An Giang: 56 đoạn sông được quan trắc chặt chẽ, cảnh báo nguy cơ sạt lở

Là tỉnh ở đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang thường xuyên xảy ra lũ lụt, xói lở, sạt lở bờ sông, giông lốc xoáy, hạn hán và nắng nóng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông, kênh, rạch, nhưng do địa chất yếu, thiếu hụt nguồn phù sa khiến sạt lở ở An Giang hằng năm gia tăng cả về quy mô và tần suất, gây thiệt hại rất lớn.

An Giang chủ động ứng phó với sạt lở

Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2015, tỉnh An Giang đã phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc, đưa ra cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở. Nhờ sự chủ động đó, địa phương này đã giảm thiểu được thiệt hại về người và tài sản của người dân.

Cảnh báo 56 đoạn sông nguy cơ sạt lở tại An Giang

Theo báo cáo kết quả quan trắc, cảnh báo sạt lở đất bờ sông vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh An Giang công bố, toàn tỉnh hiện có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến nguy hiểm.

An Giang cảnh báo 56 đoạn sông nguy cơ sạt lở

Toàn tỉnh An Giang hiện có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm, trong đó có 5 đoạn đặc biệt nguy hiểm cần chú ý.

An Giang tập trung ứng phó, giảm nhẹ thiên tai

Sau thời kỳ nắng nóng gay gắt, An Giang chuẩn bị bước vào mùa mưa, bão, lũ. Từ nay đến cuối năm 2023, các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: Mưa lớn, giông lốc, sét đánh, ngập lụt, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch… rất dễ xảy ra. Do vậy, cần tập trung ứng phó trên tinh thần chủ động.

An Giang quyết liệt bảo vệ tính mạng, tài sản người dân vùng sạt lở

Ngày 17-2, thông tin từ UBND tỉnh An Giang, trước tình hình sạt lở đang diễn biến phức tạp trên địa bàn, lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành đã khảo sát thực tế tại các địa phương trong tỉnh, đánh giá tình hình sạt lở, tìm ra các giải pháp khắc phục căn cơ, lâu dài. Trong đó, việc đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân vùng sạt lở là ưu tiên hàng đầu.

Đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân vùng sạt lở

Trước tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh An Giang diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cùng các sở, ngành đã khảo sát thực tế tại các địa phương trong tỉnh. Qua đó, đánh giá tình hình sạt lở, tìm ra các giải pháp khắc phục một cách căn cơ, lâu dài. Trong đó, việc đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân vùng sạt lở là một trong những ưu tiên hàng đầu…

Sạt lở đất trên sông Ông Chưởng

Ngày 8-2, UBND huyện Chợ Mới, An Giang cho biết, đã xảy ra sạt lở cặp bờ sông Ông Chưởng đoạn qua ấp Long Thành, xã Long Giang với chiều dài 20 m.

An Giang: Di dời khẩn cấp 2 hộ dân trong vùng sạt lở ở khu vực sông Ông Chưởng

Chiều 8/2, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở đất ở khu vực sông Ông Chưởng, đoạn thuộc ấp Long Thành, xã Long Giang, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) với chiều dài 20m, ảnh hưởng trực tiếp đến 2 căn nhà của 2 hộ dân, buộc phải di dời khẩn cấp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư khảo sát tình hình sạt lở tại các địa phương

Ngày 7-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, cùng các sở, ngành tỉnh đã khảo sát thực tế tình hình sạt lở tại các huyện: Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới và TX. Tân Châu.

Trả lời cử tri về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Trước kỳ họp lần thứ 12, HĐND tỉnh khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021), nhiều cử tri nêu ý kiến, kiến nghị liên quan đến ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT), UBND tỉnh đã tổng hợp các ý kiến giải trình, Báo An Giang lược trích để thông tin đến bạn đọc.

An Giang: Vận động, di dời 8 hộ dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm

Sáng 16/11, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó Biến đổi khí hậu – Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, trong 2 ngày 7 và 8/11 trên địa bàn xã Tân An, thị xã Tân Châu (An Giang) xảy ra 2 vụ sạt lở đất bờ Kênh Xáng với tổng chiều dài gần 40 m, ảnh hưởng đến 8 hộ dân.

Ứng phó lâu dài với sạt lở

Sau quan trắc đợt I-2019, trên địa bàn tỉnh có 52 đoạn sông nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài 169.330m, tăng 7.680m so kỳ quan trắc trước. Thực tế, sạt lở ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, đòi hỏi cần có giải pháp ứng phó lâu dài.

Sạt lở 'bủa vây' Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 2: Sạt lở từ sông ra biển

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km.