Nhìn những hình ảnh này, ai bảo khoa học không "say lòng người"?

Những hình ảnh thiên văn và vũ trụ đẹp nhất tuần qua dưới đây có thể làm say lòng bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Hồ Natron ở Tanzania, đông Phi - một trong những hồ nước kỳ lạ nhất trên thế giới, được vệ tinh Landsat 8 của NASA chụp vào ngày 6/3/2017 vừa qua. Màu sắc của hồ được gây ra bởi vi khuẩn có mùi được gọi là haloarchaea. Ảnh: NASA Earth Observatory.

SpaceX thử nghiệm bộ phận phóng của tên lửa Falcon 9 vào ngày 11/5 để chuẩn bị cho chuyến bay vào thứ hai vừa qua, ngày 15/5, tại bãi phóng phức hợp 39A ở Trung tâm Không gian Kennedy. Ảnh: SpaceX.

Các phi hành gia ở Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đánh dấu chuyến đi bộ thứ 200 ngoài không gian của mình, dù có một chút trục trặc nhưng chuyến đi ngắn ra bên ngoài lần này cũng cho phép họ ngắm nhìn Trái Đất một cách thật đặc biệt. Ảnh: ESA/NASA.

Sao băng Eta Aquarid vút ngang bầu trời ở đồi Port, thành phố Christchurch, New Zealand vào ngày 6/5/2017 vừa qua. Ảnh: Harriet Thomas.

Một vệt sao băng Eta Aquarid vút ngang bầu trời núi lửa Bromo, thuộc đảo đông Java của Indonesia vào ngày 6/5/2017. Ảnh: Justin Ng.

Những dải cực quang màu xanh lam tỏa sáng trên bầu trời khắp Châu Âu nhìn từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Thành phố sáng đèn ở gần nhất là Berlin của Đức, trong khi ánh đèn từ những thành phố lớn của Hà Lan và Bỉ đang rực rỡ phía xa. Na Uy và Thụy Điển với ánh sáng thành phố tương đối mờ nhạt hơn. Ảnh: Thomas Pesquet/ESA/NASA.

Những chiếc kính thiên văn trên khắp thế giới đã cùng nhau hướng nhìn về Tinh vân Con cua, là một tàn dư còn sót lại sau một vụ nổ siêu tân tinh vào gần một ngàn năm trước. Bằng cách kết hợp những quan sát lại với nhau, các nhà thiên văn đã tạo ra một trong những hình ảnh chi tiết nhất về tinh vân này từ trước đến nay. Ảnh: NASA, ESA, G. Dubner (IAFE, CONICET-University of Buenos Aires) et al.; A. Loll et al.; T. Temim et al.; F. Seward et al.; VLA/NRAO/AUI/NSF; Chandra/CXC; Spitzer/JPL-Caltech; XMM-Newton/ESA; and Hubble/STScI.

Làn sóng dung nham bùng phát trên bề mặt vệ tinh Io của Sao Mộc, hồ dung nham này được gọi là Patera. Ảnh: Large Binocular Telescope Observatory.

Máy bay X-37B của Không quân Hoa Kỳ phá kỷ lục trong một chuyến bay bí mật ở Florida, chiếc máy bay đã có tham gian đi vòng quanh thế giới trong 718 ngày và hạ cánh ở Trung tâm Không gian Kennedy của NASA vào ngày 7/5 vừa qua. Ảnh: U.S. Air Force.

Quang Niên (Space)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhin-nhung-hinh-anh-nay-ai-bao-khoa-hoc-khong-say-long-nguoi-c7a528745.html