Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Tôi vẫn còn nhỏ khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết và không ngờ Việt Nam làm nên một trang sử mới trong cuộc đời tôi.

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: 'Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương'.

Con rồng đang bay lên, không chỉ là biểu tượng

78 mùa Xuân đã trôi qua kể từ ngày Bác Hồ muôn vàn kính yêu trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và cả thế giới: 'Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập...'. Điều Người khẳng định vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi.

Kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Việt Nam tại Campuchia

Tối 30/8, tại thủ đô Phnom Penh, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).

Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Bản Tuyên ngôn Độc lập

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo 'Tuyên ngôn Độc lập'. Ngày mùng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước cuộc mít tinh của hàng chục vạn người đủ các tầng lớp ở cả trong nước và nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) ra đời - nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô, trong chuyến đi này, nước bạn hiểu thêm về tình hình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam và đồng ý chi viện cho Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần.