Loạt bất cập về giá điện

Duy trì bù chéo, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng và giá điện sinh hoạt người dân chi trả cao hơn mức áp dụng với hộ sản xuất… là những bất cập về giá điện.

Phải chỉ ra được trách nhiệm qua giám sát

Ngày 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021'.

Giá điện thấp có mặt tốt, nhưng cứ bù giá thì 'nợ xấu và phá sản của EVN là hiện hữu'

Sáng 12/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về chuyên đề giám sát 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021'. Đây là 1 trong 4 chuyên đề giám sát trong năm 2023 được Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện tại kỳ họp thứ 3 và báo cáo tại kỳ họp thứ 6. Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu phát điện, chưa bảo đảm tính minh bạch.

Khả năng thiếu điện trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn là nguy cơ hiện hữu

Đoàn giám sát chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong phát triển năng lượng Việt Nam, khiến mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt đã xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ năm 2022, thiếu điện một số thời điểm của năm 2023.

Nguy cơ thiếu điện hiện hữu, hàng loạt 'ông lớn' bị nêu trách nhiệm

Đoàn giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, khả năng thiếu điện trong ngắn hạn (2024-2025), trung hạn (2025-2030) và dài hạn (2030–2050) là nguy cơ hiện hữu. Ngoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan thuộc trách nhiệm của một số tập đoàn lớn như EVN, TKV, PVN.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nguy cơ thiếu điện hiện hữu trước mắt và lâu dài

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định khả năng thiếu điện trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn là nguy cơ hiện hữu.