Hồn gốm Cửu An

Dẫu nghề làm gốm không thật sự phổ biến ở đất Cửu An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), song nơi đây vẫn có những lò gốm vang danh tứ xứ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản phẩm gốm và gạch ngói Cửu An đã được bán khắp vùng. Ngày nay, lò gốm xưa mờ phai vết dấu nhưng những chiếc chum, viên ngói rêu cũ mang đậm hồn cốt quê hương vẫn khiến nhiều người rưng rưng mỗi khi nhắc về. Chuyện xóm Lò Gốm Một sớm cuối thu mưa giăng lất phất, tôi trở lại xã Cửu An để tìm gặp ông Nguyễn Sanh-hậu duệ của chủ lò gốm lâu đời nhất trên vùng đất Tây Sơn Nhì. Tại phòng khách, ông Nguyễn Sanh chăm chú dõi theo chương trình trên ti vi. Say sưa đến độ tôi phải chào tới vài lần, ông mới giật mình quay lại. Không quá bất ngờ vì đã có lời hẹn trước, ông Sanh chỉ cười giải thích: 'Phim nói về tinh hoa gốm Việt. Hay quá! Tôi xem mà thấy nhớ xóm Lò Gốm ngày xưa'. Nhớ cũng phải thôi, bởi nghề gốm đã gắn bó với gia đình ông Sanh qua nhiều thế hệ và từng mang đến sự hưng thịnh cho cả vùng quê nghèo suốt mấy mươi năm. Cuối thế kỷ XIX, ông Nguyễn Ảnh (cha vợ ông Sanh) đã quyết định lập nghiệp cùng gốm. Bằng việc xây dựng lò gốm đầu tiên tại An Điền Nam, ông Ảnh được xem là người mở đường cho nghề gốm phát triển ở Cửu An nói riêng và toàn vùng An Khê nói chung lúc bấy giờ. Ông Sanh chậm rãi kể: Trên khu đất rộng chừng 2 ha, cha vợ tôi dựng lên 3 cái lò. Chúng có hình dạng giống hệt chiếc mai rùa, được đắp hoàn toàn bằng đất sét pha cát lên cốt gạch nhằm giúp giữ nhiệt tốt. Chiều dài khoảng 4 m, ngang 3 m, còn cửa vào lò thì trổ tầm 1 m. Để đảm bảo hoạt động, lò cần 10-15 nhân công. Đất sét khai thác lên được đem đi ủ nước rồi giao cho đám trai tráng giậm bằng chân cho thật nhuyễn. Sau đó, người thợ sẽ dùng dây kẽm chuyên dụng cắt đất thành những phần nhỏ để chuẩn bị cho công đoạn đóng gạch, ngói hoặc tạo hình vật dụng. Ông Nguyễn Sanh nâng niu những 'cổ vật' của gia đình-nơi chất chứa tình yêu nghề của người thợ gốm và cả hồn cốt, tinh hoa của miền quê Cửu An nghèo khó một thời. Ảnh: Hồng Thi

Tái hiện dòng gốm cổ thất truyền

Cuốn sách đưa người đọc khám phá dòng gốm Cây Mai qua các tư liệu lịch sử và dấu tích còn sót lại.

Người giữ hồn ông Táo giữa đô thành

Nằm dưới chân cầu Rạch Cây (phường 16, quận 8, TP Hồ Chí Minh), cơ sở làm lò đất thủ công của ông Trần Văn Tiếp (Năm Tiếp) vẫn âm thầm hoạt động. Những tưởng sẽ không còn ai đủ tình yêu và tâm huyết theo đuổi cái nghề 'lấm lem bùn đất' ấy nữa, vậy mà cơ sở làm lò Năm Tiếp vẫn bám trụ gần 40 năm nay và trở thành cơ sở cuối cùng tại thành phố mang tên Bác để làm nghề 'giữ hồn' ông Táo.

Tìm hiểu cội nguồn của một dòng gốm lâu đời của nước ta - gốm Cây Mai

Gốm Cây Mai là dòng gốm có từ lâu đời, gốm sành cứng đặc trưng với màu men không phong phú, nhưng chính sự tinh giản ấy đã tạo nên một dòng gốm mê hoặc khó phai lẫn. Với hai màu chủ yếu là màu xanh lam, màu xanh ve chai; các màu bổ trợ là màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ, nâu và trắng đã góp phần định hình thương hiệu gốm mỹ nghệ xưa này.

Điển tích 'Tây du ký', 'Tam quốc diễn nghĩa' độc đáo trên gốm Cây Mai

Từ đầu thế kỷ 18, địa danh xóm Lò Gốm, nơi có dòng gốm Cây Mai nổi tiếng đất Sài Gòn đã được ghi nhận trên bản đồ Trần Văn Học. Và sản phẩm gốm Cây Mai thì nổi tiếng khắp Lục tỉnh.

Kênh, rạch TP HCM kêu cứu

Tình trạng hễ mưa là ngập tại TP HCM có chiều hướng gia tăng trong khi kênh, rạch có chức năng thoát nước lại đang bị nhà ở, biệt thự, công trình... thi nhau lấn chiếm, san lấp làm tắc dòng chảy