Lý do NATO cần một nước Nga mạnh mẽ

Ngày 1/11, trên tờ Il Sole 24 Ore của Ý, nhà báo Gianandrea Guyana đã viết, việc Nga tăng cường sức mạnh để đáp trả hành động NATO tiến đến gần biên giới nước này, đang tiếp tay cho liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.

Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander M của Nga.

“Cuộc xâm lược” của Nga vào các nước Baltic, mà các nước thành viên NATO cũng lo ngại trước mối đe dọa này, dường như là "cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh", nhưng giả thuyết đó là cần thiết "để đổ thêm dầu vào mối đe dọa mới nổi ở mặt trận phía đông". Bất kỳ động thái nào từ phía Moscow - dù là gửi một hạm đội gồm 8 tàu, dẫn đầu là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới bờ biển của Syria hay là tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Sarmat thì phương Tây cũng cảm thấy đó như là "mối đe dọa mạnh mẽ" để tăng chi tiêu quân sự, nhà báo Gianandrea Guyana cho biết.

Nhưng trên thực tế, Washington và London đẩy mạnh gia tăng chi tiêu quân sự (cũng như chi tiêu quốc gia như các đối tác của NATO). "Nếu trong nhiều năm, ngân sách quân sự của các nước phương Tây liên tục cắt giảm thì bây giờ, trong bối cảnh của "mối đe dọa mới từ điện Kremlin", chi phí này có thể bắt đầu gia tăng. Trong khi đó, "chi tiêu quân sự của Nga vẫn đang trong khoảng 100 tỷ USD mỗi năm. Số tiền này bằng 1/6 ngân sách quân sự của Mỹ và bằng 1/9 ngân sách quân sự của toàn khối NATO", tác giả bài báo bình luận.

"Tất nhiên, Moscow sẽ không ngần ngại và thậm chí khá tích cực thể hiện cơ bắp và giương cao khẩu hiệu. Nhưng không thể không nhận thấy rằng, Nga vẫn đang chơi phòng thủ từ Ukraine đến Syria....", bài báo viết.

Ở Syria và Ukraine, Moscow đang cố gắng bảo vệ lợi ích chiến lược của mình. Bây giờ, sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, Nga có thể sử dụng các căn cứ quân sự để duy trì sức mạnh ở Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.

Rõ ràng, "lá chắn tên lửa" của Mỹ tại Ba Lan và Romania là phần nhỏ so với mối đe dọa Iran mà bây giờ đã trở nên "hoàn toàn lỗi thời", tuy nhiên, radar của Mỹ "có thể kiểm soát không phận Nga" và hệ thống còn có thể được sử dụng để tấn công các tên lửa hành trình, nhà báo Gianandrea Guyana viết.

Trong tình hình như vậy, "việc bố trí các tên lửa đạn đạo tầm trung ở thành phố Kaliningrad của Nga không được coi là chủ ý xâm lược, mà chỉ là hành động đáp trả với "lá chắn của Mỹ" ở mức độ răn đe", tác giả bài báo cho biết.

Đức Dũng (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ly-do-nato-can-mot-nuoc-nga-manh-me-post212827.info