Top 10 hình ảnh các vì sao vượt xa trí tưởng tượng của con người

Vũ trụ bao la vẫn luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật, hình ảnh của các vì sao ngoài không gian với những đặc điểm kỳ lạ, thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người.

A river of stars (Một dòng sông sao) dài 1.300 năm ánh sáng và rộng 160 năm ánh sáng uốn lượn trải dài qua Dải Ngân hà, được chụp bằng vệ tinh lập bản đồ 3D Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Hình ảnh của các vì sao (màu đỏ) đặt ra cho các nhà thiên văn học sứ mệnh và niềm khát khao khám phá và chinh phục những ngôi sao đó. Nguồn: Astronomy & Astrophysics.

Hiden Beauty (vẻ đẹp tiềm ẩn), đây là bức ảnh được chụp bởi Đài quan sát Động lực học Mặt trời của NASA. Bức ảnh cho thấy các đường sức từ trồi lên từ mặt trời. Nguồn: Solar Dynamics Observatory, NASA.

Một giản đồ cho thấy 20 ngôi sao siêu tốc đang chạy đua về phía thiên hà với tốc độ hàng triệu dặm một giờ. Nguồn: ESA/Marchetti et al 2018/NASA/ESA/Hubble, CC BY-SA 3.0 IGO.

Thiên hà NGC 3079, nằm cách Trái đất 67 triệu năm ánh sáng, đang thổi bong bóng. Các cấu trúc hình cầu được hình thành khi các sóng xung kích mạnh đẩy các khí do các ngôi sao giải phóng ra xa vào không gian. Nguồn: NASA/CXC/University of Michigan/J-T Li et al; Optical: NASA/STScI.

Các nhà thiên văn học phải mất 4 năm để tạo ra bản đồ toàn bầu trời tuyệt vời này, trong đó có hình đĩa của Dải Ngân hà cắt ngang qua trung tâm với tổng cộng hơn 800 triệu ngôi sao. Bức hình được tạo bằng dữ liệu từ đài quan sát Pan-STARRS ở Maui, Hawaii với 1,6 petabyte dữ liệu (1,6 triệu gigabyte), tương đương với khoảng 2 tỷ bức ảnh tự chụp. Nguồn: R.White (STScI) and the PS1 Science Consortium.

Eta Carinae, một ngôi sao lớn và sáng đến mức các photon của chính nó đang phồng lên tạo thành một hình dạng đồng hồ cát kỳ lạ. Hình ảnh này, được chụp bằng Kính viễn vọng rất lớn của Đài quan sát Nam Âu, cho thấy cấu trúc lưỡng cực cũng như các tia phản lực đi ra từ ngôi sao trung tâm. Nguồn: ESO.

Một ngôi sao trong chòm sao Orion, cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng đã tạo ra một luồng plasma và bức xạ mạnh gấp 10 tỷ lần so với bất kỳ ngôi sao nào trước đó. Vụ nổi được Vụ nổ được Kính viễn vọng James Clerk Maxwell trên Mauna Kea ở Hawaii chụp lại. Nguồn: JCMT Transient Survey Team.

Một ngôi sao trẻ tên là MM 1a cách Trái Đất hơn 10.000 năm ánh sáng. Khi các nhà thiên văn phóng to gần ngôi sao hơn, họ phát hiện ra một điều bất ngờ: một ngôi sao anh em nhỏ hơn, được hình thành từ sự phun bụi và khí xung quanh MM 1a.

Hình ảnh tổng hợp này về cực bắc được chụp trong vài ngày bằng vệ tinh Proba-2 của ESA. Ở phía trên cùng, chúng ta có thể thấy xoáy tối sủi bọt xung quanh tâm của cực. Đây là một vùng mỏng, lạnh hơn trên bề mặt mặt trời có khả năng phóng các hạt năng lượng cao và nhanh chóng phồng rộp vào không gian. Nguồn: ESA/Royal Observatory of Belgium.

Vào tháng 7 năm 2016, các nhà thiên văn học đã chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ tên là STEVE. Hầu hết các chuyên gia đều nghĩ rằng đó là một biểu hiện hiếm gặp của cực quang thông thường, tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng nhận định này là không chính xác. Nguồn: Ryan Sault/Alberta Aurora Chasers.

Nguyễn Uyên (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/top-10-hinh-anh-cac-vi-sao-vuot-xa-tri-tuong-tuong-cua-con-nguoi-1686942.html