Ban đầu chàng bộc lộ sự quan tâm bằng cách hỏi han ân cần, chu đáo:

"Hỏi: ai than khóc ở trong xe này?"

"Tiểu thơ con gái nhà ai

Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì

Chẳng hay tên họ là chi

Khuê môn phận gái việc gì tới đây?…".

Thấy hai cô gái còn chưa hết bàng hoàng, hoảng hốt, Vân Tiên "động lòng" an ủi, trấn an tinh thần Kiều Nguyệt Nga qua lời nói: "Đáp rằng: "Ta đã trừ dòng lâu la". Khi biết Kiều Nguyệt Nga định xuống xe lạy tạ, chàng nhất mực từ trối vì giữ lễ tiết:

"Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái, ta là phận trai?"

Đặc biệt chàng còn khiên tốn không chịu nhận vật trả ơn: "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Cuối cùng, hai người cùng xướng họa với nhau một bài thơ rồi nhẹ nhàng từ biệt ra đi, không vấn vương, nuối tiếc. Đến đây, chúng ta thấy Lục Vân Tiên là con người rất mực tâm lí, có nghĩa khí, giữ đúng phép tắc của nho gia, coi thường tiền tài, vật chất. Phải chăng, đối với chàng làm việc nghĩa như là bổn phận, trách nhiệm và vốn lẽ tự nhiên phải làm. Vì thế, ở cuối đoạn trích, có hai câu thơ đã nêu bật được quan niệm về người anh hùng của tác giả:

"Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"

Người anh hùng là người lấy việc nghĩa khí lên làm đầu. Nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng. Đây cũng chính là quan niệm về người anh hùng của tác giả. Qua đó, tác giả thay mặt nhân dân thể hiện niềm ước mong: trong thời buổi loạn lạc, nhiễu nhương, hỗn loạn, cái xấu cái ác hoành hoành những con người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời như Lục Vân Tiên thật đáng quí, đáng trân trọng biết bao.

Tiếp đến là hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga, nàng cũng là nhân vật chính và là nhân vật lí tưởng trong tác phẩm. Với tư cách là một người chịu hàm ơn, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp của người con gái: Cách xưng hô của nàng với Lục Vân Tiên, gọi chàng là "quân tử", tự xưng mình là "tiện thiếp". Điều đó, bộc lộ cách ứng xử của một người phụ nữ thùy mị, nết na, khiêm nhường, đầy sự tôn trọng đối với người đang giao tiếp. Tiếp đến, nàng còn hiện lên là người phụ nữ khuôn phép, có học thức của một tiểu thư khuê các, gia giáo:

"Làm con đâu dám cãi cha

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành"

Cuối cùng, với tư cách là người chịu ơn, nàng cư xử đúng mực, biết trước biết sau, biết ơn với người đã cứu giúp mình:

Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lậy rồi sẽ thưa

Với nàng, Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trinh bạch trong trắng của nàng: "Lâm nguy chẳng gặp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi". Vì thế nàng tìm mọi cách để thuyết phục Lục Vân Tiên nhận sự tạ ơn của mình: "Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi". Cuối cùng, nàng đã cảm mến Lục Vân Tiên mà họa vẽ bức chân dung của mình rồi đưa cho chàng, tự nguyện gắn bó cuộc đời của mình với Lục Vân Tiên, dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng. Đến đây, chúng ta nhận ra một mô típ quen thuộc ở truyện thơ Nôm truyền thống: chàng trai tài giỏi, cứu cô gái khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi đi từ ân nghĩa đến tình yêu…

Xét về mặt nghệ thuật, thông qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy được nhân vật trong đoạn trích này chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc họa ngoại hình, càng ít đi sâu vào diễn tả nội tâm, rất gần với văn học dân gian; ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày và mang màu sắc Nam Bộ , phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện; lời thơ với giọng điệu kể chuyện linh hoạt, khéo léo, phù hợp với diễn biến tình tiết và tính cách nhân vật.

Kết bài

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga xây dựng thành công hai nhân vật đại diện cho những vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội. Tác phẩm còn thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của ông. Tất cả vẻ đẹp nhân vật, những khát vọng ông gửi gắm đều phù hợp với phong cách sống, với mơ ước giản dị mà đẹp đẽ của nhân dân ta.

Đề 2: Lý tưởng khát vọng chính nghĩa qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Mở bài

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, thơ văn của ông không có sự chau chuốt, cầu kì về câu từ mà lại rất mộc mạc, dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngoài đón nhận bởi câu từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống của người dân Nam Bộ, người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc như những bài đồng dao dân gian. Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" cũng đã thể hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này.

Thân bài

"Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là một trích đoạn của tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên", kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất cũng như tâm hồn của Lục Vân Tiên, chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng mà không hề tính toán đến việc thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa. Ngoài ra, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật được xây dựng khá đặc sắc, nàng là một tiểu thư khuê các, khi được cứu giúp bởi Lục Vân Tiên nàng đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục đoan trang lại là một người con có hiếu.

Mở đầu đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả một cách chân thực, sống động những hành động của Lục Vân Tiên, đó chính là khi chàng ra tay diệt trừ cái bạo tàn, không cho phép nó làm tổn hại, gây ra đau khổ cho những người dân lương thiện, đây là một hành động đẹp, là biểu hiện ra bên ngoài của một tấm lòng đáng quý, đáng trân trọng.

"Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ"

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân"

Câu thơ miêu tả những hành động của Lục Vân Tiên khi gặp một sự cố ở trên đường, đó là chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động, và hành động của chàng dường như cũng chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt, chàng không hề suy nghĩ, tính toán thiệt mất nếu như mình can dự vào mà chàng lập tức ra tay diệt trừ mối nguy hại ấy, bảo vệ người dân. Và sự gấp rút của tình huống nên chàng không kịp chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ cái ác "Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô". Không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của chàng "Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".

Lời nói của Lục Vân Tiên là hướng đến chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng là tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của chàng, sống là phải hướng đến bảo vệ cuộc sống của những người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ cho họ. Và những hành động bạo tàn, "hồ đồ" chàng càng không cho phép nó xâm hại đến những con người lương thiện ấy. Vân Tiên không chỉ là một con người có tình thương với con người, mang trong mình tinh thần chính nghĩa cao đẹp mà chàng còn là một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, điều này được thể hiện ra trong những hành động chàng chống lại những tên cướp:

"Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương giang.

Lâu la bốn phía vỡ tan,

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

Phong Lai trở chẳng lập tay,

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong"

Những động tác của Vân Tiên đều rất dứt khoát, nhanh nhẹn "tả đột hữu xung", và những hành động anh hùng này được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu so sánh với hình ảnh người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dang. Trước sức mạnh của Lục Vân Tiên thì băng cướp bị đánh tan "Lâu la bốn phía vỡ tan", chúng hoảng loạn bỏ lại gươm giáo mà tìm đường thoát thân. Và cầm đầu của băng đảng này là Phong Lai thì bị Tiên cho một gậy "thác rày thân vong". Đây là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ lấy việc hại người làm niềm vui, làm mục đích kiếm sống. Đối với những tên cướp ngày Lục Vân Tiên tuyệt đối không khoan nhượng, lời nói và hành động đều hết sức quyết liệt nhưng khi hỏi thăm người bị nạn thì chàng lại trở nên vô cùng dịu dàng, phải phép:

"Dẹp rồi lũ kiến chòm ong

Hỏi: "Ai than khóc ở trong xe này"

Không chỉ ra tay cứu giúp người bị nạn mà chàng còn hết lòng quan tâm đến họ, thể hiện ngay qua lời hỏi thăm ân cần, và động viên, giúp người bị nạn trấn tĩnh lại tinh thần sau cơn hoảng loạn bằng việc thông báo cho họ biết tình hình bên ngoài, rằng những lũ "kiến chòm ong" đã bị tiêu diệt, cũng tức không còn bất cứ sự nguy hiểm nào có thể đe dọa nữa. Và phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên cũng tiếp tục được bộc lộ khi chàng có cuộc đối thoại với người bị hại, cũng tức Kiều Nguyệt Nga. Khi Kiều Nguyệt Nga có ý định bước ra khỏi kiệu để cúi lậy Lục Vân Tiên vì công cứu mạng thì chàng nhất quyết không chịu nhận:

"Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai"

Chỉ thông qua vài câu nói thôi nhưng ta có thể nhận thấy Lục Vân Tiên là một con người trọng đạo lí, cũng như những khuôn phép trong xã hội xưa. Chàng không muốn Kiều Nguyệt Nga ra ngoài cúi lạy mình vì không muốn sự gặp mặt này ảnh hưởng đến phẩm tiết của nàng, vì trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, thì "nam nữ thụ thụ bất thân", tức là giữa con trai và con gái cần phải có những khoảng cách nhất định, không được tùy tiện gặp mặt hay có những hành động thân thiết. Lời nói của Lục Vân Tiên cũng thể hiện chàng là một con người có học thức, còn đặt lời nói ấy trong xã hội ngày nay thì ta lại thấy có cái gì đấy đáng yêu ở chàng trai này. Nhưng mục đích của Lục Vân Tiên không chỉ vì lễ tiết mà chàng cũng không muốn nhận sự báo đáp của Kiều Nguyệt Nga, bởi hành động cứu giúp của chàng là xuất phát từ tấm lòng chứ không phải vì mục đích vụ lợi gì "Làm ơn há dễ trông người trả ơn", câu nói của chàng với Kiều Nguyệt Nga càng làm cho con người chàng trở nên đáng trân trọng hơn.

"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"

Trong quan niệm của Lục Vân Tiên thì những việc nhân nghĩa là tất yếu, và nếu làm ơn mà trông ngóng việc trả ơn thì không phải người anh hùng "Làm người thế ấy cũng phi anh hùng".

Kết bài

Như vậy, đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa một cách chân thực, sống động hình ảnh của người anh hùng hiệp nghĩa Lục Vân Tiên, ở chàng hiện lên với biết bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ là con người nhân nghĩa, thấy việc ác là ra tay diệt trừ, bảo vệ sự bình yên cho con người mà chàng còn là một con người có học thức, trọng những lễ nghi, khuôn phép. Và ở chàng trai ấy ta cũng có thể thấy được một quan niệm sống thật đẹp, đó là quan niệm về việc nghĩa và về người anh hùng. Khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên cũng là cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.

Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng : Lục Vân Tiên là Truyện Kiều của nhân dân Nam Bộ.

Vân Tiên, Vân Tiên, Vân Tiên,

Cho tôi một tiền, tôi kể chuyện thơ...

Những nghệ sĩ hát rong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thường giáo đầu bài hát Lục Vân Tiên bằng câu ca như thế. Ngay sau đó, buổi diễn xướng dân gian được đông đảo bà con hưởng ứng, quây tròn quanh người kể chuyện. Người diễn, người nghe giao hòa, say đắm hàng giờ, hàng buổi. Một trong những đoạn truyện được mọi người yêu thích là đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Ngư. Yêu thích không phải vì văn chương chải chuốt, nghĩa lí thâm trầm như Truyện Kiều, mà trước hết vì : đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu và khắc họa phẩm chất đẹp đẽ của hai người trẻ tuổi - Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài ; Kiều Nguyệt Nga nết na, nhân hậu, ân tình. Tất cả những vẻ đẹp ấy của đoạn thơ phù hợp với phong cách sống, với ước mơ, khát vọng giản dị mà trong sáng của nhân dân ta, mãi mãi dạy chúng ta bài học đạo đức thiết thực và cao cả biết bao.

Đề 3: Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Mở bài

"Lục Vân Tiên" là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược. Cuộc đời và tính cách Lục Vân Tiên có những nét trùng hợp với cuộc đời và tính cách của tác giả. Điểm nổi bật trong tính cách Lục Vân Tiên là tính nghĩa hiệp. Lục Vân Tiên là điển hình của con người nghĩa hiệp trong một xã hội đang suy thoái. Muốn hiểu con người nghĩa hiệp Lục Vân Tiên ta cùng nhau phân tích đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga".

Thân bài

Đang trên đường lên kinh đô dự thi thấy dân tình than khóc thảm thiết, Lục Vân Tiên đã dừng lại hỏi han. Nghe dân tình kể: có một bọn cướp ở Sơn Đài không ai đương nổi hiện đang xuống cướp thốn hương "gặp con gái tốt qua đường bắt đi" Lục Vân Tiên bèn "ghé lại hên đàng":

"Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô."

Một người trong tay không có khí giới lại đơn độc vần "bẻ cây làm gậy" xông vào đánh bọn cướp. Chỉ riêng điều đó đã nghĩa hiệp lắm rồi. Vân Tiên không hề đắn đo, tính toán. Người khác chắc phải nghĩ ngợi suy tính trước khi hành động. Nên nhớ là chàng đang đi thi. Công danh phú quý đang đợi chàng ở phía trước. Lại nữa bọn cướp rất đông, ai ai cũng đều khiếp sợ chúng. Thế mà chàng quyết định một cách nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ hành động vì việc nghĩa đã trở thành bản chất tốt đẹp của chàng.

Gặp bọn cướp, Lục Vân Tiên mắng ngay vào mặt chúng:

"Kêu rằng: Bớ đản hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân."

Lời mắng của chàng càng chứng minh cụ thể hơn tính cách nghĩa hiệp ấy. "Hại dân" là việc làm bất nghĩa. Vì dân diệt trữ lũ "hại dân" là việc làm nhân nghĩa. Chính nhận thức được điều đó mà Lục Vân Tiên đã "tả đột hữu xông":

"Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang"

Hình ảnh so sánh này càng làm nổi bật tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên. Tài năng của chàng được ví với Triệu Tử Long - một danh tướng thời Tam Quốc. Một mình chống lại bọn cướp cứu giúp dân lành, Lục Vân Tiên là hiện thân của con người luôn hành động vì nghĩa lớn.

Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên còn được biểu hiện qua cử chỉ từ chối việc trả ơn của Kiều Nguyệt Nga - người mà chàng đã cứu thoát khỏi tay bọn cướp, Nguyệt Nga rất biết ơn chàng. Nàng muốn tạ ơn để đáp lại hành động nghĩa hiệp của chàng:

"Hà Khê qua đó cũng gần,

Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.

Gặp đây đang lúc giữa đàng,

Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không.

Tưởng câu báo đức thù công; .

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.’’

Lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga rất phù hợp với đạo lí. Người chịu ơn bao giờ cũng mong muốn được trả ơn. Đó là tấm lòng thành của nàng. Nhưng "Vân Tiên nghe nói liền cười". Nụ cười của chàng thật vô tư, hồn nhiên. Và chúng ta hãy nghe chàng giải thích:

"Làm ơn há để trông người trả ơn.

Nay đã rõ đặng nguồn cơn.

Nào ai đã tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."

Nếu làm ơn mà trông người khác hoặc buộc người khác trả ơn theo Lục Vân Tiên thì không phải là con người nghĩa hiệp. Chàng không chấp nhận những kẻ như vậy. Chàng hành động không phải để được đền đáp. Việc từ chối sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga càng tô đẹp thêm con người nghĩa hiệp Lục Vân Tiên. Chàng vốn trọng nghĩa khinh tài. Cử chỉ ấy của chàng càng làm cho chúng ta thêm khâm phục và yêu mến. Quan niệm của chàng cũng chính là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu. Sách xưa nói: "kiến ngãi bất vi vô dũng giã" Lục Vân Tiên coi đó là phương châm sống của chàng. Vì thế thấy việc nghĩa chàng không hề đắn đo, cân nhắc đã lao vào đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, mang lại cuộc sống bình yên cho dân lành.

Kết bài

Có thể nói qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa khá đầy đủ chân dung người anh hùng lí tưởng. Lục Vân Tiên là con người nghĩa hiệp mà hành động một mình với chiếc gậy thô sơ, đã đánh tan bọn cướp Phong Lai là một minh chứng. Hình ảnh Lục Vân Tiên sống mãi trong lòng người dân Việt Nam qua các thế hệ như một tấm gương về tính cách nghĩa hiệp của chàng.

Đề 4: Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế âỵ́ cũng phi anh hùng. (Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

Mở bài

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam trong thế kỉ XIX. Ông để lại một số truyện thơ, tiêu biểu nhất là Truyện Lục Vân Tiên. Qua cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, nhà thơ khẳng định và ngợi ca một lẽ sống đẹp:

Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

Lục Vân Tiên là một anh hùng lí tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Có biết bao tình tiết hào hùng và cảm động về trang anh hùng nghĩa hiệp này. Chiến công đánh cướp của Lục Vân Tiên mãi mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong một xã hội loạn lạc. Sau khi giết chết Phong Lai, đánh tan lũ giặc sơn đài, trừ hậu họa cho nhân dân, giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện báo đức thù công thì Lục Vân Tiên "liền cười" rồi đĩnh đạc nói:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Thân bài

"Kiến ngãi bất vi" nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. "Phi anh hùng" là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lên một phương châm, một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường. Từ phủ định để đi tới khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa: để cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả, thiêng liêng.

Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị áp bức, bị hại. Là tinh thần cương quyết chống lại cái ác, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đã là người anh hùng thì phải xả thân vì việc nghĩa, coi việc nghĩa là lẽ sống cao đẹp của mình, sẵn sàng đem tài năng và lòng dũng cảm để làm cho việc nghĩa tỏa sáng trong lòng người. Đạo lí nhân văn đề cao và coi trọng nhân nghĩa. Bởi vậy, những kẻ thấy việc nghĩa mà không làm, dửng dưng trước nỗi đau buồn, bất hạnh của đồng loại, thì những kẻ ấy không đáng mặt là anh hùng, thậm chí đó là những kẻ đạo đức giả rất tầm thường. Anh hùng phải gắn bó với nhân dân, với nỗi lo, nỗi đau, niềm vui và mơ ước của nhân dân. Anh hùng phải bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Có như thế mới xứng đáng là người anh hùng chân chính.

Hai câu thơ: "Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng" nêu lên một quan niệm về anh hùng rất đúng đắn, tích cực. Nhân nghĩa là nội dung đạo lí nhân dân. Người có nhân nghĩa mới được nhân dân quý mến, kính trọng. Người anh hùng sống và chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, đem tài năng bảo vệ nhân dân, đó là con người nhân nghĩa.

Bọn bất lương, lũ hung tàn bạo ngược thì bất nhân bất nghĩa. Vì nhân nghĩa mà phải chống lại bạo ngược hung tàn. Muốn chống lại cái ác, chống lại cường quyền, bạo ngược dễ gì ai cũng làm được? Phải có lòng dũng cảm và quyết tâm như sắt đá. Phải có tài năng mưu trí. Dám xả thân vì việc nghĩa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Làm được thế, có phẩm chất như thế mới xứng đáng là anh hùng. "Xả thân, thủ nghĩa" là phương châm xử thế của tráng sĩ xưa nay. Quan niệm về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu mang tính nhân dân sâu sắc. Lục Vân Tiên xuống núi về kinh ứng thí, giữa đường gặp cướp, chàng nói với dân chạy giặc:

Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.

Chàng đã "bẻ cây làm gậy", căm thù lên án tên tướng cướp Phong Lai:

Tiên rằng: Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân

Sau đó chàng đã "tả đột hữu xông" đánh tan lũ cướp! Vân Tiên đã hành động theo đúng quan niệm người anh hùng nghĩa hiệp.

Người anh hùng nghĩa hiệp rất coi thường danh lợi. Họ trọng nghĩa khinh tài (tiền tài). Làm việc nghĩa không mảy may vụ lợi, rất coi trọng lời thề chung thủy sắt son. Tình huynh đệ tâm giao, tình sư phụ cao cả, tình đồng loại bao la, đối với họ là nghĩa nặng nghìn non, không gì có thể lay chuyển được.

Tóm lại, quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong Truyện Lục Vân Tiên rất cao cả, rất đẹp. Vì anh hùng gắn với nhân nghĩa, nhân nghĩa gắn liền với trung, hiếu, tiết, hạnh. Sống giữa loạn lạc, rối ren, một xã hội đầy rẫy kẻ lừa thầy phản bạn, bất nghĩa bất nhân, mà Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao anh hùng nhân nghĩa, điều đó chứng tỏ cái "tâm" của ông rất sáng. Đúng như Báo Định Giang đã ca ngợi: "Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù lòa, nhưng tâm hồn ông vằng vặc như sao Bắc Đẩu"

Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu bắt nguồn từ một câu nói bất hủ của người xưa: "Kiến ngãi bất vi vô dũng giã". "Dũng giã" là con người dũng cảm. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là con người dũng cảm. Người dũng cảm thì không sợ nguy nan, coi thường cái chết, ra sức cứu nguy phò đời. Với thanh gươm nghĩa hiệp, họ sống và hành động theo phương châm: "Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ". Nghĩa là: Trên đường thấy việc nghĩa liền vung dao cứu giúp, bênh vực. Các anh hùng hảo hán ngày xưa đã thẳng tay trừng trị bọn ác bá quan lại gian tham độc ác. Họ hành động theo phương châm ấy. Nhân vât Từ Hải trong Truyện Kiều, một con người khao khát tự do "Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo "đã từng tuyên bố:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.

Quan niệm về anh hùng của nhân dân ta rất sâu sắc. Chí bốn phương vẫy vùng là tầm vóc của đấng nam nhi, của trang anh hùng:

Làm trai cho đáng nên trai,

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.

Quan niệm về anh hùng lại mang màu sắc thời đại. Mỗi thời đại lại có một mẫu lí tưởng về anh hùng. Trong lịch sử 4000 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc ta đã có bao tấm gương anh hùng sáng chói lưu danh sử sách. Với Trần Quốc Tuấn: "... Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Với Nguyễn Trãi, người anh hùng phải là người nhân nghĩa, có tài năng và dũng lược, biết yêu ghét mạnh mẽ:

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,

Có nhân, có trí, có anh hùng.

Nguyễn Công Trứ là nhà nho văn võ toàn tài, sống trong nửa đầu thế kỉ XIX, là một con người có nhiều công danh: "Khi Thủ khoa, khi Tham tấn, khi Tổng đốc Đòng... "để lại nhiều bài thơ nói về "chí nam nhi", "chí anh hùng" bằng một giọng điệu hào hùng, một chí khí hăm hở phi thường:

- Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông.

- Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ

Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong.

Chí những toan xẻ núi lấp sông,

Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.

Những quan niệm anh hùng, lí tưởng anh hùng của tiền nhân đều mang tính thời đại và lịch sử sâu sắc. Tổ tiên, ông cha ta đã nêu cao lí tưởng anh hùng, lẫm liệt hiên ngang xả thân vì nước vì dân, hướng về nhân nghĩa. Đó là vốn quý của dân tộc rất đáng tự hào.

Trong nửa thế kỉ qua, nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Có biết bao anh hùng xuất hiện, đúng là "ra ngõ gặp anh hùng". Người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc thì "Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!". Ngày xưa "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", ngày nay người phụ nữ Việt Nam mang tầm vóc thời đại mới: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

Qua nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi một lí tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam hơn thế kỉ qua, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên với nhiều ngưỡng mộ:

Vân Tiên đầu đội kim khôi,

Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô.

Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bào vệ đạo đức, đạo lí, góp phần đánh giặc vì nước vì dân:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Kết bài

Quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu đã gắn liền với đạo lí làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được. Trong thời đại mới "công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", chúng ta phải khơi dây trí tuệ Việt Nam để làm nên động lực mới cho sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam..

Đề 5: Bình luận câu thơ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn ( Truyện Lục Vân Tiên).

Mở bài

Tác phẩm "Lục Vân Tiên" là một truyện thơ rất nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ lớn của miền Nam trong thế kỉ XIX. Sau khi Kiều Nguyệt Nga được Lục Vân Tiên cứu thoát khỏi bọn lâu la, tướng cướp Phong Lai, nàng đã vô cùng cảm động và muốn được đền đáp công ơn người anh hùng. Nhưng Lục Vân Tiên chỉ cười và khước từ một cách cao thượng "Làm ơn ơn há dễ trông người trả ơn".

Thân bài

"Làm ơn há để trông người trả ơn", đó là sự trượng nghĩa mà không cần đến ơn báo đáp, hành hiệp bảo vệ lẽ phải bằng chính nghĩa chứ không phải làm ơn để được báo đáp. Chúng ta thấy một chuyện bất bình mà ra tay bênh vực cho người yếu, bị bắt nạt thì đó là xuất phát từ chính trái tim yêu cái đúng ghét sự ngang ngược và một lòng muốn bênh vực kẻ yếu. Nói tóm lại câu nói đó thể hiện một cách khái quát tinh thần nghĩa hiệp trọng nghĩa của nhân dân ta.

Câu nói trên của Lục Vân Tiên được trích trong đoạn thơ "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", đây là một đoạn thơ đầy hào hùng và kịch tính. Những cảnh đánh cướp, trai tài gái sắc gặp gỡ và những câu nói chí tình chí nghĩa đã để lại trong lòng người đọc những dấu ấn không bao giờ quên. Lục Vân Tiên có cách ứng xử rất cao đẹp, đối với bọn bất lương chàng không ngại lên án "chớ quen làm thói hồ đồ hại dân" và quyết ra tay đánh tan "lũ kiến chòm ong". Còn đối với nhân dân, chàng lại ra sức anh hào "Cứu người ra khỏi lao đao buổi này".

Riêng đối với Kiều Nguyệt Nga, tinh thần dũng cảm đánh cướp của Lục Vân Tiên đã làm cho nàng vô cùng khâm phục và biết ơn. Nhờ có chàng cứu giúp mà nàng thoát khỏi tay bọn hung đồ, bảo toàn được khí tiết và phẩm hạnh. Nàng muốn làm đúng đạo lý ơn nghĩa "báo đức thù công" cho người quân tử. Nhưng Lục Vân Tiên đã "cười" và khước từ sự trả ơn đó, bởi chàng hành động là xuất phát từ tấm lòng chứ không vì mưu cầu lợi lạc. Chàng hành động trong tư thế anh hùng, lấy việc cứu nhân độ thế làm niềm vui, nếu lấy đó để nhận ơn nghĩa, thì đâu còn là anh hùng nữa. Câu nói ấy của Lục Vân Tiên đã cho ta thấy chàng là một người anh hùng trượng nghĩa, tâm hồn cao thượng và trọng nghĩa khinh tài, thấy việc ngang trái quyết ra tay hành động không quản nguy nan.

Tác giả Nguyễn Đình chiểu đã đề cao tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp với tình nhân ái bao la, vì lợ ích của nhân dân mà sẵn sàng hành động dũng cảm bênh vực, che chở cho kẻ lầm than. Họ là những người chẳng màng danh lợi, rất vô tư và khảng khái, trọng nghĩa khinh tài và hào hiệp, vị tha. Câu nói của Lục Vân Tiên " Làm ơn há dễ trông người trả ơn" còn thể hiện một lẽ sống đẹp, nhà thơ đã ca ngợi một quan niệm về người anh hùng rấ cao đẹp và tiến bộ. Lục Vân Tiên đã hành động một cách đầy quyết liệt, vì một chân lí cao cả "Lộ kiên bất bình, bạt đao tương trợ" - giữa đường thấy việc bất bình, rút gươm ra giúp sức. Người anh hùng ấy lấy cái nghĩa làm trọng, coi cá chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng dấn thân vào rừng gươm giáo để cứu người, cứu đời, dù có phải hi sinh cũng không hề chùn bước.

Câu nói ấy đã phản ánh ước mơ khát vọng cháy bỏng của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bởi hoàn cảnh đất nước bấy giờ là một xã hội loạn lạc, vô cùng đen tối, nhân dân vô cùng đau khổ, lầm than. Vua quan tham tàn bạo, cướp bóc nổi lên như ong, đạo đức con người suy vi, bọn bạc ác tinh ma đầy rẫy nhan nhản, những kẻ lừa thẩy phản bạn như cha con Võ Thái Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Nhà thơ đã mong chờ sự xuất hiện của nhiều con người anh hùng tài đức như Lục Vân Tiên, những con người đức hạnh như Kiều Nguyệt Nga.

Trên thực tế cũng vậy, chẳng biết bao nhiêu lần khi nhìn thấy một đứa bé bị lạc đường hay lạc mẹ ta cũng không do dự mà sẽ đem em đến trị sở công an đẻ nhờ các chú công an tìm mẹ em giúp cho. Hành động ấy đâu mong em bé bị lạc ấy hay bố mẹ em đền đáp mà chỉ vì xuất phát từ một trái tim yêu thương con người mà thôi. Những cô cậu học sinh nhỏ tuổi thì thường thấy dắt những bà già qua đường hay đỡ bà khi đi trên đường mưa trơn trượt. đó cũng đâu mong bà báo đáp gì cho nó. Thậm chí nó còn không biết rằng làm như thế sẽ được báo đáp nữa. Vì nó được học rằng thấy người có hoàn cảnh khó khăn hay những người già thì quan tâm giúp đỡ chứ nhà trường, giáo dục nước ta không có một môn nào dạy rằng giúp đỡ người khác là được đền đáp bao giờ cả. Hay lớn hơn đến thời sinh viên chúng ta là những sinh viên cố gắng để đi học thoát hỏi cảnh đồng ruộng vì thế cho nên cũng chẳng giàu có gì. Nhiều lúc thèm ăn món này món nọ nhưng vì không có tiền lại đành thôi thế nhưng khi gặp cụ gia bên đường khó khăn, chân tay què quặt thì không thể đứng nhìn. Lúc đấy chẳng cần ai nói gì chúng ta cũng tự nhiên mang những đồng tiền tích góp biếu cho cụ.

Những người đã thành đạt thì họ có điều kiện để giúp đỡ người khác bằng đồng tiền của mình. Họ lập ra những quỹ hỗ trợ và để từ đó giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà không mong hòng những người nghèo ấy báo đáp. Điều đó giống như câu ‘ lá lành đùm lá rách".

Tuy nhiên hiện nay nhiều khi lòng tốt không cần báo đáp ấy lại bị những kẻ hám tiền mà lười lao động lợi dụng để chuộc lợi. đó là chúng trả vờ như một kẻ đáng thương xin tiền mọi người. những vết sẹo hay những vết đau là do chúng tạo nên chứ không phải bị thương hay tật nguyền gì cả. Chính vì thế nhiêu khi xã hội nghi ngờ lẫn nhau làm cho phẩm chất tốt đẹp kia bị hạn chế đi.

Qua đây có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu đã có một câu thơ hay tóm được hết phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta cho đến nay. Tuy rằng cuộc sống ngày nay làm cho họ có thể bị nghi ngờ không tin tưởng lẫn nhau nhưng những người có hoàn cảnh khó khăn thật sự thì vẫn được quan tâm của xã hội. Còn những kẻ lợi dụng lòng thương của mọi người ấy sẽ không có kết cục tốt đẹp đâu

Kết bài

"Truyện Lục Vân Tiên " ra đời cách chúng ta khoảng 150 năm. Nhiều nhân vật trong truyện thơ có một sức sống lâu bền kì lạ và rất hấp dẫn. Hành động anh hùng vị nghĩa của nhân vật Lục Vân Tiên vẫn có nhiều ý nghĩa tích cực đối với con người Việt Nam xưa nay. Tinh thần hào hiệp nghĩa khí của người nông dân Nam Bộ kiên cường chống phong kiến và đế quốc là điều ta cảm nhận được qua những vần thơ Nguyễn Đinh Chiểu.

Đề 6: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu kiều nguyệt nga Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu.

Mở bài

Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ lớn của dân tộc ta mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng gọi ông là "Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc". Một trong những tác phẩm xuất sắc gắn với tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu là "Truyện Lục Vân Tiên", trong đó bài thơ "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là trích đoạn để lại nhiều ấn tượng với người đọc đặc biệt là nhân vật Lục Vân Tiên - một hình tượng trang nam tử hành hiệp trượng nghĩa cứu người hoạn nạn, đại diện cho người anh hùng lý tưởng của nhân dân.

Thân bài

1. Khái quát :

"Truyện Lục Vân Tiên" là một tác phẩm truyện thơ nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát xoay quanh cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên. Lục Vân Tiên là nhân vật trung tâm của tác phẩm đồng thời cũng là nhân vật mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu xây dựng để kí thác những tư tưởng, quan điểm cũng như thể hiện một ước mơ về thế giới công bằng, con người sống với nhau bằng tình nghĩa chứ không phải bằng những thứ vật chất thông thường. Có thể nói trích đoạn "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là trích đoạn thể hiện được rõ nét và sâu sắc nhất được những phẩm chất đáng quý ở Lục Vân Tiên.

2. Nhân vật Lục Vân Tiên

a. Vân Tiên mang dáng dấp của một người anh hùng hiệp nghĩa

- Nói về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" trước hết ta nhận thất ở nhân vật này là bóng dáng của một người anh hung hiệp nghĩa, một chàng trai dũng cảm. Điều đó được thể hiện ngay từ những câu thơ mở đầu của đoạn trích.

"Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô"

+ Đọc những câu thơ đầu tiên này, ta không khỏi ấn tượng với một chàng trai có nghĩa khí và lí tưởng sống cao đẹp. Trên đường đi, Vân Tiên tình cờ gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành làm hại người dân vô tội. Chứng kiến cảnh đó, Lục Vân Tiên không đành lòng khoanh tay đứng nhìn, chàng vội vàng "bẻ cây làm gậy" rồi xông vào đánh cướp. Trong khi lúc này bọn cướp vừa đông lại gươm giáo đầy mình còn chàng thì chỉ có một mình lại không có vũ khí. Rõ ràng là Lục Vân Tiên không hề toan tính, không suy nghĩ thiệt hơn, chỉ biết rằng điều cần làm lúc này là đánh tan bọn cướp để cứu dân lành. Không phải là một người anh hùng nghĩa hiệp có tinh thần dũng cảm hẳn là chàng sẽ chẳng thể hành động được như vậy

+ Không chỉ thể hiện trong hành động, sự dũng cảm và tinh thần hiệp nghĩa của Lục Vân Tiên còn được thể hiện trong lời nói của chàng:

"Kêu rằng bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân"

Câu nói của Vân Tiên đã thể hiện rõ thái độ của chàng. Đó là sự bất bình trước những kẻ ngang nhiên cướp bóc làm hại người dân vô tội. Lời nói ấy chính là lời tuyên chiến giữa chính nghĩa đối với thế lực phi nghĩa bạo tàn. Sau câu nói ấy là hành động Vân Tiên đánh cướp. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả cụ thể hành động ấy:

"Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang"

- Mặc dù kẻ thù lúc này đã "truyền quân bốn phía" với gươm giáo đầy mình nhưng Vân Tiên không hề sợ hãi. Chàng "tả đột hữu xông". Thành ngữ "tả đột hữu xông" cùng với phép so sánh đã cho ta nhận ra ở Vân Tiên là bóng dáng của một dũng tướng, một con người có tài thao lược và tinh thần dũng cảm. Tài năng ấy được cổ vũ bởi sức mạnh của chính nghĩa nên cuối cùng bọn cướp Phong Lai đã phải quăng gươm giáo bỏ chạy. Và chính những phẩm chất ấy của Vân Tiên càng làm ta thêm yêu mến và cảm phục .

b. Vân Tiên là một chàng trai có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và yêu thương mọi người.

Không chỉ là một người hiệp nghĩa, dũng cảm, Lục Vân Tiên trong đoạn trích này còn là một chàng trai có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương và quan tâm người khác. Nghe tiếng khóc ở trong xe, Vân Tiên đã đến gần vừa là để hỏi han quan tâm vừa là để thông báo cho người trong xe yên tâm vì giờ lũ cướp đã bị dẹp tan, không còn mối đe dọa nào nữa. Người đọc không khỏi ngạc nhiên bởi một chàng trai trẻ tuổi sao có thể chu đáo ân cần đến như vậy? Thật đáng trân trọng.

c. Vân Tiên là một chàng trai trọng lễ tiết

Và khi đọc những câu thơ tiếp theo của đoạn trích, ta lại nhận ra Vân Tiên còn nhiều những phẩm chất đáng quý nữa. Chàng thực sự là một người trọng lễ tiết. Khi biết lũ cướp đã bỏ đi, Kiều Nguyệt Nga muốn ra khỏi xe để tạ lạy tỏ lòng biết ơn Vân Tiên nhưng chàng đã vội ngăn lại bằng lời nói có phần gấp gáp:

" Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai"

Trong xã hội phong kiến, nam nữ không được tùy tiện mà gặp mặt bởi quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân" đặc biệt là với con gái. Việc một người con gái giao lưu, gặp gỡ với một người đàn ông không phải chồng mình có thể bị đánh giá không tốt về phẩm giá. Và vì thế mà họ cũng không được coi trọng. Hiểu được điều đó nên Lục Vân Tiên đã ngăn cản không cho Kiều Nguyệt Nga ra ngoài, chàng không muốn làm ảnh hưởng đến danh dự, phẩm giá của Kiều Nguyệt Nga. Những chi tiết như thế chứng tỏ chàng là một người trọng lễ tiết.

d. Quan điểm về việc nghĩa và người anh hùng

Tất cả những phẩm chất đó đã khiến cho Vân Tiên trở thành một hình tượng đẹp trong lòng bạn đọc nhưng đẹp hơn cả là quan niệm về việc nhân nghĩa của chàng ở cuối đoạn trích này:

"Làm ơn há dễ trông người trả ơn

Nay đã rõ đặng nguồn cơn

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"

Theo quan điểm của mình, Vân Tiên cho rằng làm ơn vốn xuất phát từ tinh thần chính nghĩa tự nguyện đầy chân thành, mong muốn chỉ là giúp người chứ không phải mong báo đáp, hàm ơn. Và nếu một người gặp việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng đáng trọng. Từ quan niệm của Vân Tiên và cũng là của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta đã có thêm cái nhìn khác về một người anh hùng. Người anh hùng đâu chỉ là những người xông pha trận mạc đánh đuổi kẻ thù mà còn là những người dám xả thân vì nghĩa, dám đứng ra bênh vực lẽ phải, bảo vệ dân lành. Đó là người anh hùng của cuộc sống thường nhật.

Có thể thấy rằng "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm bất hủ của văn học trung đại. Bằng sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả, tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên. Chàng là người tiêu biểu cho cái thiện mang vẻ đẹp hào hiệp trong cái xã hội đầy bất công tàn ác. Nhân vật Vân Tiên mãi là hình ảnh đẹp mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin khát vọng về truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta. Thông qua nhân vật này chúng ta nhận ra ở nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là sự trân trọng, ngợi ca dành cho những con người dám xả thân vì nghĩa. Ông đã dạy cho chúng ta một bài học về lẽ sống đẹp ở đời.

Kết bài

Đoạn trích đã khép lại rồi nhưng dường như những điều mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm trong tác phẩm vẫn còn vang vọng mãi. Hơn hai thế kỉ đã trôi qua nhưng hình tượng Lục Vân Tiên vẫn mãi là một hình ảnh đẹp. Đọc tác phẩm này, ta không khỏi cảm phục trước tài năng và đức độ của Nguyễn Đình Chiểu, ta lại càng thêm trân trọng những con người sẵn sàng vì nghĩa quên thân như Lục Vân Tiên. Chàng trai trẻ tuổi ấy đã nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta sống phải có trách nhiệm với mọi người, sống đẹp, sống có ích cho xã hội.

Kiên Trung

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/10-bai-phan-tich-doan-trich-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-nguyen-dinh-chieu-van-mau-lop-9-202976.html