Giảm nghèo bền vững ở Hàm Thuận Nam:Thuận Quý còn 9 hộ nghèo

Ở đâu người dân vùng biển với thu nhập bấp bênh theo từng chuyến biển, nên tỷ lệ người nghèo thường cao nhưng ở đây lại không rơi vào cảnh ấy. Thôn Thuận Thành chỉ có 4 hộ nghèo trong tổng số 220 hộ/993 khẩu.

Tỉnh Bình Thuận quyết tâm giữ lại không gian biển cho người dân và du khách

Thường trực tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành nghị quyết về phát triển du lịch trong đó chú trọng việc phát triển không gian biển cho tất cả người dân, cương quyết thu hồi các dự án ven biển chậm triển khai thậm chí bồi thường tại một số vị trí để làm bãi biển cộng đồng. Đây là nhấn mạnh của Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận Dương Văn An trong buổi tiếp xúc cử tri tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam.

Phát huy sức mạnh nội lực xây dựng nông thôn mới

Năm 2023, huyện Hàm Thuận Nam tiếp tục nâng chuẩn các tiêu chí theo bộ tiêu chí nông thôn mới (NTM) giai đoạn (2021 – 2025) và phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM là Tân Lập và 1 xã NTM nâng cao đầu tiên của huyện là xã Hàm Cường.

Bảo tồn để phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, quản lý ngành thủy sản và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và vướng mắc do phương pháp tiếp cận không còn phù hợp. Do vậy, việc tổ chức hình thức 'Quản lý cộng đồng' đối với vùng biển được phân quyền là một trong những giải pháp khá hiệu quả.

Bảo tồn để phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

Mô hình đồng quản lý sò lông, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam được người dân gọi nôm ra với cái tên là 'sổ đỏ mặt nước' vì tại mô hình này người dân được trao quyền quản lý mặt nước, tham gia quản lý, bảo vệ 16km2 mặt nước biển để bảo vệ, tái tạo loài sò lông.

Chiêm ngưỡng 'vịnh đá nhảy'

Tích xưa ghi rằng: Nơi bãi đá giáp với biển Kê Gà vào những đêm trăng thanh, gió mát từng đàn 'tiên nữ' giáng trần ngồi uống rượu, ngâm thơ trên những phiến đá bằng phẳng nhô lên mặt nước. Lời ca, tiếng hát của 'tiên nữ' vang vọng hòa trong âm hưởng du dương của sóng biển rì rào... Những hình ảnh có thật hay truyền thuyết về bờ biển Thuận Quý đều thể hiện phong cảnh bãi biển vô cùng hoang sơ, bình yên và đầy thơ mộng.

Mùa xuân, du thuyền trên hồ Hàm Thuận

Ngày mùng 7 Tết Quý Mão vừa qua, tôi và những người bạn có dịp đi du thuyền khám phá lòng hồ Hàm Thuận. Hồ thủy điện Hàm Thuận rộng lớn bao la 25.000 ha trải dài trên 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng, có nhiều đảo nhỏ, mặt hồ phẳng lặng, xanh biếc, được bao bọc bởi rừng cây và núi non trùng điệp, như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Sau khi du ngoạn lòng hồ, du thuyền ghé vào một đảo nhỏ trồng toàn sầu riêng đang mùa ra hoa, cho du khách tham quan khám phá.

'Săn rêu' tại bãi biển Cổ Thạch

Dịp Tết Nguyên đán 2023, một trong những địa điểm tại Tuy Phong thu hút rất đông người dân và du khách đến trải nghiệm, khám phá đó là bãi rêu tại bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh).

Liên kết phát triển các loại hình du lịch biển để thu hút du khách

Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu sở hữu hơn 600km với hàng loạt bãi tắm đẹp, nhiều vịnh, đảo và nguồn tài nguyên đa dạng sinh học biển là những điều kiện phát triển các loại hình du lịch biển.

Tạo sức bật mới cho du lịch Bình Thuận - Bài 1: Nhiều điểm đến say lòng du khách

Là tỉnh ở duyên hải cực Nam Trung Bộ, du lịch Bình Thuận bắt đầu tạo dấu ấn với du khách bằng sự kiện nhật thực toàn phần diễn ra ngày 24/10/1995, thu hút hàng trăm ngàn du khách đến Mũi Né, thành phố Phan Thiết để chứng kiến hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên và tham quan bờ biển xinh đẹp, mở ra một trang mới cho sự phát triển của hoạt động du lịch ở địa phương.

Du lịch vào chặng cuối khó khăn?

Chỉ khoảng 10 ngày qua, khi số ca F0 bùng lên nhiều nơi trong nước, trong đó có Bình Thuận thì lượng khách đến tỉnh vắng rõ so với 15 ngày sau tết.

Huyền thoại về một thắng cảnh đẹp

Từ lâu rồi tôi đã nghe lời đồn thổi về bãi biển Thuận Quý với bao câu chuyện huyền bí và pha những nét tâm linh, huyền thoại. Đó là suốt chiều dài hơn 7 cây số bờ biển có vô vàn phiến đá mang hình thù những con vật linh thiêng, hấp dẫn và lạ mắt. Có mỏm đá mang hình 'sư tử trắng' canh giữ cho vùng biển bình yên; vây quanh là 'sư tử mẹ' và đàn 'sư tử con' phủ phục bên bờ cát trắng mịn màng. Rồi có những phiến đá hình 'rùa vàng' ẩn hiện trên mặt nước biển lăn tăn gợn sóng để hít thở khí trời, phơi mình dưới ánh nắng vàng ban mai trải rộng; hay những chú 'cá sấu đen' nhấp nhô giữa đại dương mênh mông sóng gió và xa xa là những mỏm đá hình thù giống hệt cá heo, cá chình, cá bò hòm, đàn cá nục sồ mắc lưới… Câu chuyện không kém phần huyền thoại, mang ý nghĩa tâm linh của người dân vùng biển, đó là nơi bãi đá giáp với biển Tân Thành vào những đêm trăng thanh, gió mát từng đàn 'tiên nữ' giáng trần ngồi uống rượu, ngâm thơ trên những phiến đá bằng phẳng nhô lên mặt nước. Lời ca, tiếng hát của 'tiên nữ' vang vọng hòa trong âm hưởng du dương của sóng biển rì rào.