Phi đội tiêm kích Su-57 duy nhất của Nga thực hiện hàng loạt cuộc không kích tầm xa

Các tiêm kích Su-57 thế hệ thứ năm biên chế cho trung đoàn duy nhất của Không quân Nga đã tăng cường thực hiện nhiệm vụ tác chiến ở Ukraine.

Từ ngày 15/4 đến ngày 15/5, các nguồn tin Ukraine ghi nhận có hơn 6 cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kh-69, đây là điều cho thấy tiêm kích Su-57 đã tham chiến bởi loại đạn hàng không trên là vũ khí được thiết kế tối ưu hóa cho nó.

Từ ngày 15/4 đến ngày 15/5, các nguồn tin Ukraine ghi nhận có hơn 6 cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kh-69, đây là điều cho thấy tiêm kích Su-57 đã tham chiến bởi loại đạn hàng không trên là vũ khí được thiết kế tối ưu hóa cho nó.

Diễn biến trên được đưa ra sau khi có thông tin cho biết tại thời điểm cuối tháng 2/2024, một trong những máy bay này tấn công các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraine ở Lugansk bằng tên lửa Kh-69.

Diễn biến trên được đưa ra sau khi có thông tin cho biết tại thời điểm cuối tháng 2/2024, một trong những máy bay này tấn công các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraine ở Lugansk bằng tên lửa Kh-69.

Kh-69 (hay Kh-59MK2) là tên lửa hành trình có khả năng tránh radar, loại tên lửa này được thiết kế cho tác chiến không đối đất và có khả năng vô hiệu hóa những mục tiêu nhỏ, vững chắc ở khoảng cách lên đến 300 km.

Kh-69 (hay Kh-59MK2) là tên lửa hành trình có khả năng tránh radar, loại tên lửa này được thiết kế cho tác chiến không đối đất và có khả năng vô hiệu hóa những mục tiêu nhỏ, vững chắc ở khoảng cách lên đến 300 km.

Tên lửa được trang bị đầu đạn xuyên thấu trọng lượng 320 kg thuốc nổ mạnh, ngoài ra đầu đạn chùm cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu ít vững chắc trên phạm vi rộng hơn.

Tên lửa được trang bị đầu đạn xuyên thấu trọng lượng 320 kg thuốc nổ mạnh, ngoài ra đầu đạn chùm cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu ít vững chắc trên phạm vi rộng hơn.

Thế hệ tên lửa mới này có cánh vây ngắn, cho phép đặt vừa khoang vũ khí bên trong máy bay. Một số báo cáo cho thấy Su-57 thường được tiêm kích Su-35 hộ tống trong các nhiệm vụ tấn công, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận chính thức.

Thế hệ tên lửa mới này có cánh vây ngắn, cho phép đặt vừa khoang vũ khí bên trong máy bay. Một số báo cáo cho thấy Su-57 thường được tiêm kích Su-35 hộ tống trong các nhiệm vụ tấn công, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận chính thức.

Tên lửa Kh-69 được ứng dụng nhiều công nghệ quan trọng, điển hình là hệ thống dẫn đường, kết hợp giữa quán tính (INS) giai đoạn đầu với tham chiếu định vị vệ tinh (GLONASS) để đạt được độ chính xác cao trên cự ly xa.

Tên lửa Kh-69 được ứng dụng nhiều công nghệ quan trọng, điển hình là hệ thống dẫn đường, kết hợp giữa quán tính (INS) giai đoạn đầu với tham chiếu định vị vệ tinh (GLONASS) để đạt được độ chính xác cao trên cự ly xa.

Một công nghệ quan trọng khác trên Kh-69 là khả năng bay bám sát địa hình. Tính năng này cho phép tên lửa bay ở độ cao thấp, luồn lách theo địa hình địa vật để tránh bị radar phát hiện và tên lửa phòng không đánh chặn.

Một công nghệ quan trọng khác trên Kh-69 là khả năng bay bám sát địa hình. Tính năng này cho phép tên lửa bay ở độ cao thấp, luồn lách theo địa hình địa vật để tránh bị radar phát hiện và tên lửa phòng không đánh chặn.

Tên lửa còn được trang bị đầu dò quang điện tiên tiến kích hoạt ở giai đoạn cuối. Thiết bị tìm kiếm này sử dụng kênh hồng ngoại và truyền hình để xác định cũng như "khóa" mục tiêu với độ chính xác cao.

Tên lửa còn được trang bị đầu dò quang điện tiên tiến kích hoạt ở giai đoạn cuối. Thiết bị tìm kiếm này sử dụng kênh hồng ngoại và truyền hình để xác định cũng như "khóa" mục tiêu với độ chính xác cao.

Công nghệ tàng hình là một khía cạnh quan trọng khác của Kh-69. Thiết kế của tên lửa kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar và hình dáng đặc biệt giúp giảm thiểu khả năng bị radar đối phương phát hiện.

Công nghệ tàng hình là một khía cạnh quan trọng khác của Kh-69. Thiết kế của tên lửa kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar và hình dáng đặc biệt giúp giảm thiểu khả năng bị radar đối phương phát hiện.

Hệ thống động lực của Kh-69 bao gồm bộ tăng áp nhiên liệu rắn và động cơ phản lực cánh quạt. Tầng khởi tốc được sử dụng trong giai đoạn phóng ban đầu để đưa tên lửa đến tốc độ bay hành trình, sau đó động cơ phản lực cánh quạt đảm nhận nhiệm vụ duy trì chuyến bay.

Hệ thống động lực của Kh-69 bao gồm bộ tăng áp nhiên liệu rắn và động cơ phản lực cánh quạt. Tầng khởi tốc được sử dụng trong giai đoạn phóng ban đầu để đưa tên lửa đến tốc độ bay hành trình, sau đó động cơ phản lực cánh quạt đảm nhận nhiệm vụ duy trì chuyến bay.

Hiện Nga có 22 chiếc Su-57 đang phục vụ, tạo thành một trung đoàn thiếu. Vào năm 2023, 12 chiếc đã được giao, tăng so với 6 chiếc vào năm 2022.

Hiện Nga có 22 chiếc Su-57 đang phục vụ, tạo thành một trung đoàn thiếu. Vào năm 2023, 12 chiếc đã được giao, tăng so với 6 chiếc vào năm 2022.

Hướng tới thời điểm cuối năm 2024, số lượng giao hàng dự kiến sẽ vượt quá 20 máy bay. Đến năm 2027, Nga đặt mục tiêu có 3 trung đoàn đầy đủ, mỗi trung đoàn gồm 24 chiến đấu cơ.

Hướng tới thời điểm cuối năm 2024, số lượng giao hàng dự kiến sẽ vượt quá 20 máy bay. Đến năm 2027, Nga đặt mục tiêu có 3 trung đoàn đầy đủ, mỗi trung đoàn gồm 24 chiến đấu cơ.

Việc tăng cường sản xuất như vậy khiến sản lượng Su-57 trở nên lớn hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của Nga. Tuy nhiên, nó vẫn xếp sau J-20 của Trung Quốc với hơn 100 chiếc và F-35 của Mỹ với hơn 130 chiếc.

Việc tăng cường sản xuất như vậy khiến sản lượng Su-57 trở nên lớn hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của Nga. Tuy nhiên, nó vẫn xếp sau J-20 của Trung Quốc với hơn 100 chiếc và F-35 của Mỹ với hơn 130 chiếc.

Kể từ khi Su-57 được tuyên bố đã tham chiến tại Ukraine vào tháng 3/2022, các nhà phân tích đã thấy nhiều thông báo khác nhau về những vai trò của nó trên chiến trường.

Kể từ khi Su-57 được tuyên bố đã tham chiến tại Ukraine vào tháng 3/2022, các nhà phân tích đã thấy nhiều thông báo khác nhau về những vai trò của nó trên chiến trường.

Ban đầu, Su-57 được cho là đang thực hiện nhiệm vụ tấn công và chế áp phòng không. Cuộc thảo luận về việc Su-57 được sử dụng trong tác chiến không đối không đã thu hút được sự chú ý từ Bộ Quốc phòng Anh.

Ban đầu, Su-57 được cho là đang thực hiện nhiệm vụ tấn công và chế áp phòng không. Cuộc thảo luận về việc Su-57 được sử dụng trong tác chiến không đối không đã thu hút được sự chú ý từ Bộ Quốc phòng Anh.

Vào tháng 1/2023, tình báo Anh khẳng định những máy bay chiến đấu nói trên đã “phóng các tên lửa không đối đất cũng như tên lửa không đối không tầm xa vào trong đất Ukraine”, nó đã tham gia các hoạt động tác chiến “ít nhất là từ tháng 6/2022”.

Vào tháng 1/2023, tình báo Anh khẳng định những máy bay chiến đấu nói trên đã “phóng các tên lửa không đối đất cũng như tên lửa không đối không tầm xa vào trong đất Ukraine”, nó đã tham gia các hoạt động tác chiến “ít nhất là từ tháng 6/2022”.

Tuy vậy sức mạnh thực sự của Su-57 vẫn còn là một dấu hỏi, khi người Nga đang sử dụng chúng một cách hạn chế, đồng thời chiếc tiêm kích này còn phải hoàn thiện khá nhiều tính năng để đạt tới yêu cầu như khi thiết kế.

Tuy vậy sức mạnh thực sự của Su-57 vẫn còn là một dấu hỏi, khi người Nga đang sử dụng chúng một cách hạn chế, đồng thời chiếc tiêm kích này còn phải hoàn thiện khá nhiều tính năng để đạt tới yêu cầu như khi thiết kế.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phi-doi-tiem-kich-su-57-duy-nhat-cua-nga-thuc-hien-hang-loat-cuoc-khong-kich-tam-xa-post576704.antd