Trao đổi: Chép sử và sử chép

Ghi chép, biên soạn sách, tài liệu lịch sử là công việc cao quý. Người đảm đương trọng trách này không chỉ cần cẩn trọng, khách quan mà còn phải trung thực. Bài viết này nêu một hiện tượng ít trung thực trong hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn lịch sử địa phương.

Cần quảng bá và đầu tư Di tích quốc gia Plei Ơi

Pơtao Apui hay Vua Lửa là một hiện tượng tín ngưỡng độc đáo ở Tây Nguyên và Đông Nam Á. Năm 1993, làng Vua Lửa (Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, không nhiều người biết về di sản lịch sử-văn hóa này.

Trên bến sông xưa

Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) kể rằng: Xưa kia, cư dân Jrai vùng hạ lưu sông Ba thường mời các Vua Lửa (Pơtao Apui) ở thung lũng Ayun Hạ đến làm lễ cầu mưa. Hình ảnh các Vua Lửa cùng không khí hội hè trong nghi lễ nông nghiệp quan trọng bậc nhất của người Jrai vẫn còn in đậm trong trí nhớ của vị già làng đã đi qua 85 mùa rẫy này.

Những bức ảnh quý về Vua Lửa Siu Luynh

Những bức ảnh về Vua Lửa thứ 14 Siu Luynh của nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc và Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Phong có nhiều giá trị về nghệ thuật và tư liệu. Có thể nói, đây là những bức ảnh đẹp nhất chứa đựng nhiều thông tin bổ ích về chân dung, hoạt động của một vị Vua Lửa lúc sinh thời. Cùng với hiện vật, những bức ảnh giúp tái hiện bức tranh buôn làng dân tộc Jrai xưa với những nhân vật đầy sắc màu cổ tích, huyền thoại.