Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX

Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX của tác giả Trần Minh Nhựt là công trình nghiên cứu nghệ thuật với trọng tâm khảo cứu bộ tác phẩm nghệ thuật công phu 'Đại Lễ phục triều đình An Nam' của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân. Qua đó, giải mã ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật đặc trưng, hay sự tác động của nghệ thuật phương Tây trong giai đoạn giao thoa văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX.

Bộ tranh “Đại Lễ phục triều đình An Nam” do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ vào tháng 12/1902, dưới triều vua Thành Thái, gồm 54 bức vẽ minh họa bằng màu nước.

Trong công trình này, tác giả Trần Minh Nhựt đã tập trung phân tích đường nét, mảng, hình, màu sắc… của ngôn ngữ đồ họa trong tạo hình minh họa áo mũ; diễn giải kỹ càng về nghệ thuật minh họa và cuộc gặp gỡ phong cách tạo hình phương Tây ở khía cạnh khoa học màu sắc và ánh sáng, tỷ lệ nhân thể… giúp độc giả hiểu rõ hơn các giá trị mỹ thuật, lịch sử, văn hóa – xã hội của bộ tranh.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thực hiện : Khánh Hà Hồng Dũng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nghe-thuat-minh-hoa-ao-mu-thoi-nguyen-dau-the-ky-xx