Gian nan, vất vả như giáo viên bám bản

Đi bộ hàng chục cây số, chia sẻ cuộc sống thiếu thốn với người dân là những việc làm hết sức bình thường của những người giáo viên bám bản.

Ở tỉnh miền núi Tuyên Quang hiện có hơn 450 điểm trường ở bậc tiểu học và hơn 800 điểm trường bậc học mầm non.

Các điểm trường này ở những thôn, bản xa trung tâm, đường xá đi lại rất khó khăn.

Muốn đến được điểm trường Khuổi Củng, xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình) vào những ngày mưa phải đi bộ cả chục cây số.

Điểm trường này là nơi học tập của con em đồng bào dân tộc Mông hai thôn Khuổi Trang – Khuổi Củng. Cơ sở vật chất được đầu tư khá khang trang, nhưng đường xá và thông tin là nỗi ám ảnh đối với những giáo viên bám bản.

Nơi duy nhất “bắt” được sóng điện thoại ở điểm trường Khuổi Củng.

Muốn đến được điểm trường Trung Phìn, xã Sinh Long (huyện Na Hang) phải đi bộ xuyên rừng 3 giờ đồng hồ.

Mỗi thầy, cô giáo phải đảm đương 2 lớp học.

Những lớp học đặc biệt như thế này là chuyện phổ biến ở những địa phương vùng cao.

Ở bậc học mầm non, các điểm trường được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất.

Giáo viên bám bản ở bậc học này có phần đỡ vất vả hơn giáo viên tiểu học. Các điểm trường chưa có điện lưới được trang bị điện năng lượng mặt trời.

Các giáo viên vừa dạy tiếng phổ thông, vừa dạy theo chương trình học vừa chăm sóc trẻ.

Giáo viên bám bản đã trở thành người mẹ thứ 2 của các em

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Tuyên Quang đã sắp xếp, bố trí để giảm gần 300 điểm trường.

Những điểm trường còn lại nằm ở các thôn, bản quá khó khăn, không thể dồn, ghép.

Nguồn động viên ý nghĩa nhất đối với giáo viên bám bản là tình cảm và sự quý trọng của người dân vùng cao dành cho họ. Ở các thôn, bản, các giáo viên bám bản đã thực sự trở thành những người thân trong gia đình.

Nguồn VOV: http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/anh-gian-nan-vat-va-nhu-giao-vien-bam-ban-570654.vov