Lợi ích của nếp cẩm trong việc ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu mới đây cho thấy cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng huyết áp.

Cơm rượu nếp cẩm được làm từ loại gạo nếp cẩm lên men. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.

Gạo nếp cẩm là siêu thực phẩm chống ung thư

Gạo nếp cẩm chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.

Gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Các món thông thường từ nếp cẩm là xôi nếp cẩm, rượu cơm nếp cẩm, gần đây ở Hà Nội còn có món sữa chua nếp cẩm ăn cũng thú vị và tuyệt vời.

Gạo nếp cẩm là siêu thực phẩm chống ung thư

* Rượu nếp than (nếp cẩm)

Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống.

Lưu ý vài chi tiết như sau:

Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt.

Để trong 15 - 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng... là uống được). Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.

Chú ý: Cơm rượu có thành công hay không là do viên men cũ hay mới, tốt hay xấu.

Rượu nếp cẩm

* Rượu nếp cẩm

Người ta hay nói rượu cẩm hạ thổ bách nhật là rượu nếp làm bằng nếp than chôn dưới đất 100 ngày. Xôi nấu bằng nếp than, khi làm rượu xong cho màu rượu rất giống màu lá cẩm nấu ra. Còn chôn dưới đất là một hình thức ủ cất truyền thống, đơn giản những loại rượu ngắn ngày của vài quốc gia Á đông.

Ngoài ra, nếp cẩm còn rất tốt cho dạ dày, bạn có thể chế biến thành món xôi nếp cẩm, món này rất có lợi cho tiêu hóa của người bị viêm loét dạ dày. Đối với những người thường xuyên bị nôn mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống khoảng 6-7g với nước nguội.

Nếp cẩm còn giúp dạ dày các bà mẹ sau sinh hoạt động tốt hơn để lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con. Cháo gạo nếp nấu suông hay còn gọi là cháo hoa có tác dụng mát ruột đối với những trường hợp nặng bụng, nếu được nấu nhừ với móng giò, chân giò heo, đu đủ non, lõi thông thảo và lá sung sẽ vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc cổ truyền có tác dụng làm tăng tiết sữa, vừa bổ sung sắt cho phụ nữ cho con bú. Nước cháo gạo nếp cũng đặc biệt tốt cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Gạo nếp, đặc biệt là nếp cẩm mang lại những giá trị dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn chú ý khi dùng nếp cẩm nên kết hợp cũng một số loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc sẽ kích thích tiêu hóa và giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ dễ dàng hơn.

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/loi-ich-cua-nep-cam-trong-viec-ngan-ngua-ung-thu-124654.html