Hậu Giang có 266 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh

Hôm nay (3/5), Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện toàn tỉnh có 266 sản phẩm chủ lực được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 92 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, còn lại là sản phẩm OCOP 3 sao.

Người dân Phụng Hiệp kỳ vọng 'đổi đời' từ những mô hình mới của kinh tế hợp tác

Những mô hình mới, đạt hiệu quả kinh tế cao của các HTX, tổ hợp tác điển hình ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) như HTX Kỳ Như, Tổ hợp tác trồng nhãn Ido, HTX Ngũ Thường MeKong, HTX dưa lưới Thuận Phát… được kỳ vọng tạo sinh kế cho người dân 'đổi đời', vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Hậu Giang hội nhập và phát triển - Tăng tốc, tạo đột phá phát triển

Hậu Giang đã và đang có những bước chuyển trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng Hậu Giang vẫn xác định nỗ lực nhiều hơn trong phát triển kinh tế - xã hội để hòa nhịp cùng sự phát triển của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, xoay quanh vấn đề này.

Để hợp tác xã là điểm tựa của nông dân

Vai trò của các hợp tác xã (HTX) đã và đang được khẳng định như 'chiếc phao' kết nối giữa nông dân - doanh nghiệp gắn với thị trường. Vai trò của HTX thêm quan trọng khi đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp lúng túng nhưng HTX đã phát huy vai trò điều tiết, phân phối nông sản đến thị trường.

'May áo' cho sản phẩm OCOP

Bao bì quyết định 80% sự thành công của một sản phẩm OCOP, nhưng hiện nay, các chủ thể vẫn loay hoay với việc làm sao để tạo ra được hình ảnh sản phẩm đẹp, hấp dẫn nhất. Điều đó dẫn tới, sản phẩm OCOP đang gặp phải rất nhiều hạn chế như: Giống nhau về kiểu dáng, chất liệu, bao bì đơn giản, trùng lặp, ghi nhãn chưa đúng quy định, thiếu thông điệp sản phẩm...

Tạo động lực đổi mới sản xuất

Một trong những hoạt động khuyến công nổi bật của Hậu Giang là hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Qua đó, giúp cơ sở tăng năng suất, nâng chất lượng sản phẩm, cải thiện doanh thu và tạo nhiều việc làm.

Tăng tốc truy xuất nguồn gốc, bảo vệ người tiêu dùng

Nhiều địa phương đang tăng tốc thực hiện các dự án truy xuất nguồn gốc hàng hóa thông qua ứng dụng công nghệ. Việc này vừa giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa giúp người tiêu dùng có thông tin minh bạch về sản phẩm, từ đó dễ dàng chọn lựa.

Đa dạng sản phẩm OCOP: Tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Để nâng cao giá trị cho sản phẩm của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020. Sau 3 năm thực hiện, tỉnh Hậu Giang đã có hơn 100 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao. Các sản phẩm được công nhận không chỉ có sự cải tiến mạnh mẽ về hình thức và chất lượng mà doanh thu bán ra còn cao gấp nhiều lần.