Không tề, không tiện, không so cũng bằng

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ đến câu dân ca: 'Tình bằng có cái trống cơm/ Khen ai khéo vỗ ớ mấy bồng mà nên bông…'. Nhưng liệu có ai cắc cớ hỏi, 'tình bằng' là tình gì nhỉ? Đã từng nghe đến tình sầu, tình nghĩa, tình nhân, tình phụ, tình trường… chứ nào nghe đến 'tình bằng'.

Sông và bến

Mỗi lần đi ra bến, các bà, các chị đều đem theo thau quần áo. Chiếc thau nhôm nào cũng đục cái lỗ, cột sợi dây, chi vậy trời? Rồi tôi cũng có câu trả lời khi lần đầu xuống bến tắm sông cùng chị Tím.

Hương ổi sẻ

Khi cơn mưa đầu mùa rớt nhuộm thắm thêm những chùm phượng vĩ cũng là lúc cây ổi sẻ trong vườn cho trái chín. Trong vòm lá xanh những trái ổi bắt đầu căng da nhạt dần cái màu da xanh sậm nhăn nheo, báo hiệu trái đó đã già. Muốn ăn thì phải hái trái vừa già tới chứ để chín mùi thì chẳng thể ăn được vì giòi đục hoặc chim ăn. Mấy chú chim sẻ là chúa nhanh chân, chẳng biết để ý từ bao giờ mà hễ có trái nào ửng hồng là mổ ngay, moi sạch phần ruột bên trong chỉ một lớp mỏng dính bên ngoài, thật là tài làm sao. Tay săn trái thứ hai thì phải kể đến mấy chú ruồi vàng, hễ trái vừa già là đã chích đầy, khi trái chín bổ ra lúc nhúc những giòi là giòi đành phải bỏ đi.

Còn đó văn hóa trào lộng Nam Bộ trong hình tượng Ba Phi

Nói dóc kiểu Ba Phi thực chất là một nét văn hóa trào lộng rất thú vị tồn tại trong tâm hồn người Nam Bộ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Rất nhiều người nghĩ 'dóc tổ' Ba Phi không có thật, hoặc chỉ là khái niệm để gọi tên những người hay nói dóc, nói cường điệu, nói xạo chơi mà thôi. Kỳ thực, hình tượng Ba Phi được dựng lên từ một nguyên mẫu có thật.