Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Năm 2024, hầu hết các địa phương đều được Chính phủ giao vốn đầu tư công cao hơn so với năm 2023. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm, các tỉnh, thành phố đều thực hiện xây dựng kịch bản, kiểm soát tiến độ giải ngân, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án; đồng thời phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án.

Kích cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 4119/UBND-KTTC gửi các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các hiệp hội ngành hàng về việc thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Duy Tiên chú trọng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động

Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án 'Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025' và Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 11/6/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Duy Tiên về 'Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020', những năm qua, UBND thị xã Duy Tiên đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành chức năng, đơn vị trường học, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) triển khai tổ chức thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT và đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Cơ quan chức năng, cùng các quận, huyện, thị xã đang và sẽ vào cuộc đồng bộ, đưa ra giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm; phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nội đạt 73,2%.

Hà Nội: Đẩy nhanh chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong năm 2023, TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Thành phố sẽ đẩy nhanh chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với mục tiêu phát triển các hoạt động trên môi trường số...

Hà Nội tuyển sinh và đào tạo nghề cho 230.000 lượt người

Kinhtedothi – Trong năm 2023, TP Hà Nội tuyển sinh và đào tạo khoảng 230.000 lượt người; phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,2%. TP đề ra nhiều giải pháp, trong đó đầu tư cho các trường nghề, đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp.

Chung sức vì mái ấm người nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là vựa lúa gạo, vựa trái cây, vựa thủy sản lớn nhất cả nước, với dân số chiếm khoảng 1/5 dân số cả nước. Người dân ĐBSCL sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, có sức đóng góp đến 20% GDP của cả nước hàng năm. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người dân ở khu vực này luôn thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là ở khu vực nông thôn. Vì vậy, trong những thập niên gần đây, công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân ở ĐBSCL luôn đặt lên hàng đầu, nhiều năm qua các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện nhiều chính sách, vận dụng các nguồn vốn từ Trung ương và địa phương hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, trong đó, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo được xem là một trong những giải pháp tạo nền tảng vững chắc để hộ nghèo 'an cư lạc nghiệp', vươn lên thoát nghèo bền vững…

Quả ngọt từ nỗ lực giảm nghèo

Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB-XH) tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016 - 2020, với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy - UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, kết quả giảm nghèo của tỉnh bình quân giảm 1,5%/năm. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 1,75% hộ nghèo. Có 34/76 xã thoát khỏi chương trình xã khó khăn, trong đó có 14 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hiệu quả sau 2 năm thực hiện mô hình '3 quản' ở Đakrông

Ngày 31/3/2020, UBND huyện Đakrông ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND về xây dựng mô hình '3 quản' đối với người sử dụng, có nguy cơ sử dụng trái phép các chất ma túy trên địa bàn huyện. Sau 2 năm triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước kéo giảm số đối tượng liên quan đến ma túy, đồng thời kiềm chế và đẩy lùi tệ nạn ma túy trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã, thị trấn lành mạnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.