Lễ hội Đào Nương: 'Nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống'

Ngày 21/2 (2/2 Âm lịch), người dân thôn Đào Đặng, Trung Nghĩa, Hưng Yên lại tổ chức lễ hội Đào Nương. Đây không chỉ là dịp để người dân địa phương bày tỏ lòng tự hào, tự tôn về truyền thống của quê hương mà còn là dịp để giữ gìn bản sắc văn hóa cũng như gắn kết cộng đồng dân cư.

 Vào đầu tháng 2 Âm lịch hàng năm, người dân thôn Đào Đặng lại tưng bừng tổ chức Hội làng Đào Đặng - Lễ hội Đào Nương nhằm tưởng nhớ bà Đào Thị Huệ, người đã có công trong việc tổ chức nghĩa binh chống giặc nhà Minh vào đầu thế kỷ XV... Lễ hội gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội.

Vào đầu tháng 2 Âm lịch hàng năm, người dân thôn Đào Đặng lại tưng bừng tổ chức Hội làng Đào Đặng - Lễ hội Đào Nương nhằm tưởng nhớ bà Đào Thị Huệ, người đã có công trong việc tổ chức nghĩa binh chống giặc nhà Minh vào đầu thế kỷ XV... Lễ hội gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội.

 Theo ghi chép của đền Mẫu Đào Nương: Đào Nương (tên thật là Đào Thị Huệ) là một cô gái xinh đẹp, hát hay, múa khéo, nổi tiếng khắp tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay là thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên). Vào đầu thế kỷ XV, nhà Minh mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” đem quân sang xâm lược nước ta, chúng đóng đồn trại ở tận các thôn xóm, vơ vét của cải, giết hại dân thường. Đàn ông bị bắt làm phu dịch, đàn bà thì bị bắt làm nô tì.

Theo ghi chép của đền Mẫu Đào Nương: Đào Nương (tên thật là Đào Thị Huệ) là một cô gái xinh đẹp, hát hay, múa khéo, nổi tiếng khắp tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay là thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên). Vào đầu thế kỷ XV, nhà Minh mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” đem quân sang xâm lược nước ta, chúng đóng đồn trại ở tận các thôn xóm, vơ vét của cải, giết hại dân thường. Đàn ông bị bắt làm phu dịch, đàn bà thì bị bắt làm nô tì.

 Khi giặc Minh kéo đến làng Đào Đặng, chúng bắt nàng Đào Nương phải múa hát, hầu hạ. Khi rượu tiệc no say, chúng lại lăn ra ngủ. Hồi bấy giờ, vùng đất Hưng Yên còn là vùng sình lầy, lau sậy um tùm, ruồi muỗi nhiều vô kể. Sau khi bà Đào Nương mất, dân làng tưởng nhớ công lao của bà đã lập đền thờ có tên là đền Mẫu Đào Nương. Đền Mẫu Đào Nương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988 và trở thành niềm tự hào của người dân trong làng.

Khi giặc Minh kéo đến làng Đào Đặng, chúng bắt nàng Đào Nương phải múa hát, hầu hạ. Khi rượu tiệc no say, chúng lại lăn ra ngủ. Hồi bấy giờ, vùng đất Hưng Yên còn là vùng sình lầy, lau sậy um tùm, ruồi muỗi nhiều vô kể. Sau khi bà Đào Nương mất, dân làng tưởng nhớ công lao của bà đã lập đền thờ có tên là đền Mẫu Đào Nương. Đền Mẫu Đào Nương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988 và trở thành niềm tự hào của người dân trong làng.

 Tại phần lễ bao gồm: Đại lễ, tế nội tán, ngoại tán diễn ra trong không khí trang nghiêm và long trọng. Điểm thu hút sự chú ý nhất trong phần nghi lễ là đoàn rước kiệu từ đền Mẫu Đào Nương đến đình làng, chỉ có phái nữ tham gia rước kiệu.

Tại phần lễ bao gồm: Đại lễ, tế nội tán, ngoại tán diễn ra trong không khí trang nghiêm và long trọng. Điểm thu hút sự chú ý nhất trong phần nghi lễ là đoàn rước kiệu từ đền Mẫu Đào Nương đến đình làng, chỉ có phái nữ tham gia rước kiệu.

 Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến xem.

Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến xem.

 Khi kiệu bà Đào Nương được rước tới đình làng, với lòng thành kính của con cháu hướng về tổ tiên, các nghi thức lễ dâng hương chính thức diễn ra. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như cờ tướng, kéo co, bóng bàn, thi gói bánh tẻ…

Khi kiệu bà Đào Nương được rước tới đình làng, với lòng thành kính của con cháu hướng về tổ tiên, các nghi thức lễ dâng hương chính thức diễn ra. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như cờ tướng, kéo co, bóng bàn, thi gói bánh tẻ…

 Theo người dân nơi đây cho biết, vì bà Đào Thị Huệ được suy tôn là một trong những tổ nghề hát ả đào của nước ta nên trong những ngày hội làng không thể thiếu những tiếng trống và làn điệu ca trù (hát ả đào) truyền thống làm say đắm lòng người.

Theo người dân nơi đây cho biết, vì bà Đào Thị Huệ được suy tôn là một trong những tổ nghề hát ả đào của nước ta nên trong những ngày hội làng không thể thiếu những tiếng trống và làn điệu ca trù (hát ả đào) truyền thống làm say đắm lòng người.

 Phần hát ả đào tại lễ hội Đào Nương diễn ra trong sáng nay 21/2.

Phần hát ả đào tại lễ hội Đào Nương diễn ra trong sáng nay 21/2.

 Hoạt động múa đầu lân không thể thiếu trong lễ hội Đào Nương tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên).

Hoạt động múa đầu lân không thể thiếu trong lễ hội Đào Nương tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên).

 Du khách livetream khi đến tham dự lễ hội Đào Nương tại TP Hưng Yên.

Du khách livetream khi đến tham dự lễ hội Đào Nương tại TP Hưng Yên.

 Với những hoạt động phong phú cả trong phần lễ và phần hội tại Lễ hội Đào Nương, du khách thập phương tới dự, tham quan sẽ dễ dàng cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây trong mỗi dịp đầu xuân mới.

Với những hoạt động phong phú cả trong phần lễ và phần hội tại Lễ hội Đào Nương, du khách thập phương tới dự, tham quan sẽ dễ dàng cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây trong mỗi dịp đầu xuân mới.

 Đồng thời cũng là dịp để người dân Hưng Yên tỏ lòng thành kính, tri ân với tổ tiên và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Theo lịch, lễ hội Đào Nương sẽ kéo dài từ ngày 2 đến 4 tháng 2 âm lịch.

Đồng thời cũng là dịp để người dân Hưng Yên tỏ lòng thành kính, tri ân với tổ tiên và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Theo lịch, lễ hội Đào Nương sẽ kéo dài từ ngày 2 đến 4 tháng 2 âm lịch.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/le-hoi-dao-nuong-noi-luu-giu-nhieu-net-van-hoa-truyen-thong-post236195.html