Lời chào cao hơn mâm cỗ

Học sinh trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM khoanh tay chào nhân viên bảo vệ tưởng là chuyện bình thường này lại đang 'không bình thường', vì sao như thế?

Câu trả lời đơn giản là do thực tế hiện nay, xã hội đang có xu hướng thụt lùi về giá trị đạo đức, nhất là trong giới trẻ. Giá trị con người được đánh giá qua việc hôm nay cô ấy, anh ấy sẽ “khoe” gìtrên mạng xã hội? Sẽ vào vũ trường, bar nào? Đi siêu xe nào chứ không phải là vì ngoan ngoãn, lễ phép, chăm học. Do đó, khi các em trường Lê Hồng Phong chào bảo vệ lại được xã hội quan tâm và khíchlệ là điều dễ hiểu.

Luật sư Trần Tấn Trí Nhân.

Có một giai thoại vui, nhân dịp khai trường, có một quan nọ khệnh khạng lên bục của một trường tiểu học để giáo huấn hàng giờ. Sau đó khi ngước mắt thấy hàng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn” ông taliền phán: “Các cháu thấy không, ngay cả ông tiên còn phải đi học lễ và bà hoàng hậu cũng phải đi học văn”…

Trong thực tế hàng ngày, đây đó vẫn diễn ra việc phụ huynh học sinh xông vào tận phòng học để hành hung giáo viên, việc Công an vào tận sân trường để còng tay học sinh, chuyện nhân viên bảo vệ domột ông quản tài viên nào đó vào khuôn viên trường để rút súng đe dọa chủ trường… Những hành vi này đã gieo rắc vào trí óc non nớt của những đứa trẻ những suy nghĩ tiêu cực, hằn sâu vào ký ức củacác cháu, để hình thành nên những con người có quan điểm sống lệch lạc, ích kỷ.

Tôi lớn lên và được dạy dỗ trong nền giáo dục XHCN ngay sau 1975, vẫn nhớ dạo đó học trò ngoan lắm, khi ra khỏi nhà đều phải khoanh tay thưa ba mẹ, đến trường khoanh tay chào thầy cô, gọi dạ, bảovâng. Thỉnh thoảng khi không thuộc bài, quên mang dụng cụ học tập là bị thầy cô đét cho vài roi nhưng về nhà vẫn im thin thít vì sẽ… bị đòn thêm.

Quan hệ thầy trò, mối quan hệ gia đình khăng khít, tôn trọng và yêu thương nhau. Lui lại thời gian trước 1975, chương trình giáo dục công dân được xem trọng, những việc đơn giản như không vứt rác,không phóng uế, không la cà, không chửi tục…được minh họa theo bài học là những hình ảnh đơn giản, rõ ràng và in sâu trong đầu óc non nớt của những đứa trẻ mới chập chững đi học.

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người khi sinh ra ai cũng như một tờ giấy trắng, sẽ ghi chép và nhớ những gì diễn ra hàng ngày và kiến tạo, hình thành nên tính cách và nhân cách, vì vậy việcgiáo dục công dân đối với lớp tiểu học rất quan trọng nhưng xem ra đang bị chính những người làm công tác quản lý giáo dục hiện nay không xem trọng!

Ở cấp tiểu học được gọi là môn Đạo đức, cấp 2 và 3 được gọi là Giáo dục công dân nhưng mãi cho đến niên khóa 2016-2017 mới được đưa làm môn thi. Chính vì vậy, việc học sinh không quan tâm đến việctrau dồi đạo đức, không quan tâm đến những hành vi cư xử đối với xã hội, với người khác đúng theo chuẩn mực là điều dễ hiểu!

Trở lại với việc khen ngợi các em học sinh trường Lê Hồng Phong mà dư luận đang quan tâm và được các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, tạo nên luồng dư luận tích cực là điều rất đáng trân trọng!Tôi đã đưa cho con tôi hiện đang học lớp 9 xem bài báo và hỏi “trường con và con có làm việc này hay không?” Cháu trả lời thỉnh thoảng chúng con có chào nhưng vì các chú bảo vệ không hề tỏ thái độgì nên rồi… không chào nữa!? Tôi đã nói với cháu là việc các chú bảo vệ làm như vậy là không hay, nhưng việc của các con là phải biết “kính trên, nhường dưới”, khi vào trường và gặp người lớn tuổihãy cứ khoanh tay chào vì chính việc cúi thấp người chào là hành động nâng mình lên cao hơn… “Trẻ em là tương lai đất nước”, do đó nếu hình thành được một tầng lớp công dân có trình độ, có hiểubiết và nhân cách sẽ góp phần tạo nên một đất nước giàu mạnh và văn minh!

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc các cơ quan báo chí đã nêu ra vấn đề rất hay này vì sẽ tạo ra luồng dư luận tích cực trong việc hình thành nên lớp học sinh ngoan ngoãn, hiếu thảo và có trình độ, sau nàysẽ là lực lượng kế thừa có đầy đủ đạo đức, năng lực làm bệ phóng đưa đất nước đi lên!

Luật sư TRẦN TẤN TRÍ NHÂN
(Đoàn Luật sư TP.HCM)

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/loi-chao-cao-hon-mam-co-p55281.html