Sinh vật biển triệu năm tuổi xuất hiện trên núi cao khắp Việt Nam

Ngày nay, hóa thạch các loài sinh vật biển có thể được tìm thấy ở các vùng núi trên khắp ba miền Việt Nam. Vì sao lại có hiện tượng 'kỳ lạ' này?

Mẫu cúc đá hóa thạch kỷ Jura hạ (khoảng 180 đến 200 triệu năm trước) được tìm thấy ở thác Đray Linh, Đăk Lăk, 1983, hiện vật của Bảo tàng Địa chất. Cúc đá một loại động vật thân mềm sống ở biển, tại sao hóa thạch của chúng lại được tìm thấy trên núi đá?

Hóa thạch cúc đá được tìm thấy ở Bắc Thủy, Lạng Sơn năm 1977, hiện vật của Bảo tàng Địa chất. Câu hỏi trên có thể được giải đáp dễ dàng, nếu như chúng ta biết rằng rất nhiều vùng núi của Việt Nam ngày nay từng là đáy biển trong quá khứ.

Cúc đá kỷ Trias thượng (khoảng 200-228 triệu năm trước), được tìm thấy cách thành phố Điện Biên Phủ 6 km, hiện vật của Bảo tàng Địa chất. Nhờ sự vận động địa chất trong hàng triệu năm, nhiều khu vực từng là thềm lục địa đã được đẩy lên thành cao nguyên và núi đá.

Hóa thạch một loài tay cuộn (ngành động vật không xương sống quan trọng nhất đại cổ sinh) khai quật ở Chợ Bờ, Hòa Bình, hiện vật của Bảo tàng Địa chất. Ngày nay, hóa thạch các loài sinh vật biển có thể được tìm thấy ở các vùng núi khắp Việt Nam.

Vỉa xác bọ ba thùy, thu thập ở Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang, hiện vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Bọ ba thùy là một lớp động vật chân khớp sống ở biển, thịnh vượng vào khoảng 300 triệu năm trước. Các mẫu hóa thạch tương tự cũng được phát hiện ở các vùng núi trên khắp thế giới.

Hóa thạch của loài Nipponophyllum nikolaevae, thu thập ở núi Xuân Sơn, An Lão, Hải Phòng, hiện vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Loài vật này thuộc họ Phyllodocidae, gồm những loài giun nhiều tơ sống dưới đáy biển, có thể đào hang dưới lớp trầm tích.

Hóa thạch đốt thân huệ biển, thu thập ở đỉnh Tu Xán, thị trấn Đồng Văn, Hà Giang, hiện vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Lớp huệ biển (Crinoidea) gồm những loài động vật trông giống bông hoa, xuất hiện trên trái đất từ trên 400 triệu năm trước.

Hóa thạch loài huệ biển cổ sinh Cyclocyclicus pentagonocyclicus, thu thập ở núi đá vôi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, hiện vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Hóa thạch loài Claraia wangi, thu thập ở Sảng Tủng, Đồng Văn, Hà Giang, hiện vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Claraia là một chi động vật thân mềm hai mảnh vỏ giống sò đã tuyệt chủng, sống vào khoảng 266-237 triệu năm trước.

Hóa thạch loài Dumortieria lantenoisi, thu thập ở vùng thác Đrây H’Linh, Đắk Lắk, hiện vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Dumortieria là một chi cúc đá thuộc họ Graphoceratidae, sống ở kỷ Jura muộn, từ khoảng 180,1 đến 175,6 triệu năm trước.

Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sinh-vat-bien-trieu-nam-tuoi-xuat-hien-tren-nui-cao-khap-viet-nam-1849614.html