Triển lãm Gia Lai 90 năm xây dựng và phát triển: Tự hào hành trình đi tới

Tự hào là cảm xúc chung của đông đảo người dân, học sinh, sinh viên khi đến xem triển lãm 'Gia Lai 90 năm xây dựng và phát triển' diễn ra từ ngày 19-5 tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đối với du khách, triển lãm đã góp thêm một trải nghiệm đầy hứng thú trên vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử.

Chủ tịch Hội Khảo cổ học Tống Trung Tín: Rộc Tưng-Gò Đá có thể trở thành di sản thế giới

'Những phát hiện khảo cổ học ở thung lũng An Khê (tỉnh Gia Lai) đã bổ sung vào bản đồ sơ kỳ Đá cũ của thế giới và con đường hình thành văn hóa đầu tiên của nhân loại, được Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga bổ sung vào nội dung của tập 3 Lịch sử thế giới. Với giá trị mang tầm quốc tế, di tích Rộc Tưng-Gò Đá cần được nâng cấp ngay lập tức thành di tích quốc gia đặc biệt để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới'-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Tống Trung Tín-Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam kiến nghị trước Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trong chuyến khảo sát mới đây tại Gia Lai.

Gia Lai: Phát triển du lịch từ di sản

Sau hơn 15 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được vinh danh, cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cùng với đó, Gia Lai còn có 2 di tích được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo và di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá. Đây đều là những di tích, di sản quan trọng của tỉnh.

Bên thềm sông Ba cổ

Theo các nhà khoa học, thung lũng An Khê là 'cái nôi cổ xưa nhất của loài người trên thế giới'. Những công bố về kết quả khảo cổ học ở Rộc Tưng-Gò Đá trong 5 năm (2014-2019) hoàn toàn thuyết phục các học giả, nhà khoa học uy tín trên thế giới.