Làm xong cao tốc, Tiền Giang hết kẹt nhưng Đồng Tháp lại tắc

Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp cho rằng từ ngày có cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thì tỉnh Đồng Tháp bị kẹt xe nhiều hơn.

Mới đây, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, cho biết từ ngày 30-4, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã chính thức đi vào hoạt động. Tuyến cao tốc này đã giúp người dân đi lại thuận lợi hơn, giảm chi phí logistics, giảm kẹt xe… trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Cư Trinh, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, cho biết sau khi cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận hoàn thành thì Đồng Tháp lại bị kẹt xe ở Quốc lộ 30. Theo đó, có thể thấy đây là nhu cầu rất lớn về giao thông của tỉnh Đồng Tháp.

Có thể nói, đến nay tỉnh Đồng Tháp chưa có tuyến cao tốc nào và Đồng Tháp cũng rất háo hức chờ có cao tốc.

Sau khi cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận hoàn thành thì Đồng Tháp lại bị kẹt xe ở Quốc lộ 30. Ảnh: ĐÔNG HÀ.

“Tới đây, Bộ GTVT sẽ giao cho các địa phương làm cơ quan chủ quản các dự án. Theo đó, chúng tôi phải chủ động, đòi hỏi các cơ quan ban ngành phải tích cực nghiên cứu và chủ động thực hiện hơn” - ông Trinh chia sẻ.

Ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, cho biết hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông luôn đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời đây cũng là chỉ số quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong đó, đường bộ cao tốc là công trình kỹ thuật cao nhất trong hệ thống đường bộ, với quy mô hiện đại, năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn.

Hệ thống đường cao tốc đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, vận tải hàng hóa, hành khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Bên cạnh đó, cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các vùng, tạo liên kết giữa các trung tâm kinh tế - chính trị, các địa phương, cảng biển quốc tế…

Ở các nước trên thế giới, việc đầu tư phát triển đường bộ cao tốc là tất yếu khách quan, tạo động lực, sức lan tỏa để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đường bộ cao tốc gắn chặt với tiến trình công nghiệp hóa của nhiều nước trên thế giới.

Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó xác định một trong ba đột phá chiến lược. Trong đó có xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị, với mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.

Để góp phần cụ thể hóa mục tiêu trên, tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành đưa vào khai thác 51 km đường ca tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Trong thời gian tới sẽ tích cực phối hợp với Bộ GTVT và tỉnh Đồng Tháp đầu tư đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh, sẽ phối hợp với Bộ GTVT và các tỉnh duyên hải phía Đông đầu tư tuyến cao tốc TP.HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng nhằm hoàn thiện hệ thống đường cao tốc của cả khu vực vùng ĐBSCL.

Để hiện thực hóa ước mơ, đáp ứng nhu cầu của người dân, tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư để xây dựng công trình đường cao tốc TP.HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng.

Đồng thời, kiến nghị công bố Quy hoạch tuyến cao tốc này để các địa phương quản lý để khi triển khai thuận lợi cho công tác GPMB, một trong nhiệm vụ quyết định đầu tư thành công dự án.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Cư Trinh, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, cho biết sau khi cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận hoàn thành thì Đồng Tháp lại bị kẹt xe ở Quốc lộ 30. Theo đó, có thể thấy đây là nhu cầu rất lớn về giao thông của tỉnh Đồng Tháp.

Có thể nói, đến nay tỉnh Đồng Tháp chưa có tuyến cao tốc nào và Đồng Tháp cũng rất háo hức chờ có cao tốc.

“Tới đây, Bộ GTVT sẽ giao cho các địa phương làm cơ quan chủ quản các dự án. Theo đó, chúng tôi phải chủ động, đòi hỏi các cơ quan ban ngành phải tích cực nghiên cứu và chủ động thực hiện hơn” - ông Trinh chia sẻ.

ĐÀO TRANG

Nguồn PLO: https://plo.vn/lam-xong-cao-toc-tien-giang-het-ket-nhung-dong-thap-lai-tac-post683843.html