Kpop ngày càng khiến người hâm mộ thất vọng

Sau thành công từ những nhóm nhạc như BTS, BlackPink, các công ty giải trí xứ kim chi liên tục tạo ra những idol kế cận. Tuy nhiên, một vấn đề khá nghiêm trọng đã xảy ra khi 'thần tượng' xuất hiện càng nhiều thì chất lượng chuyên môn của các nghệ sĩ ngày càng đi xuống, khiến một bộ phận người hâm mộ thất vọng.

Những thách thức của Kpop hiện nay

Thời gian gần đây, xuất hiện ồn ào tranh chấp giữa Giám đốc điều hành Ador Min Hee Jin và công ty chủ quản của BTS - HYBE. Xung đột giữa hai công ty bắt đầu khi Min Hee Jin tố ILLIT, nhóm nhạc trực thuộc công ty con của HYBE sao chép ý tưởng từ NewJeans (do ADOR Min Hee Jin quản lý, đồng thời cũng là công ty trực thuộc HYBE).

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều ồn ào tranh chấp giữa Giám đốc điều hành Ador Min Hee Jin và công ty chủ quản của BTS - HYBE.

Người sáng lập New Jeans bức xúc cho rằng nhóm ILLIT đang sao chép tất cả mọi thứ từ đàn chị, từ vũ đạo, phong cách trình diễn và trang phục. Min Hee Jin cho biết công thức sản xuất idol đang dần trở nên rập khuôn, dẫn dến sự canh tranh không đáng phải có trong cùng một công ty.

Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều video so sánh giữa ILLIT và Newjeans xuất hiện dày đặc. Người hâm mộ cũng chỉ ra sự tương đồng về vũ đạo trong MV mới “Magnetic” của ILLIT và Ditto của NewJeans. Hình ảnh của Magnetic cũng có nhiều điểm giống với concept của New Jeans.

Dù HYBE đã lên tiếng phủ nhận, nhưng những cáo buộc về việc sao chép ý tưởng ngày càng tăng cao.

Dù HYBE đã lên tiếng phủ nhận, nhưng những cáo buộc về việc sao chép ý tưởng ngày càng tăng cao. Nhiều chuyên gia trong ngành còn lo ngại điều này sẽ tạo nên khủng hoảng lớn trong ngành.

Không chỉ đối mặt với nạn sao chép, chất lượng của những thần tượng Kpop cũng đáng báo động. Vấn đề đang ngày càng trở thành tâm điểm thảo luận của công chúng, có lẽ là chất lượng các buổi biểu diễn trực tiếp.

Mới đây nhất, màn trình diễn của LE SSERAFIM tại lễ hội âm nhạc Coachella vào ngày 13/4 đã khiến người hâm mộ bất ngờ trước khả năng hát live tệ hại. Tiếp theo đó, hàng loạt nhóm nhạc thần tượng trẻ tuổi bị đưa vào tầm ngắm khi không thể hoàn thành ca khúc của chính mình.

Thay vì tập trung trau dồi kĩ năng cho các nghệ sĩ, các công ty Kpop hiện tại dường như chỉ muốn lợi dụng tối đa người hâm mộ để kiếm tiền khi bán album, photocard hay cơ hội gặp thần tượng.

Hướng đi tốt nhất cho Kpop

Kpop là một môi trường vô cùng khắc nghiệt. Đã đến lúc các nhóm nhạc thần tượng mới hiện nay cần quay lại cách đào tạo như các tiền bối Gen 2, Gen 3 và cần có sự bứt phá tạo nên kỷ nguyên mới. Dù sẽ có nhiều sự cạnh tranh lớn và vất vả, nhưng họ sẽ được nâng cao ở tất cả các kỹ năng.

Đã đến lúc các nhóm nhạc thần tượng mới hiện nay cần quay lại cách đào tạo như các tiền bối Gen 2, Gen 3 và cần có sự bứt phá tạo nên kỷ nguyên mới.

Những idol cần có màu sắc riêng của mình. Các công ty chủ quản không nên nhìn nhận cái lợi trước mắt mà lấy ý tưởng hay concept đã thành công trước đó của một nhóm nhạc khác để áp dụng. Thành công có thể đến nhưng sẽ không được lâu bền, đồng thời nhận về nhiều cái nhìn tiêu cực từ công chúng.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/kpop-ngay-cang-khien-nguoi-ham-mo-that-vong-236093.htm