Tấn công nhanh toàn cầu–quả đấm thép từ biển của Mỹ

Trong thành phần tác chiến của các lực lượng tấn công chiến lược Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Mỹ

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (ballistic missile – xin viết tắt- BM) kiểu “Ohio”, trong số đó có 12 chiếc luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu vào bất kỳ thời điểm nào, còn 2 chiếc còn lại – đang sửa chữa.

Tấn công nhanh toàn cầu: Kế hoạch dội hạt nhân vào Nga

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ không tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân mang BM cho đến khi đóng các tàu lớp mới. Trên những tàu ngầm hạt nhân mang BM đã triển khai (mỗi chiếc có 24 tổ hợp phóng) luôn có 288 quả BM (tổng cộng) - (mỗi BM mang 4 đầu tác chiến hạt nhân, công suất từ 100 đến 475 Kt).

Đến năm 2018, dự kiến số tổ hợp phóng trên các tàu ngầm sẽ giảm từ 24 xuống còn 20 theo những điều khoản của Hiệp ước START-3 quy định số lượng phương tiện mang của mỗi bên.

Thời gian có mặt trên các đại dương mỗi lần ra biển của mỗi trong số 12 tàu (sẵn sàng trực chiến) là 80-100 ngày đêm. Mỗi năm một tàu có thể ra biển 3 lần. Tính trung bình, mỗi tàu (trong số 12 chiếc tàu ngầm mang BM) neo đậu tại căn cứ khoảng 3 tháng/năm.

Tàu ngầm hạt nhân lớp “ Ohio”

Lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược trên biển là thành tố cơ bản của Bộ ba hạt nhân Mỹ. Nhờ khả năng hoạt động bí mật, chúng có xác xuất sống sót rất cao và có thể hoạt động độc lập. Lực lượng này vai trò quan trọng trong việc tiến hành đòn tấn công tên lửa - hạt nhân trả đũa và thực hiện nhiệm vụ kiềm chế đối phương tiềm năng.

Nếu nhận được lệnh từ Tổng thống Mỹ, thì thời gian tính từ khi nhận lệnh đến lúc phóng BM (từ tàu ngầm) là 15 phút. Thời gian bay đến mục tiêu của BM không vượt quá 45 phút.

Cùng với đó, các nhà khoa học Mỹ cũng khẳng định các tàu ngầm đang có mặt tại căn cứ là những mục tiêu chiến lược hấp dẫn đối với đối phương. Thêm nữa, họ cũng chỉ ra khả năng sống sót hạn chế và dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng trên mặt đất của các căn cứ hải quân (Mỹ) King –Bay và Kitsap – nơi có các kho bảo quản VKHN, trước các đòn tấn công của đối phương.

Nếu so sánh chi phí của lực lượng này với các cụm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (viết tắt - ICBM) và máy bay ném bom chiến lược thì cụm lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang BM đắt đỏ hơn nhiều.

(Mỹ) vẫn có khả năng tăng cường số lượng đầu tác chiến hạt nhân trên mỗi tàu ngầm mang BM (đến 8-12 đơn vị) và tăng cường cụm tàu ngầm hạt nhân trên khu vực Thái Bình Dương để làm nhiệm vụ kiềm chế hạt nhân Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Nhưng một sự tăng cường và thay thế như vậy khó có thể giữ được bí mật và không thể thực hiện trong một thời gian ngắn.

Theo đánh giá của các chuyên gia Phương Tây, do những đặc điểm của hệ thống điều hành tác chiến và liên lạc của lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang BM, chúng không thể tiến hành các đòn trả đũa – đánh trả bằng các dữ liệu nhận từ hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa của đối phương. Hoàn toàn có khả năng, là vấn đề này đã được giải quyết (hoặc sẽ được giải quyết trong tương lai gần).

Không quân chiến thuật (KQCT) NATO

Trong trang bị của KQCT thuộc Không quân Mỹ có bom hạt nhân phi chiến lược kiểu B61 với 3 biến thể. Dự trữ bom hàng không hạt nhân vào khoảng 500-800 đơn vị (quả), trong số đó có 150-200 quả đang được bảo quản tại các kho (tức trong trạng thái “triển khai tác chiến” –ND) trên 6 căn cứ không quân tại các nước thành viên NATO Châu Âu.

Để đưa bom hàng không hạt nhân đến mục tiêu tiêu diệt có thể sử dụng gần 300 máy bay tiêm kích- phương tiện mang VKHN như F-15 , F-16 và “Tornado“ của Không quân Mỹ, Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan,Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Các máy bay F-35 A cũng có thể mang bom B61. Ngoài ra , máy bay ném bom chiến lược B-2A và B-52H cũng có thể được sử dụng để tiến hành các đòn tấn công bằng VKHN chiến thuật.

Máy bay không quân chiến thuật “Tornado”

Bộ Tư lệnh chiến lược thống nhất Mỹ chịu trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể sử dụng các lực lượng thuộc các quân binh chủng khác nhau nhờ một hệ thống tự động hóa cao, cho phép nhanh chóng phân công mục tiêu và lập kế hoạch cho các lực lượng tấn công hạt nhân và thông thường.

Mỹ cũng tính đến thực tế Nga là cường quốc hạt nhân duy nhất có thể hủy diệt nước Mỹ. Giới lãnh đạo Mỹ và NATO đặc biệt quan tâm công tác tổ chức huấn luyện kỹ thuật và tác chiến cho lực lượng (con người) sử dụng phương tiện VKHN chiến thuật.

Mỹ và NATO liên tục rà soát, hoàn thiện các kế hoạch sử dụng VKHN chiến thuật qua các cuộc tập trận chỉ huy- tham mưu với các mô hình - phương án sử dụng VKHN khác nhau: luyện tập, nâng cao kỹ năng chuyển lực lượng hạt nhân NATO sang nhiều cấp độ sẵn sàng chiến đấu; rút kinh nghiệm trong công tác chỉ huy lực lượng này khi tiến hành các hoạt động tác chiến bằng các hệ thống chỉ huy tự động hóa.

Trong các cuộc tập trận chỉ huy- tham mưu, NATO cũng tập trung vào nội dung hoàn chỉnh các kỹ năng sau: triển khai các sở chỉ huy - hệ thống điều hành tác chiến và liên lạc trong thời chiến; tổ chức điều hành (chỉ huy) các lực lượng hạt nhân chiến thuật từ các sở chỉ huy trên không; chuyển lực lượng vũ trang Mỹ và Lực lượng vũ trang thống nhất NATO từ chế độ thời bình sang chế độ thời chiến; chuẩn bị và sử dụng VKHN. v.v..

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/tan-cong-nhanh-toan-cauqua-dam-thep-tu-bien-cua-my-3337214/