Nguyệt thực một phần đến 53% bắt đầu ngay từ khi Trăng mọc

(VOV) - Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư thành phố Hồ Chí Minh về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

>> Tối 26/6, Việt Nam thấy nguyệt thực một phần Tối 26/6, người dân Việt Nam cùng cư dân các nước Đông Nam Á, châu Úc, châu Mỹ sẽ được chứng kiến hiện tượng Nguyệt thực một phần bởi hơn 50% diện tích của Mặt Trăng đi vào vùng tối của bóng Trái Đất, trở nên tối và đỏ sẫm. Thời điểm bắt đầu quan sát Nguyệt thực đối với người dân ở Việt Nam khoảng 18h15 phút PV: Thưa ông, hiện tượng nguyệt thực một phần hôm nay diễn ra trong khoảng thời gian nào ở Việt Nam? Ông Đặng Tuấn Duy: Bắt đầu vào nguyệt thực một phần khoảng 6h15 phút tối. 6h39 phút sẽ là nguyệt thực cực đại. Lúc cực đại, 53% bề mặt mặt trăng sẽ có màu đỏ thẫm thay vì màu vàng chói như các đêm rằm bình thường. Sau đó, khoảng 8h tối, thời gian nguyệt thực một phần sẽ kết thúc. Sau khi kết thúc, nguyệt thực một phần sẽ chuyển qua nguyệt thực bán dạ lại. Đến khoảng 9h20 phút tối nguyệt thực bán dạ cũng kết thúc và lúc đó toàn bộ hiện tượng nguyệt thực sẽ kết thúc. PV: Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng nguyệt thực một phần thưa ông? Ông Đặng Tuấn Duy: Nguyệt thực hay nhật thực đều do chu kỳ của 3 vật thể là trái đất, mặt trăng và mặt trời. Trong 1 năm, số lần nhật nguyệt thực tối đa là 7 lần. Trong đó, có 2 hoặc 3 nguyệt thực và 4 đến 5 nhật thực. Trong tối thiểu 1 năm có thể có ít nhất 2 nhật thực và cũng có thể không có nguyệt thực nào hết. Ở Việt Nam, ngày 26 có nguyệt thực 1 phần do là trái đất quay quanh mặt trời gọi là mặt phẳng hoàng đạo, còn mặt trăng quay quanh trái đất gọi là mặt phẳng bạch đạo. Do 2 mặt phẳng này nếu chúng ta vẽ hình vị trí tương đối của 3 vật thể này sẽ thấy có khoảng thời gian nhất định nào đó khi mặt trăng chuyển động quanh trái đất nó sẽ nằm trong bóng sau trái đất nhưng điều kiện 3 vật thể này nằm trên cùng 1 đường thẳng thì lúc đó mặt trăng lúc đó nằm trong vùng tối của trái đất vì nó mằn ở phía sau, do đó sẽ bị ánh sáng mặt trời cản lại và mặt trăng đi vào vùng tối đó nó sẽ gây ra hiện tượng nguyệt thực và tùy theo khi nằm trong vùng nửa tối hay tối hoàn toàn, chúng ta sẽ quan sát được hiện tượng nguyệt thực 1 phần hay toàn phần. PV: Theo ông, việc quan sát nguyệt thực một phàn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không và làm thế nào để có thể quan sát được rõ nét nhất? Ông Đặng Tuấn Duy: Nguyệt thực lúc này nằm ở phía sau bóng trái đất và không được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp mà ánh sáng lúc đó chúng ta thấy chỉ là ánh sáng từ mặt trời nó chiếu vào vùng chóp của trái đất và bị khuất xạ nó chiếu lại cho chúng ta nên lúc này cường độ ánh sáng không quá nguy hiểm và chúng ta có thể nhìn trực tiếp được. Để quan sát nguyệt thực chúng ta chỉ cần quan sát bằng mắt thường và để quan sát được nguyệt thực tốt chúng ta cần tìm địa điểm ở những vị trí nhìn về hướng Đông và nếu chân trời càng trống càng tốt. Tại nguyệt thực lần này là khi mặt trăng vừa mọc lên chúng ta đã quan sát được nguyệt thực rồi nên có thể lúc này mặt trăng nó nằm thấp phía dưới chân trời nên có thể chúng ta đến vùng biển, nhìn về hướng Đông hoặc thành phố thì chúng ta chọn những sân thượng của tòa nhà cao tầng, nhìn về hướng Đông thì có thể quan sát được chi tiết nhưng với điều kiện thời tiết tối. Bởi trong tất cả các hiện tượng thiên văn chúng ta quan sát thì thời tiết ảnh hưởng lớn. Lúc đó trời có mây hoặc mưa che thì không quan sát được. PV: Xin cảm ơn ông!./. Hà Nam (thực hiện)

Nguồn VOV: http://vovnews.vn/home/nguyet-thuc-mot-phan-den-53-bat-dau-ngay-tu-khi-trang-moc/20106/147788.vov