Tiết lộ những quốc gia đang khao khát sở hữu Su-34 Nga

Trong số những quốc gia đang khao khát muốn sở hữu tiêm kích Su-34, có những cái tên khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Thứ ba là Không quân Syria, quốc gia Trung Đông mua máy bay chiến đấu cường kích Su-24 đầu tiên từ Liên Xô vào năm 1990, với 22 máy bay phản lực Su-24MK được chuyển giao, tiếp theo là hai máy bay khác do Libya viện trợ trong những năm 1990.

Các máy bay chiến đấu tấn công Su-24 của Syria đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch của nước này, nhằm phát triển một lực lượng răn đe đảm bảo chủ quyền của đất nước mà không cần sự hỗ trợ từ Liên Xô, cũng như trong bối cảnh khả năng trên bộ và trên không của quân đội nước này đang bị suy giảm.

Máy bay Su-24MK được hiện đại hóa lên tiêu chuẩn Su-24M2 từ năm 2010, cải thiện tính sẵn sàng, khả năng bảo trì và hiệu quả chiến đấu. Giá trị mà Damascus thấy được ở khả năng tấn công chính xác tầm xa có lẽ đã được chứng minh rõ nhất vào năm 2013.

Khi đối mặt với các mối đe dọa của Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tấn công đất nước, Không quân Syria đã điều máy bay Su-24 qua Biển Địa Trung Hải để ngăn chặn. Su-24 cũng được sử dụng để thăm dò rộng rãi hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm đó.

Nếu nền kinh tế của Syria ổn định, với sự hỗ trợ đáng kể từ Trung Quốc, Iran và hỗ trợ quân sự từ Nga, nước này có thể tìm cách đầu tư vào lực lượng không quân của mình trong tương lai. Syria có thể sẽ mua những chiếc Su-24 được cải tiến hơn nữa hoặc những chiếc Su-34 từ Không quân Nga.

Mặc dù Nga đã chịu áp lực từ Israel trong việc kiềm chế cung cấp cho Syria các hệ thống phòng không hoặc tên lửa đạn đạo, nhưng điều này có thể sẽ không áp dụng với các máy bay chiến đấu tấn công chủ yếu nhằm vào các đối thủ NATO của Syria.

Hơn nữa, Nga cũng cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29 và hệ thống phòng không S-300 cho Syria, vì viện trợ hoàn toàn có thể được coi là một phương thức để giảm gánh nặng cho chính quân đội Nga, đồng thời tăng khả năng tương tác với các đơn vị Không quân Nga đóng ở miền Tây Syria.

Tiếp theo là Không quân Iran, quốc gia Vùng Vịnh hiện là nơi vận hành đáng kể các máy bay chiến đấu tấn công của Liên Xô với khoảng 30 chiếc Su-24M và 15 chiếc Su-22 hiện đang được biên chế, tất cả đều có thể được dự kiến thay thế vào những năm 2020.

Su-34 có thể được mua để thay thế các máy bay chiến đấu đa năng F-4E Phantoms của nước này. Việc Iran thiếu các máy bay chiến đấu có độ bền cao trước đây là một vấn đề lớn gặp phải trong Chiến tranh Iran-Iraq, trước khi có được các máy bay chiến đấu của Liên Xô, Iran đã phải sửa đổi các máy bay đánh chặn hạng nặng F-14 Tomcat để tấn công mặt đất.

Việc Iran cân nhắc mua tiêm kích Su-34 hay không phụ thuộc phần lớn vào tình trạng của đội bay hiện tại, cũng như vị thế của nền kinh tế nước này trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, quốc gia này có nhiều lựa chọn thay thế cho việc mua lại Su-34, với việc dựa vào dòng máy bay bản địa và các máy bay không người lái tàng hình có hiệu năng cao như Shahed 191.

Sự nổi lên của Iran với tư cách là quốc gia hàng đầu thế giới về khả năng tên lửa đạn đạo, cũng khiến nhu cầu về máy bay tấn công chuyên dụng có người lái ngày càng trở thành dấu hỏi.

Tiếp theo là Không quân Angola, quốc gia Trung Phi là đơn vị vận hành hàng đầu các máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga ở châu Phi. Angola hiện đang sở hữu các máy bay chiến đấu cường kích Su-24M và Su-22 cùng với các máy bay phản lực Su-30K đa năng được trang bị tốt cho các hoạt động tấn công.

Tuy nhiên tuổi thọ của những chiếc máy bay trên đã làm tăng khả năng Angola có thể mua máy bay tấn công mới trong thập kỷ tới. Phi đội máy bay chiến đấu Angola ra đời trong thời điểm căng thẳng cao độ với quốc gia láng giềng Nam Phi. Tuy nhiên khi Angola hòa bình với các nước láng giềng, động lực cho các thương vụ tiếp theo cũng đã phai nhạt.

Cuối cùng là Triều Tiên, quốc gia hiện đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, vì vậy việc mua một loại máy bay chiến đấu mới, đặc biệt là loại cấp tiến như Su-34, thực tế là không thể.

Tuy nhiên, nếu lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ, có khả năng Triều Tiên sẽ thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến Su-34. Nước này hiện vẫn tiếp tục vận hành máy bay tấn công tầm xa Il-28 với số lượng đáng kể, mặc dù những chiếc máy bay này đã bị coi là lỗi thời trong nhiều thập kỷ.

Các báo cáo vào đầu những năm 2000 chỉ ra rằng, việc bán máy bay chiến đấu cường kích Su-24M cũng từng được thảo luận để thay thế các máy bay phản lực cũ hơn này, mặc dù Nga được cho là miễn cưỡng vào thời điểm đó một phần do nhu cầu duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, với mối quan hệ Nga-Mỹ từ đó trở nên xấu đi, Nga có thể cân nhắc mua bán. Su-34 sẽ bổ sung hiệu quả cho kho vũ khí tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và cung cấp phương tiện đe dọa các mục tiêu của Mỹ ở xa, bao gồm các nhóm tàu sân bay và căn cứ ở Okinawa bằng vũ khí dự phòng của máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiet-lo-nhung-quoc-gia-dang-khao-khat-so-huu-su-34-nga-p2-1654711.html