Loạt vũ khí đáng gờm của ông lớn Samsung, Daewoo Hàn Quốc

Với sự tham gia của những tập đoàn lớn vào lĩnh vực quốc phòng, quân đội Hàn Quốc không chỉ tự chủ được vũ khí trong nước, mà còn xuất khẩu sang các nước NATO.

Samsung Techwin (hiện là Hanwha Techwin) là nhà thầu chính sản xuất nhiều dòng động cơ cho các máy bay, trực thăng, tàu chiến phục vụ trong Quân đội Hàn Quốc. Ví dụ, trong ảnh là động cơ tuốc bin trục T700-701K do Samsung sản xuất từ năm 2006 để cung cấp cho các trực thăng UH-60 Black Hawk của Không lực Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Thai Military

Samsung cũng từng sản xuất các dòng động cơ tuabin phản lực F404, F110 cho tiêm kích F-15/16 và động cơ tuabin khí LM2500 trên tàu chiến. Ngoài ra, Samsung cũng tham gia sản xuất động cơ tuabin khí loại nhỏ cho vũ khí chính xác cao, bộ phận động cơ đạn rocket. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, sản phẩm quân sự đáng nể nhất của Samsung Techwin phải là siêu pháo tự hành K9 Thunder. Đây được coi là một trong những pháo tự hành tiên tiến nhất thế giới hiện nay với nhiều công nghệ tối tân ngang ngửa các loại pháo của châu Âu. Thậm chí, K9 Thunder được xem là hiện đại hơn cả pháo M109 chủ lực của Mỹ. Nguồn ảnh: Thai Military

K9 Thunder được trang bị khẩu pháo 155mm L52 cho tầm bắn với đạn HE lên tới 30km, 40km với đạn trợ lực tăng tầm. Tốc độ bắn của nó đạt đến 6 phát/phút, có thể bắn nhanh 3 viên chỉ trong 15 giây cùng vào một mục tiêu với độ chính xác kinh ngạc. Khẩu pháo cũng có khả năng cơ động cao cực kỳ với tốc độ tối đa 66km/h. Nguồn ảnh: ModDB

Đi kèm với K9, Samsung còn phát triển hệ thống xe tiếp đạn K10 ARV - được xem là xe tiếp đạn tự động đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Prime Portal

K10 có thể mang tới 104 viên đạn 105mm và cho tốc độ truyền tải đạn vào K9 đến 12 viên/phút trong mọi điều kiện tác chiến. Nguồn ảnh: Prime Portal

Ngoài ra, Samsung sau đó còn phát triển cả xe chỉ huy pháo binh cơ động K77 FDCV nhằm bổ trợ tăng cường cho K9 Thunder trong tác chiến. Nguồn ảnh: atwiki

Bên cạnh chương trình sản xuất các khí tài quân sự, Samsung còn từng tham gia các chương trình bảo dưỡng hệ thống vũ khí trong Quân đội Hàn Quốc như xe bọc thép lội nước KAAV. Nguồn ảnh: Snafu

Một cái tên khác cũng cực kỳ nổi danh trên thế giới, đó là Daewoo. Daewoo là tập đoàn thâu tóm gần như 100% các hợp đồng cung cấp vũ khí bộ binh cho Quân đội Hàn Quốc. Sau này, mảng quân sự quốc phòng của Daewoo đã được đổi tên thành S&T Motiv

Cái tên cần được nhắc đến đầu tiên chính là dòng súng trường tấn công K1 và K2 vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Hàn Quốc hiện đại, cả hai mẫu súng này đều do Daewoo phát triển trong đầu những năm 1980 theo tiêu chuẩn của NATO và sử dụng cỡ đạn 5.56×45mm. Nguồn ảnh: Military Factory.

Bên cạnh các phiên bản cũ hiện tại Quân đội Hàn Quốc vẫn đang tiếp túc hiện đại hóa cả K1 và K2 thành các dòng súng trường tấn công tương lai như K2A và K2C1. Nguồn ảnh: Military Factory.

Được ra đời từ năm 1993, khẩu K4 do Daewoo sản xuất là một trong những khẩu súng phóng lựu tự động của quân đội nước này. K4 không những được quân đội Hàn Quốc sử dụng mà nó còn được xuất khẩu sang Lybia và Mexico. Nguồn ảnh: Wiki.

Khẩu súng máy cỡ 12,7 mm hay còn gọi là khẩu .50 BMG của Mỹ cũng được Daewoo sản xúat và trang bị cho các lực lượng quân đội Hàn Quốc. Đây là khẩu súng máy uy lực cực kỳ đa dụng được phía Mỹ sử dụng suốt từ khi nó ra đời vào năm 1921 tới nay. Nguồn ảnh: Tactic.

Súng máy đa chức năng K12 của Tập đoàn Daewoo Hàn Quốc sản xuất sử dụng cỡ nòng 7,62mm có khả năng bắn với tốc độ 950 viên mỗi phút. Điểm đặc biệt của khẩu súng này là nó sử dụng cỡ đạn chuẩn NATO là 7,62x51mm nên không uy lực bằng với các kiểu súng máy đa chức năng của Nga sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm (ví dụ như khẩu PKM). Nguồn ảnh: Wiki.

Mặc dù vậy, với trọng lượng 12 kg, khẩu K12 hoàn toàn phù hợp để tác chiến với cấp tiểu đội, cung cấp hỏa lực mạnh, dày đặc giúp bộ binh Hàn Quốc áp đảo đối phương. Nguồn ảnh: Tactical.

Trần Trân (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/loat-vu-khi-dang-gom-cua-ong-lon-samsung-daewoo-han-quoc-1856192.html