Trả lời chất vấn về ngành nghề nông thôn

Cơ chế, chính sách, nguồn lực trong phát triển ngành nghề nông thôn và sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh; kết quả phát triển các ngành nghề, làng nghề (bao gồm làng nghề mới, làng nghề truyền thống)… là những vấn đề được cử tri quan tâm, chất vấn tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh An Giang.

Quảng bá sản phẩm OCOP và sản phẩm khởi nghiệp tại huyện Châu Thành

Ngày 25/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, UBND huyện Châu Thành tổ chức 'Chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng hướng đến sản phẩm OCOP và sản phẩm khởi nghiệp tại huyện Châu Thành' năm 2023.

Đồng hành để tăng cơ hội phát triển

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm phát huy sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tại An Giang, OCOP lan tỏa rộng khắp, từng bước khẳng định chất lượng trên thị trường, góp phần chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi giá trị.

Tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP An Giang

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất phát triển kinh doanh và quảng bá sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II/2023. Qua đó, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP và văn hóa ẩm thực đặc trưng An Giang đến với người dân, du khách trong, ngoài tỉnh.

Tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP An Giang

'Hoạt động quảng bá sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm tiềm năng OCOP của tỉnh An Giang sẽ giúp các chủ thể mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng và có động lực nâng cao chất lượng, hình thức sản phẩm ngày càng tốt hơn' - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Ngọc khẳng định.

Tri Tôn có thêm 5 sản phẩm OCOP

Ngày 10/8, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I/2023.

Long Xuyên phát triển sản phẩm OCOP

TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Từ đó, mở ra cơ hội để người dân tham gia trong các chuỗi sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững. Đồng thời, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

An Giang tăng cường chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP

UBND tỉnh An Giang yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng phát triển hình thức thương mại điện tử.

Đưa sản phẩm OCOP An Giang lên cao nguyên

Nhằm đa dạng hóa thị trường cho sản phẩm OCOP của tỉnh, An Giang phối hợp tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ kết nối đối tác tại vùng đất cao nguyên.

Vươn tầm OCOP 3 sao

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, sau 4 năm, anh Hồ Thanh Nam (sinh năm 1991, ngụ ấp Hòa Phú, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công với 2 sản phẩm được phân hạng, đánh giá đạt chuẩn OCOP 3 sao (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), gồm: Trà mãng cầu và cóc non sấy dẻo.

An Giang có thêm 14 sản phẩm OCOP

UBND tỉnh An Giang công nhận sản phẩm đạt chứng nhận 'Sản phẩm OCOP' cho 14 sản phẩm của 11 Chủ thể kinh tế. trên địa bàn tỉnh.

Để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) được các cấp, ngành quan tâm đẩy mạnh triển khai, thực hiện. Qua đó, giúp sản phẩm OCOP ngày càng vươn xa, được người tiêu dùng trong nước đón nhận và hướng đến xuất khẩu.

UBND tỉnh An Giang công nhận 12 sản phẩm của 9 chủ thể đạt OCOP 3 sao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký Quyết định số 768/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh An Giang đợt 1 năm 2021.

Thêm 12 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh

Ngày 7-4, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh An Giang đã tổ chức cuộc họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm) đợt 1 năm 2021.

An Giang thúc đẩy OCOP phát triển

Từ tâm lý e dè, ngại ngùng ban đầu, các chủ thể sản xuất ngày càng mong muốn tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang khi thấy được hiệu quả chương trình mang lại. Để nâng tầm OCOP phát triển, rất cần tháo gỡ những khó khăn, rào cản, đặc biệt là vốn và nguồn nhân lực.

Từ ngày 8 đến 10-1: Diễn ra sự kiện 'Sản phẩm OCOP đồng hành cùng người tiêu dùng An Giang năm 2021'

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh cho biết: đơn vị đang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện 'Sản phẩm OCOP đồng hành cùng người tiêu dùng An Giang năm 2021', tại phố đi bộ (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên).

Nâng cấp sản phẩm OCOP An Giang

Sáng 16-12, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức hội thảo 'Vận hành và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh An Giang'.

Xây dựng thương hiệu gạo riêng mang tên Ngọc Nhân

Chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo nhưng giám đốc trẻ Lê Thanh Tuấn (ấp Hòa Long 4, thị trấn An Châu, Châu Thành, An Giang) không đi vào những dòng gạo thông thường mà bỏ vốn liếng, công sức, tâm huyết đầu tư lai tạo những giống lúa độc đáo, sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, hữu cơ. Bước đầu, thương hiệu gạo Ngọc Nhân đã tạo được thị trường riêng.

Tranh lá thốt nốt Võ Văn Tạng

Trong khi đa phần người trồng cây thốt nốt chú trọng khai thác nước (lấy từ nhụy hoa) và trái thốt nốt thì nghệ nhân Võ Văn Tạng (Thoại Sơn) lại quan tâm đến lá thốt nốt. Qua góc nhìn thẩm mỹ và đôi tay khéo léo của nghệ nhân, từng tấm lá thốt nốt biến thành những bức tranh sống động, độc đáo. Đây là lý do giúp tranh lá thốt nốt Võ Văn Tạng được phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang).

Tái ngộ trà mãng cầu Thanh Nam

Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang), Cơ sở sản xuất - kinh doanh trà mãng cầu Thanh Nam (ấp Hòa Phú, xã Định Thành, Thoại Sơn) tập trung xây dựng trà mãng cầu thành sản phẩm đặc sản, đưa vào 'giỏ quà tặng' của An Giang. Mong muốn của chàng trai '9X' Hồ Thanh Nam là lan tỏa sản phẩm đi khắp cả nước.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của An Giang tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 5-11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức hoạt động kết nối với Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Tiên Phong (TP. Hồ Chí Minh) nhằm tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh An Giang, với sự tham dự của đại diện Sở Công thương, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh và đại diện các doanh nghiệp đạt chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2020.

Khẳng định thương hiệu nước tương Hương Sen

Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, nhiều hãng nước tương truyền thống đã phải đóng cửa nhưng thương hiệu nước tương Hương Sen vẫn đứng vững trên thị trường hơn 40 năm nay. Đó là một trong những lý do giúp 2 sản phẩm nước tương và tương đậu Hương Sen đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang).

Tạo điều kiện đưa đặc sản An Giang vươn xa

So 2 đợt đánh giá trước, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm) đợt 3 năm 2020 có quy mô lớn nhất, thu hút đến 33 sản phẩm tham gia. Việc phân hạng các sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh là điều kiện quan trọng để các sản phẩm đặc sản An Giang tiếp cận khách hàng trong nước rộng rãi hơn, khẳng định thương hiệu, uy tín tốt hơn.

An Giang: Thêm 33 sản phẩm được đánh giá OCOP

Ngày 27-8, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm) đợt 3 năm 2020.

Gạo ngon cho người Việt, tại sao không?

Khi thói quen ẩm thực chuyển từ 'ăn no' sang 'ăn ngon' thì các doanh nghiệp cũng cần tập trung xây dựng thương hiệu, đưa những sản phẩm gạo ngon, chất lượng, bổ dưỡng phục vụ người tiêu dùng trong nước. Những sản phẩm gạo độc đáo của Tập đoàn Lộc Trời đang hướng đến thị trường bền vững này.