Về với không gian văn hóa lịch sử núi rừng Chí Linh

Núi Chí Linh - dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nơi miền Tây xứ Thanh gắn liền với buổi đầu gian khó của khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây cũng là không gian sinh sống của phần đa đồng bào các dân tộc thiểu số... Với những dấu tích lịch sử, văn hóa, cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậu mát mẻ... Chí Linh Sơn đang dần 'chuyển mình', từng bước trở thành điểm đến du lịch cộng đồng, khám phá, trải nghiệm hấp dẫn du khách.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Lang Chánh

Sáng 9/11, tại thôn Khụ 1, xã Giao Thiện (Lang Chánh), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Mai Xuân Bình, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Nguyễn Xuân Hồng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lang Chánh; Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh đã tiếp xúc cử tri các xã Giao Thiện, Giao An và Trí Nang.

Khởi nghĩa Lam Sơn – dấu son rạng ngời sử sách (Bài 1): Thắng lợi của sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh Nhân dân

Sau 10 năm 'nếm mật nằm gai', cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi ấy đã khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của lòng yêu nước, sức mạnh Nhân dân; đồng thời, đặt nền móng mở ra thời kỳ hưng thịnh 'Muôn thuở nền thái bình vững chắc' cho quốc gia - dân tộc.

Người dân bất an vì vết nứt kéo dài trên đồi Na Lo

Theo thông tin từ UBND xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, sự việc đồi Na Lo (thôn Tân Lập, xã Tân Phúc) bị nứt kéo dài xuất hiện từ tháng 2/2023.

Thanh Hóa: Người dân bất an khi đồi Na Lo nứt toác

Hàng chục hộ dân thôn Tân Lập (Tân Phúc, Lang Chánh, Thanh Hóa) và khu lẻ trường Mầm non Tân Phúc đang như ngồi trên đống lửa khi đồi Na Lo bỗng dưng nứt toác. Nguy cơ sạt lở đất dần hiện hữu trước mắt, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Cổ vật hơn 300 năm tuổi độc đáo ở xứ Thanh

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ một cổ vật quý, độc đáo là chiếc chuông đồng được đúc tại chùa Mèo vào ngày cuối xuân năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (tức năm 1718), thời vua Lê Dụ Tông

Thêm một điểm du lịch ở huyện Lang Chánh được khai thác

Cách thác Ma Hao, xã Trí Nang (Lang Chánh) chừng 4 km, là thác bảy tầng và vũng tắm Vua Lê. Vẻ đẹp của quần thể thác bảy tầng là độ cao hàng chục mét với các tầng nối tiếp nhau, gắn với câu chuyện Vua Lê cùng nghĩa quân Lam Sơn khi băng qua thác Ma Hao đã đến vị trí này để tắm giặt, nghỉ ngơi, hiện là điểm nhấn thu hút du khách du lịch khi đến với bản Năng Cát.

Chùa Mèo - điểm du lịch tâm linh nơi miền tây xứ Thanh

Chùa Mèo hay còn gọi là Đỉnh Miêu Thiền tự tọa lạc trên một quả đồi tại làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến (nay là khu phố Chiềng Ban, thị trấn Lang Chánh). Chùa được xây dựng từ thế kỷ XIII và đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2005 và từ lâu đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tâm linh của Nhân dân trong vùng, là điểm du lịch của người dân trong và ngoài tỉnh.

Sự tích chùa Mèo và chuyện 'Miêu thần cứu chúa'

Ở Thanh Hóa có một ngôi chùa linh thiêng mang tên chùa Mèo - gắn với sự tích lịch sử 'Miêu thần cứu chúa'.

Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn (Bài cuối): Xứ Thanh - mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một dấu son chói ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Trong đó, mảnh đất xứ Thanh là nơi từng tên đất, tên làng, ngọn núi, dòng sông đều chứa đựng và mang đậm dấu ấn lịch sử chống giặc ngoại xâm của nghĩa quân Lam Sơn.

'Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc': Bài cuối - Đóng góp của Nhân dân Thanh Hóa trong khởi nghĩa Lam Sơn

Từ núi rừng Lam Sơn, cách đây hơn 600 năm, mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Suốt 10 năm ròng rã chiến đấu gian khổ, khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi hoàn toàn. Trong thắng lợi ấy, có vai trò và đóng góp quan trọng của Nhân dân Thanh Hóa từ buổi đầu khởi nghĩa.