Kiến nghị vẫn giữ nguyên tuổi hưu cho Giáo sư, Phó Giáo sư

NĐ50/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ tháng 8.2022. Thế nhưng có một thực tế là khi triển khai Nghị định này thì nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư lại phải nghỉ hưu sớm hơn so với trước đây, 65 tuổi thay vì 70, nếu tính theo quy định về việc kéo dài thời gian làm việc được thực hiện theo từng năm theo NĐ141/2013/NĐ-CP.

Giáo sư Tiến sĩ Võ Văn Sen, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM. Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa vị Giáo sư này sẽ phải về hưu ở tuổi 65 - theo nghị định 50 của Chính phủ, thay vì 70 tuổi như NĐ141 trước đó.

Có hơn 40 năm gắn bó công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo ở lĩnh vực KHTN, Giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Hiếu thì cho rằng, việc triển khai NĐ50 có phần đột ngột vì đa số GS, PGS còn nhiều công trình, dự án nghiên cứu còn dang dở…

Trong số 30 vị GS, PGS của ĐHQG-HCM phải về hưu sớm thì Trường Đại học KHXH&NV có 10 người, gồm 03 Giáo sư và 7 PGS. Việc cùng lúc có nhiều vị học hàm GS, PGS phải về hưu đột ngột đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác NCKH, đào tạo của Nhà trường

Giải pháp được các đơn vị đưa ra, đó là tiếp tục ký hợp đồng giảng dạy với các Giáo sư, PGS này. Tuy nhiên, cách làm đó chỉ là tình thế, về lâu dài, cần những giải pháp căn cơ hơn. Thậm chí, cần xem lại tính phù hợp của Nghị định 50 khi triển khai tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập…

Đối với lĩnh vực Giáo dục, khi triển khai Nghị định 50 không chỉ đơn giản là giảm tuổi hưu, mà còn là ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, đào tạo của các cơ sở giáo dục Đại học, trong đó có ĐHQG TPHCM - đơn vị tiên phong trong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thực hiện : Hải Triều Nguyễn Trình

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/kien-nghi-van-giu-nguyen-tuoi-huu-cho-giao-su-pho-giao-su